Chương 2. Thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.2. Kết quả nghiên cứu hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận lý thuyết U&G
2.2.2. Cách thức sử dụng truyền thông xã hội của sinh viên một số trường Đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày nay, TTXH rất được SV quan tâm, tham gia và sử dụng. Tùy vào nhu cầu mà việc lựa chọn và tham gia sử dụng TTXH của SV cũng khác nhau. Biểu hiện của hành vi sử dụng TTXH được thể hiện qua cách thức sử dụng như mức độ thường xuyên sử dụng, loại hình, thời gian, thời điểm, địa điểm và những nội dung đăng tải trên TTXH.
a) Mức độ thường xuyên sử dụng TTXH của sinh viên một số trường Đại học tại TPHCM
Nhằm tìm hiểu mức độ thường xuyên sử dụng TTXH của sinh viên một số trường Đại học tại TPHCM, chúng tôi đưa ra tiến hành khảo sát mức độ sử dụng 08 loại hình TTXH và được phân thành hai nhóm chính: nhóm mạng xã hội (Facebook, Zalo, Twitter, LinkedIn) và các trang chia sẻ nội dung (Youtube, Instagram, Flickr, Snapchat). Sau quá trình khảo sát và xử lý số liệu, kết quả thu được như sau:
Bảng 2. 9. Mức độ thường xuyên sử dụng TTXH của sinh viên một số trường ĐH tại TPHCM
Nhóm TTXH Loại hình TTXH Điểm TB
Độ lệch chuẩn
Thứ hạng Mạng xã hội
(ĐTB = 3,55)
Facebook 4,98 0,127 1
Zalo 4,34 0,744 3
Twitter 2,92 0,768 5
LinkedIn 1,98 0,797 7
Trang chia sẻ nội dung (ĐTB = 3,30)
Youtube 4,96 0,205 2
Instagram 4,26 0,749 4
Flickr 1,97 0,798 8
Snapchat 2,03 0,807 6
Tổng thể ĐTB = 3,43
(Thường xuyên)
[nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]
Bảng 2.9 cho thấy sinh viên thường xuyên sử dụng TTXH (3,41 ≤ ĐTB tổng thể = 3,43 ≤ 4,20). Hơn nữa, mức độ thường xuyên sử dụng có sự không đồng đều giữa các loại hình TTXH. Facebook (ĐTB = 4,98) và Youtube (ĐTB = 4,96) là hai loại hình TTXH mà sinh viên rất thường xuyên sử dụng. Hơn nữa, độ biến thiên trong việc sử dụng Facebook (ĐLC = 0,127) và Youtube (ĐLC = 0,205) là rất nhỏ. Tiếp theo, sinh viên chỉ thường xuyên sử dụng Zalo (ĐTB = 4,12) và Instagram (ĐTB = 4,11), mức độ này gần với tiệm cận trên của mức thường xuyên. Không giống như Facebook và Youtube, sinh viên sử dụng Zalo (ĐLC = 0,744) và Instagram (ĐLC = 0,749) có độ biến thiên khá lớn. Cuối cùng, Snapchat (ĐTB = 2,03), LinkedIn (ĐTB
= 1,98), Flickr (ĐTB = 1,97) là ba loại hình TTXH mà sinh viên hiếm khi sử dụng, mức độ sử dụng các loại hình này có sự phân tán khá lớn.
Xét trên 02 nhóm loại hình TTXH, mạng xã hội (ĐTBSNS = 3,55) là loại hình truyền thông được sinh viên sử dụng thường xuyên hơn các trang chia sẻ nội dung (ĐTBCSS = 3.30). Không những vậy, có sự chênh lệch giữa các loại hình trong từng nhóm. Cụ thể:
Trong nhóm mạng xã hội, Facebook là loại hình TTXH rất được sinh viên lựa chọn, quan tâm và sử dụng. Cụ thể: 97,6% tổng số sinh viên tham gia khảo sát rất
thường xuyên truy cập và sử dụng Facebook, không có sinh viên nào thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc không sử dụng Facebook. Mạng xã hội LinkedIn là loại hình ít được sinh viên sử dụng (ĐTB = 1,98); 31,1% sinh viên không bao giờ sử dụng loại mạng xã hội này, chỉ có 1,5% thường xuyên sử dụng và 0% rất thường xuyên sử dụng. Mức độ sử dụng Facebook nhiều hơn các mạng xã hội khác vì Facebook mang lại nhiều chức năng, tiện ích và khả năng tương tác cao.
