Một số yếu tố tác động đến hành vi TTXH của sinh viên một số trường đại học tại TPHCM

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 106)

Chương 2. Thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.3. Một số yếu tố tác động đến hành vi TTXH của sinh viên một số trường đại học tại TPHCM

Để có cái nhìn tổng quan về hành vi TTXH của SV, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số yếu tố tác động đến hành vi TTXH của SV một số trường đại học tại TPHCM. Dựa vào một số yếu tố chủ quan và khách quan mà chúng tôi xây dựng thang đo. Trên cơ sở đó, chúng tôi xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động thông qua kết quả tự giá của SV. Kết quả khảo sát được biểu diễn trong bảng 2.21.

Bảng 2. 21. Tổng hợp tự đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi TTXH của SV một số trường Đại học tại TPHCM

Nhóm yếu tố Tiêu chí ĐTB ĐLC Hạng

Chủ quan (ĐTB = 3,73)

Nhận thức của sinh viên về

truyền thông xã hội 3,86 0,657 1

Nhu cầu của bản thân 3,68 0,901 3

Thái độ của SV 3,84 0,608 2

Quan hệ xã hội của sinh viên 3,54 0,762 5 Khách quan

(ĐTB = 3,53)

Thời gian rãnh rỗi 3,66 0,816 4

Môi trường sống 3,50 0,698 8

Nhóm yếu tố Tiêu chí ĐTB ĐLC Hạng

Phương tiện kỹ thuật 3,48 0,780 9

Điều kiện sinh hoạt 3,51 0,825 7

Loại hình truyền thông 3,52 0,731 6 [nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]

Nhìn chung, mức độ ảnh hưởng của hầu hết các yếu tố đều ở mức khá (ĐTB từ 3,48 trở lên). Điều đó chứng minh rằng SV đã nhận định được hành vi TTXH sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố. Không những vậy, các yếu tố thuộc nhóm chủ quan có ĐTB cao hơn, ĐTB=3,73. Điều này chứng minh rằng giả thuyết H4 chúng tôi đặt ra là đúng đắn.

Xét trong nhóm yếu tố chủ quan, SV cho rằng nhận thức của họ về TTXH có mức độ ảnh hưởng cao nhất (ĐTB = 3,86). Khoảng 80% SV cho rằng yếu tố này có mức ảnh hưởng lên, trong đó có khoảng 12% SV cho rằng rất ảnh hưởng. Xét ở vị trí thứ hai đó là thái độ, ĐTB = 3,84 và xếp ở vị trí thứ 3 là nhu cầu (ĐTB = 3,68).

Qua đó cho thấy, 03 thứ hạng đầu tiên đều thuộc nhóm yếu tố chủ quan của SV. Điều này có thể chứng minh rằng SV luôn chủ động trong việc sử dụng TTXH.

Xét trong nhóm yếu tố khách quan, thời gian rãnh là yếu tố được SV đánh giá có mức độ ảnh hưởng cao nhất (ĐTB = 3,66), kế đến là yếu tố “Loại hình TTXH”

với ĐTB = 3,52. SV cho rằng “Phương tiện kỹ thuật” ít tác động đến hành vi TTXH của họ (ĐTB = 3,48). Cũng như đề cập trong chương 2, phương tiện kỹ thuật là yếu tố ít tác động nhất bởi thiết bị kết nối mạng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện nay đã phát triển gần như hoàn thiện tại Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng. Không những vậy, với sự xuất hiện của nhiều loại ĐTDĐ với giá cả phải chăng, có kết nối Internet đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Do đó, việc sở hữu một chiếc ĐTDĐ không còn là vấn đề quá khó với SV. Vì vậy, hành vi TTXH của SV sẽ ít chịu tác động bởi các phương tiện kỹ thuật nói chung. Yếu tố môi trường sống và điều kiện sinh hoạt được SV đánh giá không cao về sự ảnh hưởng của nó đến hành vi TTXH của họ. Tuy nhiên, đây là một trong những yếu tố tạo nên sự không đồng đều trong quá trình phát triển tâm lý của SV. Điều đó cho thấy rằng mức độ nhận thức của họ về những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát

triển tâm lý cá nhân chưa cao. Đây sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến nhận thức, thái độ và hành vi TTXH của họ.

Với kết quả thu được một lần nữa giả thuyết “có nhiều yếu tố tác động đến hành vi TTXH của SV, trong đó, yếu tố chủ quan là có mức độ ảnh hưởng nhiều nhất”

được chứng minh và khẳng định tính đúng đắn của nó.

Tiểu kết chương 2

TTXH là một loại hình truyền thông rất thu hút SV tham gia, sử dụng. Trong đó, mạng xã hội là loại hình được SV sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là mạng xã hội Facebook. Không những vậy, Youtube và Instagram là hai trong bốn loại hình thuộc trang chia sẻ nội dung được SV sử dụng rất nhiều.

Đa số SV dành khoảng 2 giờ để sử dụng TTXH. Tuy nhiên, có đến 50% SV sử dụng TTXH trên 4 giờ trong một ngày. Qua đó cho thấy SV đã dành một thời gian nhất định để sử dụng TTXH. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong thời gian sử dụng TTXH giữa các nhóm SV. Đối với những SV không đi làm thêm và không có sự quản thúc của gia đình, họ sử dụng TTXH thường xuyên hơn. Mặc dù họ dành một lượng thời gian nhất định để sử dụng TTXH, nhưng không phải họ sử dụng TTXH với bất kỳ thời điểm nào trong ngày. SV chủ yếu sử dụng vào thời gian rảnh rỗi. Thế nhưng, trường học là địa điểm được xếp thứ 03 mà SV sử dụng TTXH.

Điện thoại di động là thiết bị được SV sử dụng nhiều nhất để truy cập TTXH.

Bên cạnh đó, SV truy cập TTXH bằng laptop cũng khá nhiều, xếp sau ĐTDĐ. Mặt khác một số ít SV truy cập TTXH trên Tivi. Chủ yếu họ xem Youtube trên thiết bị này.

SV sử dụng TTXH với nhiều mục đích khác nhau. Chủ yếu họ sử dụng để tương tác, giao lưu với mọi người trên thế giới. Qua đó cho thấy nhu cầu kết bạn, giao lưu của SV là rất lớn. Sau đó, nhu cầu tìm hiểu thông tin thông qua TTXH cũng khá lớn, được xếp thứ hai. Ngược lại, SV ít sử dụng TTXH để xây dựng hình ảnh bản thân.

Hành vi TTXH chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi các yếu tố chủ quan như nhận thức, thái độ, đặc điểm tâm sinh lý của SV. Các yếu tố thuộc nhóm khách quan ít tác động hơn.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)