Nhận thức và thái độ của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về truyền thông xã hội

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 74)

Chương 2. Thực trạng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.2. Kết quả nghiên cứu hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp cận lý thuyết U&G

2.2.1. Nhận thức và thái độ của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh về truyền thông xã hội

TTXH đã xuất hiện từ khá sớm và được công chúng đón nhận và sử dụng cho đến ngày nay, đặc biệt là thanh niên, sinh viên. TTXH không chỉ mang lại những lợi ích mà còn nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng tiêu cực đến người sử dụng. Điều đó phụ thuộc rất nhiều về mức độ hiểu biết của SV về TTXH. Nghiên cứu nhận thức của SV về TTXH sẽ được xem xét trên 02 khía cạnh: mức độ hiểu, biết của sinh viên về khái niệm TTXH và những lợi ích, tác hại của TTXH đối với họ.

a) Nhận thức của sinh viên về khái niệm TTXH

Để tìm hiểu mức độ nhận thức của SV về khái niệm TTXH, chúng tôi thiết kế với 04 khái niệm. Trong đó, khái niệm“Truyền thông xã hội là các dịch vụ trực tuyến cho phép người dùng có thể kiến tạo những nội dung, thông tin do chính họ tạo ra hoặc chia sẻ từ các trang web khác; có khả năng tương tác với người khác mà không có giới hạn về thời gian và khoảng cách; có khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin”

là khái niệm bao hàm đầy đủ nội dung, ý nghĩa và chức năng của TTXH theo cách mà chúng tôi tiếp cận. Những khái niệm còn lại chưa bao hàm hết các chức năng củaTTXH. Để thuận tiện cho quá trình phân tích dữ liệu, chúng tôi tạm gọi khái niệm này với tên KN04.

Trên cơ sở thăm dò ý kiến về mức độ đồng ý của sinh viên về 04 khái niệm TTXH, kết quả thu được tổng hợp trong bảng 2.5.

Bảng 2. 5.Bảng tổng hợp mức độ nhận thức của sinh viên về khái niệm TTXH

Tên

biến Khái niệm

Điểm TB Độ lệch chuẩn

Mức độ Tỉ lệ %

Rất không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý

KN1

Truyền thông xã hội là dịch vụ cho phép người dùng kết nối với nhau, giải trí và kinh doanh thông qua internet.

3,48 0,950 4,6 5,5 41,2 35,3 13,5

KN2

Truyền thông xã hội là những ứng dụng thông qua môi trường mạng giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh chóng, kết nối với nhau không có khoảng cách về thời gian, không gian.

3,64 0,982 1,1 16,4 16,9 48,6 16,9

KN3

Truyền thông xã hội là dịch vụ thông qua internet cung cấp cho người dùng nhiều tiện ích như kết nối không có khoảng cách thời gian, không gian; tìm kiếm thông tin hoặc chia sẻ thông tin từ những trang web khác.

3,55 0,974 3,1 17,5 19,7 46,6 13,1

KN4

Truyền thông xã hội là các dịch vụ trực tuyến cho phép người dùng có thể kiến tạo những nội dung, thông tin do chính họ tạo ra hoặc chia sẻ từ các trang web khác; có khả năng tương tác với người khác mà không có giới hạn về thời gian và khoảng cách; có khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin.

3,59 1,029 0,7 16,9 24,6 37,2 20,6

Từ bảng 2.5, chúng ta có thể nhận thấy rằng mức độ đồng ý với KN2 về TTXH của sinh viên là cao nhất (ĐTB = 3,68), thấp nhất là KN01 (ĐTB = 3,48). Riêng với KN4, mức độ đồng ý của sinh viên về khái niệm này chỉ xếp vị trí thứ 2, mặc dù đây là khái niệm mang đầy đủ hàm ý nhất về TTXH. Độ phân tán ở KN4 rất cao, cụ thể có đến 20,6% sinh viên rất đồng ý với khái niệm này. Tỉ lệ này cao hơn các khái niệm còn lại. Tuy nhiên tỉ lệ SV phân vân ở KN04 cũng khá cao, có đến 24,6% trên tổng số SV được khảo sát. Qua đó cho thấy, phần lớn sinh viên nhận thức chưa đầy đủ khái niệm TTXH. Hầu hết sinh viên chỉ chú ý đến các tiện ích của Mạng xã hội (kết nối cộng đồng, tìm kiếm thông tin…), một số tiện ích của các loại hình TTXH khác chưa được SV nhận thức cao. Hiểu đơn giản hơn, SV cho rằng một số loại hình TTXH khác như các trang blogs, forum, diễn đàn…không phải là TTXH.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về nhận thức của sinh viên về các khái niệm, chúng tôi sử dụng các phép kiểm nghiệm để làm rõ vấn đề. Kết quả thu được như sau:

