Kết quả tự đánh giá của SV về một số biện pháp định hướng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 124 - 164)

Chương 3: Một số biện pháp định hướng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.3. Kết quả tự đánh giá của SV về một số biện pháp định hướng hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh

Để làm cơ sở đề xuất các biện pháp có tính khả thi và thực tiễn cao, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến SV về một số biện pháp định hướng hành vi TTXH của SV một số trường Đại học tại TPHCM. Chúng tôi xây dựng biện pháp dựa trên ba nhóm đối tượng chính cơ quan quản lý, nhà trường và bản thân SV. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức, thái độ cho SV. Qua đó, hành vi TTXH của họ sẽ phát huy những giá trị tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của TTXH lên đời sống của họ. Trong đó, biện pháp dành cho nhóm nhà trường và bản thân SV được chú trọng bởi vì: 1/ SV chủ động trong việc sử dụng TTXH; 2/

môi trường đại học chính là nơi học tập, rèn luyện của SV.

Kết quả được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3. 1. Tổng hợp tự đánh giá của SV về mức độ cần thiết và khả thi một số biện pháp

Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi

ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

Nhóm biện pháp dành cho cơ

quan quản lý ĐTB = 2,31 ĐTB = 2,20

Cơ quan quản lý cần tuyên truyền sâu rộng đến SV về các quy định của Nhà nước về việc đăng tải thông tin trên internet

2,34 0,499 7 2,21 0,791 7

Chính phủ cần nâng cao mức phạt đối với những hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin trên internet không đúng sự thật làm

2,27 0,516 9 2,19 0,484 8

Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi

ĐTB ĐLC Hạng ĐTB ĐLC Hạng

ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người khác

Nhóm biện pháp dành cho nhà

trường ĐTB = 2,52 ĐTB = 2,40

Nhà trường cần tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức của SV về vai trò của TTXH

2,40 0,537 5 2,35 0,591 5 Nhà trường cần tổ chức nhiều

hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh để SV tham gia

2,48 0,532 3 2,38 0,666 4 Nhà trường cần nâng cao vai

trò, chất lượng hoạt động của CLB, đội nhóm

2,54 0,531 2 2,46 0,574 1 Nhà trường cần tổ chức các

chuyên đề kỹ năng và văn hóa sử dụng TTXH

2,67 0,493 1 2,44 0,721 2 Nhóm biện pháp dành cho sinh

viên ĐTB = 2,37 ĐTB = 2,21

Sinh viên chủ động xây dựng quỹ thời gian sử dụng TTXH trong ngày

2,31 0,669 8 2,06 0,647 9 Sinh viên chủ động tìm hiểu

TTXH 2,41 0,614 4 2,35 0,654 5

Sinh viên tích cực tham gia các

hoạt động do nhà trường tổ chức 2,38 0,784 6 2,40 0,750 3 [nguồn: kết quả khảo sát của tác giả]

Nhìn chung các biện pháp dành cho nhà trường được sinh viên đánh giá rất cao ở cả hai phương diện: tính cần thiết và tính khả thi. Nhóm biện pháp dành cho sinh viên xếp thứ hai và thấp nhất là nhóm biện pháp dành cho các cơ quan quản lý nhà nước. Kết quả đánh giá này cho thấy vai trò của nhà trường trong việc định hướng hành vi TTXH của SV. Điều này khá dễ hiểu bởi vì trường học là môi trường không chỉ để sinh viên học tập mà còn là nơi sinh viên rèn luyện, trải nghiệm những kỹ năng sống, xây dựng phong cách và lối sống cho riêng bản thân. Do đó, các biện pháp dành cho nhà trường rất được sinh viên đồng ý. Không chỉ thế, tính chủ động hay tự ý thức của sinh viên đã phát triển đến mức độ nhất định. Vì vậy, nhóm biện pháp cho sinh viên được xếp ngay sau đó. Mặc dù, nhóm biện pháp dành cho cơ quan quản lý nhà nước chỉ xếp ở vị trí thứ ba, nhưng không phải họ không quan tâm đến những vấn đề của xã hội. Minh chứng là họ thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Tuy nhiên, những biện pháp thuộc nhóm vĩ mô để cơ chế, chính sách đảm bảo an ninh trật tự quốc gia, nên họ chưa mạnh dạn thể hiện vai trò của mình trong việc góp ý, xây dựng để hoàn thiện. Mặt khác, thế giới quan và nhân sinh quan của họ còn hạn chế.

