Nhu cầu sử dụng truyền thông xã hội của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 98)

Chương 2. Thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Kết quả nghiên cứu hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận lý thuyết U&G

2.2.3. Nhu cầu sử dụng truyền thông xã hội của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

a) Nhu cầu sử dụng TTXH của sinh viên

Các nghiên cứu về nhu cầu sử dụng TTXH của sinh viên rất đa dạng, phong phú. Dưới tiếp cận của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát nhu cầu sử dụng TTXH của sinh viên và kết quả thu được như biểu đồ 2.3.

Đơn vị tính: số lượt chọn (N = 549)

Biểu đồ 2. 3. Mục đích sử dụng TTXH của sinh viên

TTXH là phương tiện không thể thiếu trong đời sống xã hội của sinh viên. Họ sử dụng TTXH cho nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, sinh viên sử dụng TTXH cho mục đích “Tương tác xã hội” là nhiều nhất (537 lượt chọn), kế tiếp là “Học tập, nâng cao tri thức” (531 lượt chọn). Mục đích giải trí được xếp ở vị trí thứ 3 (518 lượt chọn) và sinh viên sử dụng TTXH cho mục đích “Xây dựng và duy trì các mối quan hệ” ít hơn nên được xếp ở vị trí thứ 4. Hiện nay, SV ngày càng năng động và muốn xây dựng cuộc sống thoải mái, tự do nhưng học tập vẫn là nhiệm vụ chính yếu mà họ phải thực hiện. Do đó, chỉ một bộ phận SV sử dụng TTXH cho “Quảng cáo, kinh doanh” (304 lượt chọn) và “Xây dựng hình ảnh bản thân” (201 lượt chọn).

502 531

505 537

382

518

304

201

0 100 200 300 400 500 600

Tìm kiếm thông tin,

tin tức

Học tập, nâng cao tri thức

Xây dựng và duy trì các mối quan hệ

Tương tác xã hội

Tham gia các nhóm, câu lạc bộ

Giải trí (nghe nhạc, chơi game, xem

video)

Quảng cáo, kinh

doanh

Xây dựng hình ảnh bản thân

Xét ở góc độ đặc điểm tâm lý lứa tuổi, bên cạnh nhiệm vụ học tập, nâng cao tri thức và rèn luyện tay nghề, phát triển, duy trì các mối quan hệ xã hội cũng là hoạt động chủ đạo của sinh viên. Sự phát triển và duy trì tình bạn trong độ tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành bản sắc, tạo dựng cuộc sống hạnh phúc với các mối quan hệ trong gia đình và xã hội (Montgomery, 2005). Do đó, sinh viên sử dụng TTXH như công cụ để trò chuyện, giao tiếp là điều dễ hiểu.

Xét ở góc độ chức năng, TTXH được áp dụng nhiều trong giáo dục. Chúng không chỉ được dùng cho mục đích dạy học trực tuyến mà còn được sử dụng để trao đổi thông tin bài học khi họ không có điều kiện gặp mặt trực tiếp (Trần Hữu Luyến et al., 2015). Vì vậy, TTXH trở thành kênh học tập, tìm kiếm thông tin hữu hiệu của SV. Mặt khác, chức năng giải trí của TTXH cũng được công chúng đón nhận và đánh giá cao. Chỉ cần một chiếc điện thoại di động, máy tính xách tay… kết nối Internet, SV dễ dàng truy cập TTXH để xem phim, đọc truyện, nghe nhạc, chơi game.

Kết quả khảo sát về nhu cầu sử dụng TTXH của sinh viên mà chúng tôi đã trình bày nằm trong xu hướng chung về nhu cầu sử dụng TTXH của giới trẻ của một số tác giả trong và ngoài nước.

b) Nhu cầu sử dụng TTXH xét theo giới tính và khối ngành

Khi xem xét nhu cầu sử dụng TTXH trong mối liên hệ với giới tính, khối ngành, chúng tôi thực hiện kiểm nghiệm phù hợp và kết quả được trình bày ở bảng 2.18.

Bảng 2.18. Bảng tổng hợp mục đích sử dụng TTXH của sinh viên

Đơn vị tính: tỉ lệ %

Mục đích sử dụng

Giới tính Pearson Chi - Square

Khối ngành Pearson Chi - Square

Nữ Nam XH,

DL

CN, KT Tìm kiếm thông tin, tin

tức 96,5 87,8 x=12,88

p=0,000 90,2 93,1 x=1,484 p=0,223 Học tập, nâng cao tri

thức 96,1 97,2 x=0,526

p=0,468 96,2 97,4 x=0,632 p=0,427 Xây dựng và duy trì các

mối quan hệ 90,4 93,1 x=1,351

p=0,245 93,0 90,6 x=1,119 p=0,290 Tương tác xã hội 98,3 97,5 x=0,354

p=0,552 98,4 97,0 x=1,268 p=0,260

Mục đích sử dụng Giới tính Pearson Chi - Square

Khối ngành Pearson Chi - Square

Nữ Nam XH,

DL

CN, KT Tham gia các nhóm,

câu lạc bộ 81,2 61,2 x=25,15

p=0,000 74,1 63,5 x=7,028 x=0,008 Giải trí (nghe nhạc,

chơi game, xem video) 93,0 95,3 x=1,325

p=0,250 91,8 97,9 x=9,311 x=0,002 Quảng cáo, kinh doanh 62,9 50,0 x=8,964

p=0,003 65,8 41,2 x=32,90 x=0,000 Xây dựng hình ảnh bản

thân 39,7 34,4 x=1,654

p=0,198 37,7 35,2 x=0,351 x=0,553 [nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]