Bảng 2. 6.Bảng tổng hợp về mức độ đồng ý các khái niệm TTXH của sinh viên phân theo giới tính và khối ngành

Khái niệm TTXH

Giới tính Khối ngành

Nữ (N = 229)

Nam

(N= 320) nghiệm Kiểm

T

Xã hội, Du lịch (N = 316)

Công nghệ, Kỹ thuật (N= 233)

Kiểm nghiệm

T

ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC

KN1 3,77 0,997 3,27 0,858 t=6,286

p=0,000 3,49 0,971 3,45 0,923 t=0,472 p=0,637 KN2 3,86 1,015 3,48 0,927 t=4,631

p=0,000 3,71 0,981 3,55 0,978 t=1,936 p=0,053 KN3 3,67 1,141 3,35 0,918 t=3,453

p=0,001 3,53 1,094 3,43 0,932 t=1,110 p=0,268 KN4 3,80 1,109 3,46 0,994 t=3,943

p=0,000 3,75 1,072 3,40 0,905 t=4,010 p=0,000 Xét theo giới tính, giữa nam và nữ có sự khác biệt trong việc nhận thức về khái niệm TTXH, mức ý nghĩa 1%. Nhìn chung, nữ giới có mức độ đồng ý về khái niệm cao hơn nam giới ở cả 4 khái niệm, tuy nhiên, độ phân tán mức độ đồng ý của nữ

giới cao hơn nam giới ở tất cả khái niệm. Xét ở KN 4, có hơn 71% sinh viên nữ đồng ý với khái niệm này, tuy nhiên chỉ gần 50% sinh viên nam đồng ý với KN04. Xét trên KN2, chỉ có 56% sinh viên nam và 76% sinh viên nữ đồng ý với khái niệm này.

Qua đó cho thấy, nữ giới có mức độ nhận thức về khái niệm KN02 cao hơn nam giới.

Xét theo khối ngành, nhìn chung sinh viên thuộc khối công nghệ, kỹ thuật có xu hướng ít đồng ý hơn so với sinh viên các ngành xã hội, du lịch về các khái niệm trên. Đồng thời, có sự khác biệt ý nghĩa ở KN04 về mức độ đồng ý của sinh viên giữa 02 khối ngành.

Mặc dù vậy, với cách tiếp cận và giới hạn nghiên cứu của luận văn, mức độ nhận thức này không ảnh hưởng đến việc phân tích hành vi sử dụng TTXH của sinh viên.

b) Nhận thức của sinh viên về vai trò của TTXH

Hành vi sử dụng TTXH của sinh viên phụ thuộc vào mức độ hiểu biết về vai trò của TTXH. Do đó, chúng tôi tiến hành khảo sát mức độ đồng ý với những nhận định về vai trò của TTXH thường ảnh hưởng đến SV.

Bảng 2. 7.Bảng mức độ nhận thức về vai trò TTXH của SV

Nhận định ĐTB ĐLC Hạng Mức độ

TTXH giúp tôi cập nhật thông tin nhanh

chóng, thuận lợi 3,79 0,753 2 Cao

TTXH là một trong những kênh học tập, trao

đổi kiến thức của tôi 3,77 0,717 4 Cao

TTXH giúp tôi thư giãn với nhiều loại hình

giải trí 3,79 0,711 2 Cao

TTXH giúp dễ dàng kết nối gia đình, bạn bè 3,80 0,774 1 Cao TTXH giúp việc kinh doanh, buốn bán của

