Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 111)

Chương 3: Một số biện pháp định hướng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã bắt đầu với nhiều sự chuyển biến, thay đổi liên tục. Thời đại công nghiệp hóa bắt đầu nhường chỗ cho kinh tế dựa vào nền tảng tin học. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nền kinh tế thị trường ngày càng nhiều, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin. Với việc ứng dụng rộng

rãi và lợi ích thiết thực, những hệ thống này đã và đang làm chuyển biến xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người dân cũng thay đổi. Hình thức giao tiếp giữa con người với nhau cũng được mở rộng hơn trước, đặc biệt từ khi xuất hiện các loại hình TTXH.

Vai trò của TTXH ngày càng được phát huy kể từ khi chúng xuất hiện. Nhận thức, thái độ và hành vi sử dụng TTXH của con người cũng có nhiều thay đổi. Không những vậy, trong quá trình phát triển tâm lý người có sự không đồng đều bởi lẽ nó được quy định bởi sự tác động của các yếu tố, điều kiện phát triển của con người. Từ đó, nhận thức, thái độ và hành vi TTXH của con người cũng có sự khác biệt. Để có thể bao quát các nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi TTXH của SV, chúng tôi nghiên cứu những nguyên nhân xuất phát từ thực trạng hành vi TTXH của họ.

Nhận thức, thái độ và hành vi là bộ ba trong Tâm lý học. Khi xem xét trên ba phương diện nêu trên, chân dung tâm lý của SV sẽ được phát họa khá đầy đủ. Nhận thức được xem là tiền đề của thái độ và hành vi. Không những vậy, sự tác động trở lại của chúng lên nhận thức cũng cần quan tâm và nghiên cứu. Hay nói đơn giản hơn, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trên cơ sở đó, hành vi TTXH của SV sẽ phụ thuộc vào nhận thức và thái độ. Điều đó được biểu thị qua thời gian sử dụng, thời điểm và địa điểm sử dụng TTXH của SV.

Mặt nhận thức

Dưới tiếp cận lý thuyết U&G, nhận thức của SV về TTXH là cơ sở để lựa chọn và cách thức họ sử dụng TTXH. Do đó, nếu nhận thức về TTXH của SV càng rõ ràng họ sẽ có phương thức sử dụng đúng đắn và ngược lại. Trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù SV có nhận thức cao về TTXH, nhưng trên thực tế một bộ phận SV vẫn còn nhận thức chưa đầy đủ về chúng. Một bộ phận SV đồng nhất các chức năng của mạng xã hội với TTXH. Phần lớn sinh viên tham gia phỏng vấn đều cho rằng diễn đàn, blogs hoặc microblog đều không phải là TTXH. Chúng chỉ là những ứng dụng trên web. Điều đó chứng minh rằng họ chưa nhận biết được chức năng của các loại hình TTXH khác. Về cơ bản, TTXH có rất nhiều loại hình khác nhau, nhưng SV chỉ biết đến một trong số đó. Hay nói cách khác, họ chưa nhận thức đầy đủ về các loại hình TTXH.

Không những vậy, việc đánh giá hành vi còn phụ thuộc vào mức độ nhận thức của SV về vai trò của TTXH đối với đời sống nói chung và đời sống sinh viên nói riêng. Trong nghiên cứu này, nhận thức của SV về những ảnh hưởng tích cực của TTXH đạt ở mức cao, nhưng nhận thức về những ảnh hưởng tiêu cực mà TTXH mang lại chỉ ở mức trung bình (ĐTB = 3,36).

Để tìm hiểu rõ hơn chúng tôi xem xét đến mức độ phân bố tần suất lựa chọn của SV, kết quả được biểu diễn ở biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3. 1. Mức độ phân tán về nhận thức tiêu cực TTXH của SV Qua biểu đồ cho thấy một bộ phận SV chưa nhận thức được TTXH sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ. Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn cho thấy rằng đa số SV cho rằng TTXH có tác động không đáng kể đến hành vi của họ. Cụ thể: “”.

Đây là nguyên nhân dẫn đến những hệ lụy không mong muốn trong việc sử dụng TTXH của SV.