Xét mối tương quan giữa giới tính và mục đích sử dụng, nữ giới sử dụng TTXH để “Tìm kiếm thông tin, tin tức” trên TTXH nhiều hơn nam giới hay nói cách khác giữa giới tính và mục đích Tìm kiếm thông tin, tin tức có mối quan hệ với nhau, mức độ tương quan chỉ dưới trung bình (Cramer’s V = 15,3%). Tương tự, nam giới ít sử dụng TTXH cho việc “Tham gia các nhóm, câu lạc bộ” hơn nữ giới, chỉ có 61,2%

sinh viên nam nhưng có đến 81,2% sinh viên nữ sử dụng TTXH cho mục đích trên, mức độ tương quan giữa nam và nữ trong việc sử dụng TTXH để Tham gia các nhóm, câu lạc bộ chỉ ở mức trung bình (Cramer’s V = 21,4%). Không những vậy, nữ giới có xu hướng buôn bán, tiếp thị sản phẩm nhiều hơn nam giới. Có đến 62,9% nữ giới sử dụng TTXH cho mục đích “Quảng cáo, kinh doanh”, trong khi đó chỉ có 50%

nam giới sử dụng cho mục đích này. Với kiểm nghiệm Chi-square, cho thấy có mối tương quan giữa giới tính và mục đích Quảng cáo, kinh doanh, mức tương quan khá thấp (Cramer’s V = 12,8%). Nhìn chung, nữ giới sử dụng TTXH cho 03 mục đích nêu trên nhiều hơn nam giới.

Xét trên khối ngành, 74,6% sinh viên thuộc khối ngành xã hội, du lịch sử dụng TTXH để “Tham gia các nhóm, câu lạc bộ”, trong khi đó chỉ có 63,4% sinh viên khối ngành công nghệ, kỹ thuật. Ngược lại, tỉ lệ sinh viên thuộc khối ngành xã hội, du lịch ít sử dụng TTXH để “Giải trí” hơn sinh viên thuộc khối ngành công nghệ, kỹ thuật. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy có mối tương quan giữa nhu cầu sử dụng TTXH với khối ngành mà sinh viên theo học ở hai mục đích trên. Tuy nhiên, mối tương quan này khá lỏng lẻo (Cramer’s V = 13%).

c) Các thao tác cụ thể của SV trên TTXH

Nhu cầu của SV sẽ được biểu diễn thông qua các hành vi cụ thể trên TTXH.

Do đó, chúng tôi thực hiện nghiên cứu những hoạt động cụ thể của họ trên các phương tiện TTXH. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2. 19.Bảng tổng hợp điểm trung bình, độ lệch chuẩn của những hành vi cụ thể của SV

Nhu cầu Hoạt động cụ thể ĐTB ĐLC Hạng ĐTB

chung

Tìm kiếm thông tin, tin tức

Tìm kiếm các thông tin các

cuộc thi trên mạng 3,17 0,843 18

3,43 Cập nhật thông tin thời sự,

chính trị, văn hóa, giáo dục 3,69 0,884 10

Học tập, nâng cao tri thức

Tìm kiếm thông tin liên

quan đến bài học 3,49 1,651 13

3,74 Trao đổi với giảng viên, bạn

bè về bài học 3,98 0,842 4

Xây dựng và duy trì mối quan hệ

Giao lưu kết bạn 3,87 0,941 8

3,93 Kết nối với người thân, bạn

bè 3,98 0,878 4

Tương tác xã hội

Gửi tin nhắn, chat, thiệp

mừng 4,11 0,850 1

3,80 Thích các bài viết, hình ảnh 4,09 0,675 2

Comment vào bài viết,

status, hình ảnh, video 4,07 0,798 3 Chia sẻ thông tin vị trí của

mình 2,98 1,047 21

Follow một trang/ kênh yêu

thích 3,75 0,979 9

Nhu cầu Hoạt động cụ thể ĐTB ĐLC Hạng ĐTB chung Tham gia nhóm,

CLB

Tham gia Câu lạc bộ học

thuật 3,47 1,088 15

3,41 Tham gia Fanclub 3,34 1,107 16

Giải trí

Xem hình ảnh, video, phim

hài 3,96 0,701 6

3,79

Nghe nhạc 3,93 1,039 7

Chơi game 3,49 1,257 13

Quảng cáo, kinh doanh

Quảng cáo sản phẩm 3,21 0,862 17

3,07 Tìm kiếm việc làm 2,93 0,903 22

Xây dựng hình ảnh bản thân

Giúp đỡ mọi người 3,15 0,899 19

3,31 Đăng tải và chia sẻ những

quan điểm cá nhân 3,05 0,750 20 Đăng tải những dòng trạng

thái cảm xúc 3,51 0,887 12

Chụp hình "tự sướng" và

đăng lên TTXH 3,53 0,620 11

[nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]