tôi đạt hiệu quả hơn 3,40 0,799 10 Trung bình

TTXH giúp tôi lưu giữ những kỷ niệm trong

nhiều hoạt động 3,66 0,728 5 Cao

Nhận định ĐTB ĐLC Hạng Mức độ TTXH giúp tôi kết nối các nhóm thiện

nguyện, câu lạc bộ 3,57 0,736 6 Cao

TTXH làm tôi lãng phí rất nhiều thời gian 3,44 0,719 9 Cao TTXH làm tôi mất tập trung trong học tập,

công việc 3,55 0,680 7 Cao

TTXH làm thông tin cá nhân của tôi có nguy

cơ bị tiết lộ 3,48 0,729 8 Cao

TTXH làm tình trạng lừa đảo, khủng bố qua

tin nhắn tăng cao 3,26 0,728 11 Trung bình

TTXH làm tổn hại sức khỏe của tôi 3,07 0,585 12 Trung bình

Bảng 2.7. cho thấy hầu hết sinh viên đã có mức nhận thức cao về vai trò của TTXH đối với đời sống của họ. Trong đó, sinh viên cho rằng vai trò quan trọng nhất của TTXH giúp cho sinh viên dễ dàng kết nối gia đình, bạn bè (ĐTB = 3,80), xếp thứ hai là 02 nhận định sau “TTXH giúp tôi cập nhật thông tin nhanh chóng, thuận lợi”“TTXH giúp tôi thư giãn với nhiều loại hình giải trí” với ĐTB = 3,79; thứ 4 chính là “TTXH là một trong những kênh học tập, trao đổi kiến thức của tôi” (ĐTB=

3,77). Ngược lại, SV cho rằng một số ảnh hưởng tiêu cực của TTXH lên đời sống của họ chỉ ở mức trung bình.

Để có cái nhìn tổng quát về nhận thức của SV về vai trò của TTXH, chúng tôi so sánh mức độ này giữa nam và nữ, sinh viên thuộc hai khối ngành. Kết quả kiểm nghiệm T cho thấy rằng hầu hết không có sự khác biệt trong mức độ nhận thức về vai trò TTXH của nam và nữ, sinh viên thuộc các khối ngành trừ những trường hợp sau đây:

- Xét theo giới tính, “TTXH làm thông tin cá nhân của tôi có nguy cơ bị tiết lộ”

(t= 4,237; p=0,000); “TTXH làm tình trạng lừa đảo, khủng bố qua tin nhắn tăng cao” (t=3,736; p = 0,000); “TTXH làm tổn hại sức khỏe của tôi” (t=3,881; p =0,000)

là ba nhận định có sự khác biệt giữa nam và nữ trong mức độ nhận thức về vai trò của TTXH.

- Quan điểm của sinh viên theo học các khối ngành XH, DL có khác biệt tương đối với sinh viên đang theo học khối ngành CN, KT ở những nhận định sau: “TTXH là một trong những kênh học tập, trao đổi kiến thức của tôi” (t=3,264; p=0,001);

“TTXH giúp tôi lưu giữ những kỷ niệm trong nhiều hoạt động” (t = 4,204; p =0,000);

“TTXH giúp tôi kết nối các nhóm thiện nguyện, câu lạc bộ” (t= 2,816; p =0,05);

“TTXH làm tôi mất tập trung trong học tập, công việc” (t=4,115; p=0,000); “TTXH làm thông tin cá nhân của tôi có nguy cơ bị tiết lộ” (t=2,530, p =0,012).

Xét trên trên tổng thể, không có sự khác biệt giữa nam và nữ (t=2,086; p

=0,432), giữa sinh viên thuộc khối ngành XH, DL và CN, KT (t=2,086, p = 0,328) trong nhận thức về vai trò của TTXH.

Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể nhận định rằng kết quả này khá phù hợp với giả thuyết của lý thuyết U&G đưa ra về nhận thức của người dùng đối với TTXH.