Trong nhóm trang chia sẻ nội dung, Youtube được sinh viên sử dụng rất thường xuyên, số sinh viên rất thường xuyên sử dụng chiếm đến 96,4% và không có sinh viên nào sử dụng loại hình này từ mức thỉnh thoảng trở xuống. Ngược lại, Flickr là loại hình mà ít sinh viên sử dụng. Trong đó, 32,1% sinh viên không bao giờ sử dụng Flickr, chỉ có 1,4% sinh viên thường xuyên sử dụng loại hình này.
Kết quả trong nghiên cứu có sự tương đồng với một số tác giả đã nghiên cứu trước đó. Tác giả Nguyễn Thị Bắc (2018) đã nghiên cứu hành vi sử dụng Mạng xã hội của sinh viên, tác giả đã khảo sát nhiều loại hình khác nhau: mạng xã hội, trang chia sẻ nội dung, blog… Kết quả khảo sát cho thấy Facebook, Zalo và Youtube là ba loại hình TTXH được sinh viên sử dụng nhiều nhất tại trường Đại học Hải Dương.
Tác giả Trần Hữu Luyến và cộng sự cũng đã khảo sát sinh viên trong việc sử dụng Mạng xã hội, kết quả cho thấy Facebook, Youtube là những loại hình TTXH sinh viên sử dụng nhiều nhất, ngược lại LinkedIn là loại hình sinh viên ít sử dụng nhất.
Tuy nhiên, với kết quả này có sự khác biệt với hành vi sử dụng TTXH của SV tại trường đại học Zambia do tác giả Akkandelwa và Gabriel thực hiện. WhatsApp, Facebook, Twitter và LinkedIn là những loại hình TTXH được SV tại trường ĐH Zambia sử dụng nhiều nhất. Họ chủ yếu sử dụng WhatsApp để liên lạc với nhau.
Trong khi đó, Youtube và Wechat là hai loại truyền thông ít được sử dụng. Để có nhìn tổng quan hơn, chúng tôi xem xét với biểu đồ hiển thị mức độ sử dụng các loại hình TTXH của các quốc gia trên thế giới được thực hiện bởi tổ chức Hootsuite vào năm 2020. Kết quả cho thấy Zambia là vùng lãnh thổ thuộc các nước Nam Phi, khu vực này hầu hết người dân sử dụng WhatsApp để liên lạc, sau đó mới là Facebook và một số loại hình TTXH khác. Trong khi đó, Facebook là ứng dụng dẫn đầu về mức độ sử dụng tại các quốc gia thuộc Hoa Kỳ, Châu Úc, một số nước Châu Âu và
một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (Hootsuite, 2020). Qua đó cho thấy, việc lựa chọn và sử dụng TTXH của SV còn phụ thuộc vào xu hướng sử dụng công chúng.
Tóm lại, Facebook là mạng xã hội phổ biến và dường như trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của sinh viên. Một số trang mạng xã hội khác rất được nhiều người sử dụng trên thế giới nhưng ít được ưa chuộng ở Việt Nam như Twitter và LinkedIn. Hai loại mạng xã hội này ít được sinh viên sử dụng hơn vì chức năng của nó chưa phù hợp với văn hóa người Việt Nam (Nguyễn Thị Lan Hương, 2019).
Hành vi TTXH của SV phụ thuộc vào chức năng của loại hình TTXH và nhu cầu của bản thân. Hầu hết sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng Facebook có giao diện thân thiện, nhiều chức năng hữu ích và dễ sử dụng hơn các mạng xã hội khác.
Điều đó một lần nữa chứng minh rằng, sự lựa chọn và mức độ sử dụng TTXH của SV phụ thuộc vào chức năng, xu hướng của chúng nhằm đáp ứng nhu cầu của bản thân.
Nhằm tìm hiểu có sự khác biệt giới tính và khối ngành với mức độ thường xuyên sử dụng TTXH của sinh viên, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm T và kết quả như sau:
Bảng 2. 10. Bảng thống kê so sánh mức độ sử dụng TTXH của sinh viên theo giới tính và khối ngành học
Loại hình TTXH
Giới tính Khối ngành
Nữ (N=229)
Nam
(N=320) Kiểm nghiệm T
Xã hội, Du lịch (N=316)
Công nghệ, Kỹ thuật
(N=233) nghiệm T Kiểm ĐTB
(ĐLC)
ĐTB (ĐLC)
ĐTB (ĐLC)
ĐTB (ĐLC) Facebook 4,97
(0,184)
4,98
(0,124) p=0,143 4,97 (0,167)
4,98
(0,130) p=0,390
Zalo 4,41
(0,657)
4,30
(0,698) p=0,580 4,40 (0,580)
4,27
(0,724) p=0,190 Twitter 2,81
(0,786)
2,99
(0,761) p=0,080 2,74 (0,733)
3,16
(0,769) p=0,000* LinkedIn 2,08
(0,765)
1,93
(0,801) p=0,025* 2,06 (0,806)
1,90
(0,756) p=0,017* Youtube 4,95
(0,223)
4,98
(0,156) p=0,091 4,95 (0,226)
4,99
(0,113) p=0,060 Instagram 4,35
(0,670)
4,20
(0,715) p=0,010* 4,36 (0,687)
4,13
(0,698) p=0,000*
Flickr 2,13 (0,753)
1,98
(0,807) p=0,024*
2,12 (0,788)
1,93
(0,776) p=0,040* Snapchat 2,07
(0,789)
2,00
(0,806) p=0,320 2,08 (0,811)
1,95
(0,778) p=0,067 [nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]
*: mức ý nghĩa ở 1%.