Xét trên từng loại hành vi cụ thể

SV thường xuyên sử dụng TTXH để tương tác xã hội, cụ thể: “Gửi tin nhắn, chat, thiệp mừng” xếp hạng 1 (ĐTB = 4,11), thứ 2 là “Thích các bài viết, hình ảnh”

(ĐTB = 4,09), xếp vị trí thứ ba là “SV thường comment vào bài viết, status, hình ảnh, video”. SV sử dụng TTXH để “Kết nối người thân, bạn bè” được xếp ở vị trí thứ 4.

Qua đó cho thấy, những hoạt động liên quan đến “Tương tác xã hộiXây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội” luôn được SV quan tâm và sử dụng. Hơn nữa, những hoạt nhằm mục đích giải trí được xếp hạng 6 và 7 lần lượt là “Xem hình ảnh, video, phim hài” (ĐTB = 3,96) và “Nghe nhạc” (ĐTB = 3,93). Cùng mục đích giải trí, nhưng SV ít chơi game trên TTXH (ĐTB = 3,49). Không những vậy, SV rất hiếm khi chia sẻ vị trí của bản thân trên các phương tiện TTXH (ĐTB = 2,98).

Mục tiêu của mạng xã hội LinkedIn là xây dựng cộng đồng việc làm. Tuy nhiên, mức độ thường xuyên sử dụng loại hình này khá thấp. Do đó, SV chỉ thỉnh thoảng sử dụng TTXH để tìm kiếm việc (ĐTB = 2,93).

Xét trên điểm trung bình chung

SV thường xuyên sử dụng TTXH nhằm để Xây dựng và duy trì mối quan hệ (ĐTB = 3,93), tiếp theo là tương tác xã hội (ĐTB= 3,80), kế đến là giải trí (ĐTB=3,79). Mức độ thường xuyên sử dụng TTXH nhằm mục đích “Quảng cáo, kinh doanh” (ĐTB = 3,07) và “Xây dựng hình ảnh bản thân” (ĐTB = 3,21) là thấp nhất.

Tóm lại, có sự bất tương xứng giữa nhu cầu tổng thể (Biểu đồ 2.3) và mức độ thường xuyên sử dụng với các hoạt động cụ thể (Bảng 2.19). Xét trên tổng thể, nhu cầu Xây dựng hình ảnh bản thân của SV rất thấp, được xếp cuối cùng. Tuy nhiên, SV thường xuyên tham gia các hoạt động cụ thể nhằm xây dựng hình ảnh bản thân.

Kết quả này chúng tôi cho rằng nhận thức của SV về hệ thống nhu cầu của bản thân chưa rõ ràng. Với mức độ nhận thức chưa rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hành vi sử dụng TTXH của SV.

d) Loại hình TTXH đáp ứng nhu cầu của SV

Không chỉ nghiên cứu các hành vi TTXH, chúng tôi còn nghiên cứu đến việc đáp ứng nhu cầu của các loại hình TTXH. Chúng tôi khảo sát SV sử dụng loại hình TTXH nào để phục vụ nhu cầu bản thân. Dựa vào 08 loại hình TTXH và hệ thống nhu cầu, chúng tôi khảo sát SV với dạng câu hỏi nhiều lựa chọn. Kết quả được biểu diễn qua biểu đồ 2.4.

Đơn vị tính: số lượt chọn (N = 549)

Biểu đồ 2. 4. Sơ đồ biểu diễn loại hình TTXH đáp ứng nhu cầu của SV Nhìn chung, Facebook là loại hình được SV sử dụng để đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau và là loại hình được SV sử dụng nhiều nhất. Kết quả này cho thấy, phần lớn SV đã khai thác được các chức năng của các loại hình TTXH để phục vụ nhu cầu cụ thể của bản thân. Cụ thể: Facebook là mạng xã hội có nhiều tính năng hữu ích, do đó, mạng xã hội này có thể phục vụ nhiều nhu cầu của SV; Youtube là kênh giải trí tổng hợp nên Youtube được sử dụng để phục vụ nhu cầu giải trí, học tập nâng cao tri thức hơn là tương tác xã hội.

Tóm lại, nhu cầu là hệ thống thúc đẩy hành vi của con người. Thông qua việc nhận thức các chức năng của TTXH, SV sẽ sử dụng chúng nhằm đáp ứng những nhu cầu cụ thể.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)