Đây là cơ sở để đánh giá hành vi TTXH của sinh viên dựa theo lý thuyết mà luận văn tiếp cận. Mặc dù, mức độ nhận thức tổng thể về vai trò của TTXH đạt ở mức cao (ĐTB = 3,55), nhưng mức độ này gần với tiệm cận dưới của mức cao. Hiểu đơn giản hơn, nhận thức tổng thể về vai trò của TTXH chỉ vượt hơn mức trung bình không nhiều (Độ chênh lệch = 0,15).

c) Thái độ của sinh viên về TTXH

Thái độ đề cập đến cảm xúc được thể hiện thông qua hành vi con người. Thái độ được chia ra làm thái độ tích cực và tiêu cực.

Bảng 2. 8.Bảng tổng hợp thái độ của sinh viên về TTXH Thái độ

Nhận định ĐTB ĐLC Hạng

Thái độ tích cực (ĐTB = 3,59) Cảm thấy rất vui và hào hứng khi được sử

dụng TTXH 3,39 0,803 5

Cảm thấy vui vẻ, thoải mái khi chia sẻ quan

điểm cá nhân trên TTXH 3,80 0,846 2

Thái độ

Nhận định ĐTB ĐLC Hạng

Cảm thấy tự hào khi giúp được một hoàn

cảnh nào đó (thông qua hành vi share) 3,25 0,656 6 Cảm thấy rất vui khi hình ảnh, video, dòng

trạng thái được nhiều người like, bình luận 3,92 0,787 1

Thái độ tiêu cực (ĐTB=2,88)

Cảm thấy khó chịu, bồn chồn khi không được

sử dụng TTXH 3,74 0,730 4

Cảm thấy rất buồn khi hình ảnh, thông tin

không nhận được nhiều lượt like, comment 2,61 0,944 7 Cảm thấy không hài lòng khi nhận được

những comment tiêu cực 2,59 0,923 8

Cảm thấy ganh tị với bạn bè khi họ có những

điều tốt đẹp 2,57 0,925 9

Cảm thấy bình thường khi sử dụng TTXH 3,75 0,898 3

Kết quả cho thấy khi sử dụng TTXH sinh viên có thái độ tích cực (ĐTB = 3,59), trong khi đó sinh viên cho rằng không cảm thấy tiêu cực khi sử dụng TTXH (ĐTB = 2,88). Xét trong thái độ tích cực, “Cảm thấy rất vui khi hình ảnh, video, dòng trạng thái được nhiều người like, bình luận” được sinh viên đồng ý cao nhất (ĐTB = 3,92);

thấp nhất là “Cảm thấy tự hào khi giúp được một hoàn cảnh nào đó (thông qua hành vi share)” (ĐTB =3,25). Xét trong thái độ tiêu cực, sinh viên cảm thấy khó chịu khi không được sử dụng TTXH được sinh viên đồng ý cao nhất (ĐTB =3,74). Điều đó chứng minh rằng TTXH là một loại hình không thể thiếu của sinh viên.

Toàn cảnh về thái độ của sinh viên về TTXH sẽ được khái quát hóa khi phân tích mối tương quan giữa thái độ của nam và nữ, sinh viên học khối ngành XH, DL và CN, KT về TTXH.

Xét trên tổng thể không có sự khác biệt giữa nam và nữ, sinh viên khối xã hội, du lịch và công nghệ, kỹ thuật trong những nhận định về thái độ khi sử dụng TTXH cụ thể: tgiới tính = 1,75; pgiới tính = 0,789 và tkhối ngành= 1,75; pkhối ngành = 0,956.

Xét trong từng nhận định, có một số điểm khác biệt giữa giới tính và khối ngành đào tạo. Sinh viên nam và nữ không giống nhau trong những nhận định sau “Cảm thấy rất vui khi hình ảnh, video, dòng trạng thái được nhiều người like, bình luận”

(t = 3,759; p =0,000); “Cảm thấy khó chịu, bồn chồn khi không được sử dụng TTXH”

(t=2,213; p = 0,027). Không những vậy, sinh viên thuộc khối ngành XH, DL và CN, KT có xu hướng chênh lệch tương đối ở 04 nhận định 02, 03, 04 và 05 với các giá trị kiểm định lần lượt (p=0,002; p=0,039; p=0,004 và p=0,000).

Trên cơ sở đó, chúng tôi nhận định rằng thái độ của sinh viên đối với TTXH khá rõ ràng.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)