Xét trên từng biện pháp riêng lẻ, hầu hết mức độ đồng ý của các biện pháp đều từ trung bình trở lên. Cụ thể:

“Nhà trường cần tổ chức các chuyên đề kỹ năng và văn hóa sử dụng TTXH”

được sinh viên đánh giá cần thiết nhất, ĐTB = 2,67. Tuy nhiên, mức độ khả thi của biện pháp chỉ xếp ở vị trí thứ 2 với ĐTB = 2,44. Biện pháp này cũng đã được nhiều trường chú trọng nhưng trên thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập. Một số sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng trường đã tổ chức buổi báo cáo chuyên đề về kỹ năng sử dụng mạng xã hội, nhưng nó vẫn còn hình thức chưa thật sự thuyết phục cho sinh viên. Bên cạnh đó, hội trường không đủ sức chứa nên cũng chỉ một vài sinh viên, thường là các cán bộ Đoàn tham gia, sinh viên hầu như ít tham gia. Không những vậy, buổi báo cáo chuyên đề chưa thật sự thu hút SV vì công tác tuyên truyền chưa hấp dẫn, phong phú về hình thức. Một số ít sinh viên cho rằng nguyên nhân chủ yếu SV không tham gia các hoạt động là do làm thêm hoặc các hoạt động chưa phù hợp với sở thích của họ. Với những nhận định trên chúng tôi cho rằng có một vài nguyên

nhân từ khách quan đến chủ quan đã làm cho các buổi báo cáo chuyên đề chưa phát huy hết giá trị của nó. Do đó, nhà trường cần chú trọng đến nội dung, hình thức, thời gian… tổ chức các buổi báo cáo chuyên đề cho phù hợp với nhu cầu và đảm bảo tính hứng thú cho sinh viên.

Tiếp theo, biện pháp “Nhà trường cần nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của CLB, đội nhóm” cũng được sinh viên đánh giá cần thiết (ĐTB =2,54) xếp ở vị trí thứ 2 nhưng tính khả thi được xếp ở vị trí cao nhất (ĐTB = 2,46). Hầu hết các trường đều chú trọng xây dựng các câu lạc bộ, đội nhóm để làm cầu nối giữa sinh viên với nhà trường. Tuy nhiên, số lượng và chất lượng hoạt động của các câu lạc bộ này còn phụ thuộc khá nhiều vào cơ chế, chính sách của mỗi trường.

Hầu hết, các sinh viên tham gia phỏng vấn cho rằng các trường đều đã thành lập nhiều câu lạc bộ, đội nhóm. Tuy nhiên, số lượng hoạt động hoặc hình thức tổ chức vẫn còn hạn chế, chưa có chiều sâu về nội dung. Không những vậy, một số câu lạc bộ chỉ mang tính tự phát chưa có cơ chế hoạt động rõ ràng, đặc biệt là ít có sự hỗ trợ chuyên môn từ quý thầy cô. Đây là hiện trạng của nhiều trường đại học hiện nay, bởi lẽ đào tạo kiến thức, rèn luyện tay nghề là mục tiêu hàng đầu của các trường.

Không những vậy, cơ chế xây dựng, thành lập và hoạt động của các CLB chỉ mang tính chất tự phát, chưa được chuyên môn hóa cao. Do đó, nhà trường cần phải chú trọng hơn nữa về vai trò của CLB, Đội nhóm trong nhà trường.

Xếp ở vị trí thứ ba về tính cần thiết là “Nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh để sinh viên tham gia” với ĐTB = 2,48. Mức độ khả thi của biện pháp được xếp ở vị trí thứ 4 (ĐTB = 2,38). Biện pháp này luôn được nhà trường chú trọng. Với cánh tay đắc lực của tổ chức Đoàn – Hội là nơi tham mưu, tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho sinh viên từ văn nghệ, thể thao cho đến các hoạt động chính trị. Nói chung đây là một nội dung luôn được hầu hết các trường quan tâm nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển toàn diện nhất.

Biện pháp được sinh viên đánh giá chưa cao thuộc về nhóm các cơ quan, quản lý. Đây là tầm vĩ mô, vai trò của họ sẽ rất khó phát huy, đặc biệt là biện pháp “Chính phủ cần nâng cao mức phạt đối với những hành vi đăng tải, chia sẻ thông tin trên Internet không đúng sự thật làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của người

khác”. Có những quy trình chung rất cụ thể cần phải tuân theo khi xây dựng chính sách cho một quốc gia. Vì vậy, sinh viên không đánh giá cao ở nhóm giải pháp này cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nhóm giải pháp này được sinh viên đánh giá ở mức trung bình. Có đến 66,3 % SV đánh giá ở mức độ trung bình; 30,2% sinh viên đánh giá ở mức độ cao. Nếu xét từ trung bình trở lên, có đến 96,5% SV đồng ý nhóm biện pháp này. Qua đó chứng minh rằng biện pháp này vẫn có giá trị nhất định trong việc đề xuất.