Thứ nhất, xét theo giới tính, kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc sử dụng TTXH ở các loại hình Facebook (p = 0,143), Zalo (p = 0,580), Twitter (p = 0,080), Youtube (p =0,091) và Snapchat (p = 0,320). Mặc dù không có sự khác biệt trong việc sử dụng TTXH giữa nam và nữ, nhưng mức độ sử dụng thường xuyên sử dụng ở các loại hình trên có sự chênh lệch. Tuy nhiên, mức độ chênh lệch không đáng kể. Mức độ thường xuyên sử dụng Facebook của nữ giới thấp hơn nam giới (ĐTBnữ = 4.97 < ĐTBnam = 4.98), độ chênh lệch này không đáng kể. Hơn nữa, mức độ sử dụng ở nữ giới có xu hướng không đồng đều (ĐLCnữ = 0,184), ngược lại ở nam có xu hướng ít chênh lệch hơn (ĐLCnam = 0,124).Một số
loại hình khác như LinkedIn (p = 0,025), Instagram (p= 0,010) và Flickr (p = 0,024) cho thấy sự khác biệt giữa nam và nữ về mức độ thường xuyên sử dụng các loại hình trên, mức ý nghĩa p<0.01. Hầu hết, nữ có xu hướng sử dụng thường xuyên hơn nam giới về ba loại hình truyền thông trên.
Thứ hai, xét theo khối ngành, kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa khối XH, DL và CN, KT trong việc sử dụng Facebook (p = 0,390), Zalo (p = 0,190), Youtube (p = 0,060) và Snapchat (p = 0,067). Ngược lại, có sự khác biệt giữa khối XH, DL và CN, KT trong việc sử dụng Twitter (p = 0,000*), LinkedIn (p = 0,017*), Instagram (p = 0,000*) và Flickr (p = 0,040*), mức ý nghĩa 5%.
b) Nguồn biết đến TTXH của sinh viên
TTXH là một trong những công cụ khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Do đó, sinh viên dễ dàng tiếp cận TTXH bằng nhiều nguồn khác nhau. Để tìm hiểu nguồn thông tin sinh viên biết đến TTXH, chúng tôi tiến hành khảo sát và kết quả được biểu diễn ở biểu đồ 2.1.
N = 549
Biểu đồ 2.1. Nguồn biết đến TTXH của sinh viên
Qua biểu đồ cho thấy, Internet là nguồn mà sinh viên dễ dàng tiếp cận với các loại hình TTXH nhất, có 520/549 sinh viên lựa chọn phương án biết đến TTXH thông qua Internet. Điều này rất dễ hiểu bởi vì Internet là nguồn thông tin khổng lồ của nhân loại và nó mang lại những lợi ích to lớn cho đời sống con người. Các ứng dụng
520 452 285 73
0 100 200 300 400 500 600
I N T E R N E T B Ạ N B È , N G Ư Ờ I T H Â N
Q U Ả N G C Á O S Á C H , B Á O V À T Ạ P C H Í
hoạt động trên nền tảng này xuất hiện ngày càng nhiều, trong đó có TTXH. Từ khi xuất hiện tại Việt Nam, TTXH đã mang lại những lợi ích không nhỏ cho người dùng.
Do đó, số lượng người dùng TTXH tại Việt Nam ngày càng gia tăng trong những năm gần đây, đặc biệt là mạng xã hội. Theo thống kê số tài khoản Facebook tại Việt Nam đạt hơn 69 triệu người, tăng hơn 53% so với năm 2019 (tính đến cuối tháng 06 năm 2020)4.
Bên cạnh đó, bạn bè, người thân giới thiệu là một trong những kênh giúp sinh viên dễ dàng tìm đến và sử dụng phương tiện TTXH (452/ 549 sinh viên lựa chọn).