Địa điểm sử dụng TTXH là một trong những yếu tố cần quan tâm khi phân ích thực trạng sử dụng TTXH của SV. Trên thực tiễn cho thấy trường học là địa điểm mà SV thường sử dụng TTXH. Số lượng SV thường xuyên sử dụng TTXH ở trường

học chiếm tỉ lệ khá cao trên 31% trên tổng số SV khảo sát. Con số này nói lên rằng mức độ lệ thuộc của SV vào TTXH là khá cao. Để khái quát hơn, chúng tôi xét đến mức độ thường xuyên sử dụng TTXH trong giờ học của SV, kết quả cho thấy chưa tới 10% SV thường xuyên sử dụng, nhưng ở mức thỉnh thoảng lại rất cao lên đến 60%. Theo nhiều tác giả nghiên cứu đã chứng minh rằng họ thường xuyên sử dụng TTXH trong giờ học là nguyên nhân dẫn đến việc sa sút về kết quả học tập của SV.

Do đó, nếu họ sử dụng TTXH không đúng mục đích sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của họ.

Không những vậy, hiện tượng đăng tải thông tin không đúng sự thật vẫn diễn ra mặc dù Chính phủ đã xây dựng Luật an ninh mạng. Với những hành vi đăng tải thông tin không đúng sự thật trên Internet đặc biệt là TTXH sẽ bị xử lý theo quy định. Nhận thức của họ về Luật an ninh mạng chính là cơ sở để bảo vệ họ trước pháp luật và xây dựng cách ứng xử phù hợp. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện. Mặc dù SV sử dụng internet rất nhiều nhưng trên thực tế kiến thức của họ về bảo mật thông tin vẫn còn hạn chế, đặc biệt là những SV không thuộc chuyên ngành Công nghệ thông tin hoặc Khoa học máy tính.

Qua đó cho thấy rằng, nhận thức đúng về TTXH là cơ sở để hành vi TTXH của SV được rõ ràng, đúng đắn. Vì vậy, nâng cao nhận thức cho SV về TTXH trên nhiều phương diện là điều rất cần thiết.

Mặt thái độ

Thái độ là tâm trạng bên trong được biểu lộ qua hành động, hành vi của cá nhân hay nhóm xã hội trước một sự kiện xã hội thông qua sự tán thành, ủng hộ hoặc phản đối; thông qua hành vi tham gia hoặc không tham gia sự kiện nào đó (Đặng Thị Ánh Tuyết, 2010).

Thái độ của SV sử dụng TTXH là cảm xúc, tâm trạng diễn ra bên trong cá nhân SV được biểu lộ qua cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của họ. Với kết quả phân tích thực trạng ở chương 2, chúng tôi nhận thấy rằng đa số SV cảm thấy bồn chồn, khó chịu khi không được sử dụng TTXH. Con số này chiếm khoảng 60% tổng số SV khảo sát.

Không những vậy, một bộ phận SV còn mang tâm trạng ganh tỵ với người khác (chiếm tỉ lệ trên 15%), thậm chí là cảm thấy không hài lòng với những comment tiêu

cực của người khác. Đây là dấu hiệu mà SV sẽ có những phản ứng thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng trên TTXH. Do đó, để văn minh trên cộng đồng mạng có thể được thiết lập, đòi hỏi sự ứng xử có văn hóa từ người sử dụng, đặc biệt là một bộ phận SV nêu trên.

Những hành vi cụ thể

Các hành vi TTXH cụ thể của SV cũng bộc lộ nhiều thiếu sót. Trong đó, một bộ phận SV bị chi phối bởi tâm lý đám đông. Họ sẽ dễ bị mắc những sai lầm nếu chưa có kỹ năng đánh giá, nhìn nhận vấn đề. Không những vậy, đa phần, SV đã chú ý đến việc nội dung bài viết trước khi thực hiện hành vi “share”. Tuy nhiên, có dến 20% SV được khảo sát chỉ thực hiện hành vi “share” mà không quan tâm đến nội dung bài viết hoặc chỉ đọc một phần của bài viết. Đây là điều đáng báo động cho hành vi “share” thông tin của SV trong xã hội ngày nay. Với tính chất 2 mặt của thông tin, đây sẽ là nguy cơ dẫn đến những sai phạm không đáng có, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu họ không xem qua bài viết trước khi thực hiện hành vi trên. Do đó, việc nâng cao năng lực phân tích, đánh giá vấn đề cho SV là điều cần thực hiện song song với đào tạo kiến thức cho họ.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)