Điều rất đáng nhắc đến là biện pháp “Sinh viên chủ động xây dựng quỹ thời gian sử dụng TTXH trong ngày” chỉ được xếp ở vị trí thứ 8. Điều này được lý giải ở nhiều góc độ khác nhau. Trước tiên, TTXH là phương tiện không thể thiếu của sinh viên. Như chúng tôi đã đề cập ở trên, nếu sinh viên không sử dụng TTXH trong ngày, họ sẽ có cảm giác bồn chồn, lo lắng. Điều đó chứng minh nhu cầu sử dụng TTXH của SV là rất cao. Thứ hai, TTXH đã và đang phát huy những vai trò tích cực trong đời sống của SV, đặc biệt là nhu cầu trao đổi thông tin, tương tác xã hội và giải trí.

Đây là những nhóm chức năng chính mà TTXH cung cấp. Mặc dù giá trị mà TTXH mang lại không hề nhỏ, nhưng chủ động tìm hiểu vai trò, chức năng TTXH chưa được SV đánh giá cao. Điều này phụ thuộc vào tính tự ý thức của họ. Tuy vậy, biện pháp không chỉ giúp cho sinh viên quản lý tốt quỹ thời gian trong ngày mà còn giúp họ hình thành những cách thức sử dụng TTXH một cách hợp lý.

Tóm lại, mỗi biện pháp được SV đánh giá khác nhau trên hai phương diện tính cần thiết và mức độ khả thi. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi biện pháp đều có cơ sở để đề xuất và áp dụng vào thực tiễn.

Tiểu kết chương 3

Định hướng hành vi TTXH của SV cần thực hiện đồng bộ trên nhiều phương diện khác nhau và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, xã hội và sự chủ động của SV.

Hành vi TTXH của SV chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó, các yếu tố chủ quan có tác động nhiều nhất. Trên thực tiễn, hành vi TTXH của SV phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức và thái độ của họ về TTXH. Một bộ phận SV hiện nay có nhận thức chưa đầy đủ về chức năng và vai trò của TTXH. Không những vậy, họ vẫn thỉnh

thoảng sử dụng TTXH trong nhà trường, giờ học. Điều đó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho họ từ việc sử dụng TTXH bất hợp lý.

Trên cơ sở đó, một số biện pháp định hướng hành vi TTXH của SV được đề xuất.

Trước tiên, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho SV về các văn bản, quy định của Đảng và Nhà nước về việc đảm bảo an ninh thông tin trên mạng, đặc biệt là các phương tiện TTXH. Thông qua hình thức tuyên truyền, nhận thức của SV sẽ được cải thiện.

Thứ hai, hoàn thiện cơ chế, chính sách về an toàn thông tin nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong việc quản lý thông tin trên Internet. Đây là cơ sở pháp lý để bảo vệ người dùng trước những tác động tiêu cực của TTXH mang lại, đặc biệt đối tượng là thanh niên, sinh viên. Không những vậy, văn hóa thông tin trên mạng sẽ được hình thành.

Thứ ba, nâng cao nhận thức của SV về TTXH thông qua các lớp tập huấn Kỹ năng mềm. Đây là hoạt động mang lại cho họ những kiến thức về TTXH, cách thức sử dụng, văn hóa sử dụng để họ giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những giá trị tích cực của chúng. Hơn thế nữa, nhận thức về TTXH là cơ sở để SV lựa chọn và sử dụng TTXH.

Thứ tư, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thành tố trong giáo dục. Nhận thức về tầm quan trọng của việc phối hợp để tạo ra môi trường giáo dục toàn diện cho SV là điều cần thiết và thực hiện theo qua thời điểm.

Cuối cùng, phát huy tính tích cực của SV trong việc tham gia hoạt động phong trào. Tính tính cực của SV là yếu tố quan trọng và là tiền đề cho sự tham gia các hoạt động của SV. Không những vậy, vai trò của tính tích cực xã hội còn được thể hiện trong việc giảm thiểu các tệ nạn xã hội. Qua đó, hoạt động phong trào của SV không chỉ chú trọng đến nội dung và hình thức nhằm gia tăng tính tính tực, sự hứng thú, nhu cầu tìm hiểu và động cơ tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí lành mạnh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

− TTXH là phương tiện rất quan trọng trong đời sống xã hội. TTXH đã và đang phát huy những giá trị tích cực, góp phần phát triển xã hội trên nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của chúng lên người sử dụng cũng tồn tại không ít. Điều đó còn phụ thuộc vào mức độ nhận thức, cách thức sử dụng TTXH của người dùng.