Hầu hết, sinh viên có thể dễ dàng liên lạc với bạn bè, người thân thông qua các loại hình TTXH bởi đây là một trong những tiện ích mà chúng mang lại cho người dùng.
Vì vậy, việc họ sử dụng cùng một loại hình TTXH để dễ dàng liên lạc là điều tất yếu.
SV biết đến TTXH thông qua quảng cáo ở vị trí thứ ba. Các phương tiện TTXH ngày nay rất đa dạng và phong phú, sự cạnh tranh giữa chúng cũng ngày càng gay gắt. Do đó, để thu hút người tham gia, các loại hình này đã chú trọng đến hoạt động quảng cáo. Vì vậy tỉ lệ người dùng có xu hương gia tăng trong giai đoạn hiện nay.
Cuối cùng, sách báo và tạp chí là nguồn mà sinh viên ít biết nhất, chỉ có 73/549 sinh viên lựa chọn phương án. Mặc dù, sách, báo và tạp chí là nguồn tri thức bất tận nhưng chúng không thể bắt kịp tốc độ phát triển của Internet. Vì vậy, số lượng sách, báo và tạp chí viết về các loại hình TTXH rất ít. Chẳng hạn, trước đây tạp chí “Thế giới vi tính” có rất nhiều bài viết liên quan đến công nghệ, đặc biệt là các nền tảng được xây dựng trên Internet. Tuy nhiên, để phù hợp với thị hiếu của người đọc, tạp chí cũng chuyển từ hình thức in trên giấy sang hình thức online. Do đó, việc ít sinh viên biết đến TTXH qua sách, báo và tạp chí là phù hợp với xã hội hiện nay.
Để tìm sự tương quan giữa nam và nữ, khối ngành xã hội, du lịch và công nghệ, kỹ thuật về nguồn biết đến TTXH, chúng tôi tiến hành kiểm nghiệm Chi – square và kết quả được thống kê trong bảng 2.11.
4 Thống kê Facebook Việt Nam 2020, truy cập tại https://quangcaotructuyen24h.vn/nguoi-dung-facebook- viet-nam-2020/, ngày 15/09/2020.
Bảng 2. 11.Mối liên hệ giữa nguồn biết đến TTXH so với các biến độc lập Đơn vị tính: Số lượt chọn
Nguồn
Khối ngành
X2
Giới tính
X2 Xã hội,
Du lịch
Công nghệ,
Kỹ thuật Nữ Nam
Internet 301 219 0,514 218 302 0,671
Bạn bè, người thân 262 190 0,678 185 267 0,422
Quảng cáo 172 133 0,169 102 183 0,03*
Sách, báo và tạp chí 42 31 0,996 38 35 0,054
[nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]
Theo bảng 2.11, không có mối liên hệ giữa khối ngành và nguồn biết đến TTXH của sinh viên. Tương tự với biến số giới tính, trừ trường hợp nguồn thông tin quảng cáo. Đối với trường hợp này, chúng tôi tiến hành hậu kiểm Phi và Cramer’s V, kết quả cho thấy mối tương quan này khá lỏng lẻo (r = 0,125).
c) Thiết bị để truy cập TTXH của sinh viên
Ngày nay, thành tựu khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào các thiết bị nhằm cung cấp cho người dùng những tiện ích thông qua kết nối Internet. Đây là môi trường thuận lợi để TTXH có thể hoạt động. Dễ hiểu hơn, để truy cập TTXH đòi hỏi các thiết bị cần phải có kết nối Internet (thông qua ADSL, Wifi hoặc 3G). Bảng số liệu (Bảng 2.12) cho thấy điện thoại di động (ĐTDĐ) là thiết bị mà sinh viên rất thường xuyên sử dụng TTXH (ĐTBsmartphone = 4,53); sinh viên hiếm khi dùng máy tính bảng để sử dụng TTXH (ĐTBtablet = 2,42).
