Động cơ sử dụng truyền thông xã hội thông qua các thao tác cụ thể

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 103)

Chương 2. Thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Kết quả nghiên cứu hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận lý thuyết U&G

2.2.4. Động cơ sử dụng truyền thông xã hội thông qua các thao tác cụ thể

Các hành vi này thường gắn kết với các chức năng chung của TTXH.

a) Động cơ sử dụng nút “like” của sinh viên

Nút “Like” là chức năng chứa đựng nhiều thông tin mà các loại hình TTXH xây dựng. Do đó, để tìm hiểu động cơ sử dụng chức năng này, chúng tôi tiến hành khảo sát sinh viên và kết quả được biểu diễn qua biểu đồ 2.5.

0 100 200 300 400 500 600

Tìm kiếm thông tin, tin

tức

Học tập nâng

cao tri thức Xây dựng và duy trì các mối quan hệ

Tương tác xã hội

Tham gia các nhóm, câu lạc

bộ

Giải trí Quảng cáo, kinh doanh

Xây dựng hình ảnh bản

thân

Facebook Zalo Twitter LinkedIn Youtube Instagram Flickr Snapchat

Đơn vị tính: số lượt chọn (N = 549)

Biểu đồ 2. 5.Mục đích sử dụng nút Like của sinh viên

Theo kết quả khảo sát, sinh viên sử dụng nút “like” nhiều nhất cho mục đích

“Duy trì mối quan hệ với người đăng” với 401 lượt chọn, kế đến là vì “Nội dung bài viết thú vị, hấp dẫn, bổ ích”, 389 lượt chọn. SV thích bài viết bởi “Người đăng là người thân, người quen” xếp ở vị trí thứ 3. Với kết quả phân tích như trên, chúng tôi nhận thấy rằng kết bạn, giao lưu là một trong những nhu cầu rất quan trọng đối với SV. Thích bài viết là một trong những phương thức để duy trì các mối quan hệ với người đăng. Tuy nhiên, trước khi SV nhấn nút “like”, họ đã đọc qua nội dung, đánh giá cảm quan về bài viết được đăng.

Bên cạnh đó, SV nhấn nút “like” bởi vì “Nhiều người thích bài viết” tương đối ít hơn các mục đích khác. Tuy nhiên, có trên 54% SV lựa chọn nội dung này. Đây là dấu hiệu cho thấy một bộ phận SV đang chịu ảnh hưởng tâm lý đám đông. Nếu SV chỉ thích theo xu hướng mà không nhìn nhận vấn đề chuẩn xác, họ có nguy cơ sử dụng TTXH sai mục đích, thậm chí chịu ảnh hưởng tiêu cực từ việc sử dụng TTXH.

Do đó, SV cần phải tỉnh táo trước những dư luận, những thông tin trên TTXH để tránh những hệ lụy không đáng có.

Một số SV nhấn nút like nửa mục đích khác, có đến 57 SV lựa chọn. Cụ thể họ sử dụng nút like để cho người khác thấy họ có quan tâm đến bài viết.

389 336 401 297 291 329 57

N ộ i d u n g b à i v i ế t t h ú v ị , h ấ p

d ẫ n , b ổ í c h

N g ư ờ i đ ă n g b à i l à n g ư ờ i t h â n , n g ư ờ i q u e n

D u y t r ì m ố i q u a n

h ệ v ớ i n g ư ờ i đ ă n g

N h i ề u n g ư ờ i t h í c h b à i

v i ế t

C h o n g ư ờ i k h á c t h ấ y

m ì n h c ó k i ế n t h ứ c v ề b à i v i ế t

Đ ể l ư u l ạ i c á c t r a n g y ê u t h í c h

K h á c

b) Động cơ nhấn nút “share” của sinh viên

Đơn vị tính: Số lượt chọn (N = 549)

Biểu đồ 2. 6.Mục đích sử dụng nút "share" của sinh viên

SV sử dụng nút “share” nhiều nhất với mục đích “Thông tin bài viết thú vị, hài hước, bổ ích” (431 lượt chọn). Cho thấy rằng SV đã có chú ý đến nội dung bài viết trước khi thực hiện hành vi “share”.