− Lý thuyết sử dụng và hài lòng được rất nhiều tác giả ứng dụng trong nghiên cứu hành vi truyền thông. Lý thuyết này không chỉ được ứng dụng trong nghiên cứu các phương tiện truyền thông truyền thống mà kể cả những phương tiện truyền thông hiện đại ngày nay. Mặc dù nghiên cứu ở loại hình truyền thông nào, lý thuyết này cũng mang lại những giá trị nhất định. Hơn nữa, lý thuyết đã mở ra một hướng nghiên cứu mới, phù hợp với sự tiến bộ xã hội ngày nay. Tuy nhiên, một số hạn chế của lý thuyết này cũng bộc lộ. Nhìn chung, lý thuyết còn một số hạn chế nhất định nhưng đây là một hướng tiếp cận mới, phản bác những tiền đề lỗi thời trong nghiên cứu hành vi trước đây. Nội dung cốt lõi của học thuyết nhằm tìm ra đáp án để trả lời cho hai câu hỏi những thao tác của người sử dụng trên TTXH động cơ sử dụng TTXH của người dùng.

− SV là tầng lớp trí thức trẻ của mỗi quốc gia. Do đó, tạo điều kiện phát triển cho tầng lớp này là nhiệm vụ quan trọng. Đó là cơ sở, môi trường thuận lợi để nhân cách của họ ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, họ cũng được xã hội đánh giá như một người trưởng thành thực sự. Điều đó được minh chứng thông qua kết quả lao động của họ. Thế nhưng nhiệm vụ chính yếu của họ vẫn là học tập. Với nhu cầu nhận thức, họ sẽ tìm đến những nguồn tư liệu khác nhau. TTXH trở thành nguồn thông tin quan trọng đối với họ. Bên cạnh đó, nhu cầu giải trí, giao lưu, kết bạn, khẳng định bản thân của SV cũng phát triển mạnh mẽ. Mặc nhiên, TTXH trở thành phương tiện không thể thiếu trong đời sống của SV. Tùy thuộc vào mức độ nhận thức, thái độ của họ về TTXH mà cách thức sử dụng (thời gian, địa điểm, không gian …) sẽ được bộc lộ cụ thể. Không những vậy, nhu cầu là nguyên nhân thúc đẩy họ lựa chọn và sử dụng TTXH để làm thỏa mãn nhu cầu.

− Hành vi TTXH của sinh viên chịu tác động từ hai phía: các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Mức độ tác động của từng nhóm yếu tố đến hành vi TTXH của SV sẽ khác nhau. Nhóm yếu tố chủ quan gắn liền với yếu tố nhận thức, thái độ, nhu cầu và đặc điểm tâm lý của SV. Môi trường, điều kiện sinh hoạt, phương tiện xã hội, loại hình truyền thông là những yếu tố khách quan có tác động đến hành vi truyền thông xã hội của SV.

− TTXH là một loại hình truyền thông rất thu hút SV tham gia, sử dụng. Trong đó, mạng xã hội là loại hình được SV sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là mạng xã hội Facebook. Không những vậy, Youtube và Instagram là hai trong bốn loại hình thuộc trang chia sẻ nội dung được SV sử dụng rất nhiều. Họ dành một khoảng thời gian nhất định để sử dụng TTXH. Xét trên tổng thể, hầu hết SV sử dụng TTXH trên 4 giờ trong một ngày. Qua đó cho thấy SV đã dành một thời gian nhất định để sử dụng TTXH. Tuy nhiên, có sự khác biệt trong thời gian sử dụng TTXH giữa các nhóm SV.

Đối với những SV không đi làm thêm và không có sự quản thúc của gia đình, họ sử dụng TTXH thường xuyên hơn. Mặc dù họ dành một lượng thời gian nhất định để sử dụng TTXH, nhưng không phải họ sử dụng TTXH với bất kỳ thời điểm nào trong ngày. SV chủ yếu sử dụng vào thời gian rảnh rỗi. Điều đó chứng minh nhận thức đúng là cơ sở để SV thực hiện hành vi đúng.

− Điện thoại di động là thiết bị được SV sử dụng nhiều nhất để truy cập TTXH.

Bên cạnh đó, SV truy cập TTXH bằng laptop cũng khá nhiều, xếp sau ĐTDĐ. Mặt khác một số ít SV truy cập TTXH trên Tivi. Chủ yếu họ xem Youtube trên thiết bị này.

− SV sử dụng TTXH với nhiều mục đích khác nhau. Chủ yếu họ sử dụng để tương tác, giao lưu với mọi người trên thế giới. Qua đó cho thấy nhu cầu kết bạn, giao lưu của SV là rất lớn. Sau đó, nhu cầu tìm hiểu thông tin thông qua TTXH cũng khá lớn, được xếp thứ hai. Ngược lại, SV ít sử dụng TTXH để xây dựng hình ảnh bản thân.

Một phần của tài liệu Hành vi truyền thông xã hội của sinh viên một số trường đại học tại thành phố hồ chí minh (Trang 124 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)