Bảng 2.12. Mức độ thường xuyên SV sử dụng thiết bị để truy cập TTXH
Thiết bị ĐTB Độ
lệch chuẩn
Thứ hạng
Mức độ thường xuyên (tỉ lệ %)
Không bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Rất thường xuyên
Điện thoại di động 4,52 0,946 1 0,0 1,5 6,9 28,4 63,2 Máy tính bảng 2,42 1,012 4 16.9 44.3 20.8 16.0 2.0 Máy tính xách tay 3,42 0,995 2 3.5 11.7 39.0 30.8 15.1 Máy tính để bàn 2,48 0,99 3 18.8 31.1 33.5 16.0 0.5
[nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]
Ngày nay, ĐTDĐ được xem như là một thiết bị không thể thiếu trong đời sống hiện đại, đặc biệt là điện thoại thông minh (smartphone). Chúng ngày càng được cải tiến, bổ sung nhiều chức năng hữu ích nhằm đáp ứng nhu cầu, sở thích và thị hiếu của người sử dụng. ĐTDĐ không chỉ dừng lại với chức năng nghe, gọi thông thường mà còn có thể lướt web, chụp ảnh, chơi game, báo cáo vị trí… Do đó, hầu hết sinh viên đều trang bị một chiếc điện thoại thông minh để tiện liên lạc, phục vụ một số nhu cầu khác như học tập, giải trí…. Bên cạnh ĐTDĐ, máy tính xách tay là thiết bị mà sinh viên được gia đình trang bị để phục vụ mục đích học tập. Máy tính bảng và máy tính để bàn có nhiều chức năng hữu ích tương tự điện thoại di động, máy tính xách tay nhưng mỗi loại thiết bị lại có những hạn chế riêng. Máy tính để bàn không thể di chuyển trong khi sinh viên rất cần làm bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp… vì vậy, số lượng sinh viên sử dụng thiết bị này cũng hạn chế hơn máy tính xách tay.
Mặc dù máy tính bảng và điện thoại di động có những tính năng cơ bản giống nhau, tuy nhiên, điện thoại di động vẫn là thiết bị mà mọi người ưu tiên lựa chọn vì nó đáp ứng nhu cầu của người sử dụng nhiều hơn máy tính bảng, đặc biệt là sinh viên.
Ngoài ra, kết quả khảo sát cho thấy một số ít sinh viên sử dụng Smart Tivi để sử dụng TTXH, đặc biệt là Youtube. Hiện nay, Smart – Tivi là một thế hệ tivi không
thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt tại các thành phố lớn. Chúng ngày càng được bổ sung nhiều tính năng hữu ích như kết nối Wifi, Bluetooth, công nghệ điều chỉnh hình ảnh (up-scale) … Với những công nghệ mới như hiện nay, Youtube là một trong những ứng dụng được cài đặt sẵn trong các thiết bị này. Do đó, một số ít sinh viên dùng Smart-Tivi để truy cập Youtube là phù hợp với sự tiến bộ xã hội hiện nay. Tuy nhiên, số lượng sinh viên sử dụng thiết bị này truy cập TTXH không nhiều bởi vì chúng hạn chế sự riêng tư, bảo mật và phụ thuộc vào điều kiện gia đình.
Để kiểm chứng giá tính khách quan của dữ liệu, chúng tôi so sánh với kết quả khảo sát về tỉ lệ sử dụng thiết bị truy cập Internet của người dân Việt Nam trong độ tuổi từ 16 đến 64 do tổ chức Hootsuite thực hiện vào tháng 01/2020. Tổng dân số trong độ tuổi từ 16 đến 64 chiếm tỉ lệ khoảng 68% tổng dân số Việt Nam, tương đương trên 65 triệu người. Họ truy cập Internet bằng ĐTDĐ (smartphone) vào khoảng 93%, 65% laptop hoặc desktop và chỉ có 32% sử dụng Máy tính bảng. Điều đó một lần nữa tái khẳng định, ĐTDĐ là thiết bị được công chúng nói chung và SV nói riêng sử dụng nhiều nhất để truy cập Internet và TTXH (Hootsuite, 2020).
Để tìm đáp án cho câu hỏi “Có sự khác biệt hay không giữa nam và nữ, khối ngành xã hội, du lịch và công nghệ, kỹ thuật, sinh viên có và không đi làm thêm, các loại hình nhà ở trong việc sử dụng các thiết bị để truy cập TTXH”, chúng tôi thực hiện các kiểm nghiệm cần thiết (T và Anova) để kiểm chứng kết quả và được tổng hợp trong bảng 2.13.
Bảng 2.13. Mức độ sử dụng các thiết bị để truy cập TTXH phân theo các biến số quan sát
Tiêu chí
Điện thoại
di động Máy tính bảng Máy tính xách tay
Máy tính để bàn
ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC
Khối ngành t= 1,407 p= 0,296
t= 3,957 p= 0,000
t= 0,967 p= 0,334
t= 0,335 p= 0,738 - Xã hội, du lịch 4,53 0,673 2,52 1,133 3,61 0,803 2,45 0,956 - Công nghệ, kỹ
thuật 4,47 1,047 2,22 0,767 3,69 0,919 2,48 0,905