Học tập là hoạt động chủ đạo, do đó, mục đích “share” những bài viết, video

… có nội dung liên quan đến bài học, nhu cầu học tập cũng được SV chú trọng. Mục đích này xếp thứ 2 với 368 lượt chọn. Mặc dù, mục đích chính của chức năng “share”

không nhằm để xây dựng, kết nối các mối quan hệ. Tuy nhiên, khá nhiều SV vẫn lựa chọn chức năng này cho mục đích trên.

Hơn nữa, vai trò và trách nhiệm xã hội của SV cũng được thể hiện rõ ràng. Với kết quả cho thấy, có khoảng 49% SV thực hiện hành vi “share” nhằm múc đích“Giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn”. Điều đó cho thấy rằng, một bộ phận SV đã đã thể hiện trách nhiệm của mình với cộng đồng, xã hội. Tuy nhiên, con số này vẫn còn khá khiêm tốn.

Một bộ phận SV thực hiện hành vi share nhằm mục đích chia sẻ quan điểm cá nhân của mình với những bài viết trên mạng (78 lượt chọn, khoảng 15%). Do đó, cho thấy SV ngày càng chủ động hơn trong khi sử dụng TTXH.

396 339 368 235 271 169 78

T h ô n g t i n b à i v i ế t t h ú v ị , h à i h ư ớ c

b ổ í c h

K ế t n ố i b ạ n b è v à c á c m ố i q u a n h ệ

H ọ c t ậ p , n â n g c a o t r i

t h ứ c

B ả o v ệ n g ư ờ i k h á c

G i ú p đ ỡ c á c h o à n c ả n h

k h ó k h ă n

Đ ể m ọ i n g ư ờ i b i ế t

đ ế n m ì n h

K h á c

c) Động cơ sử dụng “comment” của sinh viên

Đơn vị tính: Số lượt chọn (N=549)

Biểu đồ 2. 7. Mục đích sử dụng "comment" của SV

Biểu đồ, SV sử dụng “comment” nhiều nhất cho mục đích “Kết nối bạn bè và các mối quan hệ” với 436 lượt chọn (tỉ lệ 80%). Một lần nữa minh chứng cho nhu cầu giao lưu, kết bạn của SV ở mức rất cao. Ngoài việc kết bạn, giao lưu, họ thường có xu hướng gửi những lời chúc mừng, chia buồn đến bạn bè, người thân (309 lượt chọn). Với những lựa chọn này cho thấy rằng SV biết quan tâm và chăm chút hơn cho các mối quan hệ bạn bè, người thân và xã hội. Điều này khá phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của họ.

Bên cạnh đó, sử dụng “comment” vào mục đích “Thể hiện quan điểm cá nhân”

xếp ở vị trí thứ 2, với 398 lượt chọn (72%). Điều này minh chứng rằng, SV không chỉ chủ động trong việc lựa chọn loại hình TTXH để sử dụng mà họ còn chủ động đánh giá nội dung các bài viết trên TTXH. SV sử dụng chức năng “comment” của TTXH để đưa ra những quan điểm, nhận định về nội dung bài viết. Thế nhưng, nếu không có cơ sở đánh giá, nhận định thông tin rõ ràng, họ sẽ dễ dàng đánh giá chúng với sự chủ quan, thậm chí dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của họ.

Do đó, để tránh trường hợp này, SV cần phải hình thành kỹ năng nhận định, phân tích và giải quyết vấn đề.

382 398 436 397 309 282

C h i a s ẻ k i ế n t h ứ c v ớ i n g ư ờ i

k h á c

T h ể h i ệ n q u a n đ i ể m

c á n h â n

K ế t n ố i b ạ n b è v à c á c mố i q u a n

h ệ

Đ ồ n g c ả m v ớ i h o à n c ả n h c ầ n g i ú p đ ỡ

G ử i l ờ i c h ú c mừ n g ,

c h i a b u ồ n đ ế n b ạ n b è ,

n g ư ờ i t h â n

K h á c

Không những vậy, SV sử dụng “comment” để thể hiện sự “Đồng cảm với những hoàn cảnh cần giúp đỡ”, 397 lượt chọn. Tỉ lệ này đạt ở mức khá cao (72%).

Qua đó cho thấy, SV không chỉ biết sống cho bản thân mà họ còn thể hiện sự quan tâm đến đời sống xã hội.

Ngoài những mục đích trên, SV còn sử dụng chức năng “comment” nhằm để tìm hiểu thông tin sản phẩm, tag tên các bạn vào thông báo của nhà trường… Tuy nhiên, trong đó đa số là tìm hiểu thông tin sản phẩm họ quan tâm.

d) Hành vi “post” của sinh viên

Để nghiên cứu hành “post” của SV trên TTXH chúng tôi xây dựng các hoạt động cụ thể dựa trên nhu cầu của SV. Những nội dung khảo sát là những hoạt động mà SV thường đăng tải trên TTXH. Chúng tôi tiến hành khảo sát và kết quả được biểu diễn trong bảng 2.20.

Bảng 2.20. Điểm trung bình và độ lệch chuẩn về các nội dung thường được SV

"post" trên TTXH

Nội dung ĐTB ĐLC Hạng

Những nội dung liên quan đến học tập 2,74 0,599 10

Nội dung trong đời sống hằng ngày 3,29 0,738 2

Nội dung về hoạt động chính trị, văn hóa 2,74 0,669 10

Hình ảnh cá nhân 3,54 0,953 1

Các status với trạng thái cảm xúc 3,14 0,879 4

Video cá nhân được quay lại hoặc tự tạo ra 3,09 1,128 5

Những bộ phim, video yêu thích 2,85 1,151 8

Thông tin về game 2,77 0,681 9

Nội dung liên quan đến Câu lạc bộ, Fanclub 2,63 0,760 12 Bài viết kêu gọi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn 3,09 0,978 5 Tấm gương đạo đức, người tốt việc tốt 3,22 0,994 3 Thông tin về sản phẩm đang kinh doanh 3,01 1,000 7

ĐTB chung 2,78

[nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]

Kết quả cho thấy SV thường xuyên “post” các hình ảnh cá nhân trên TTXH, nội dung này được xếp hạng 1 với ĐTB = 3,51. Xếp thứ hai là các nội dung trong đời sống hằng ngày (ĐTB = 3,29). “Nội dung liên quan đến Câu lạc bộ, Fanclub” ít được

SV post trên TTXH. Điều đáng chú ý là những nội dung liên quan đến học tập, văn hóa và các hoạt động chính trị xã hội SV cũng chỉ thỉnh thoảng “post” trên TTXH.

Tuy nhiên, bài viết kêu gọi giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn được SV chú ý quan tâm (ĐTB = 3,09). Điều đó chứng minh rằng SV không chỉ sống cho bản thân mà còn vì cộng đồng.

Với ĐTB tổng thể chỉ có 2,78 cho thấy hầu hết SV vẫn thuộc nhóm người tiêu thụ nội dung. Kết quả này phù hợp với nhận định của nhóm tác giả Howard và Park (2012). Họ nhận định rằng “rất ít người dùng đóng vai trò sản xuất nội dung, thông tin”.

Tóm lại, mỗi chức năng riêng biệt sẽ có những động cơ, múc đích sử dụng khác nhau để làm thỏa mãn nhu cầu của SV. Nhưng nhìn chung, nhu cầu tương tác, giao lưu xã hội, tìm kiếm thông tin và học tập luôn được SV quan tâm.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 98 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)