CẦN CHÚ TRỌNG HƠN NỮA CÔNG TÁC MARKETING, MỞ RỘNG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 132 - 141)

5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI

3.3. CẦN CHÚ TRỌNG HƠN NỮA CÔNG TÁC MARKETING, MỞ RỘNG

TRƯỜNG

Ngày nay, khi công việc kinh doanh có nhiều thuận lợi hơn khi cơ chế pháp luật của Nhà nước ngày càng hoàn thiện và hổ trợ khá nhiều cho doanh nghiệp. Nhưng cũng là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp bên cạnh nhưng thuận lợi là những tiêu chuẩn bắt buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Do đó, tính năng động trong mỗi doanh nghiệp luôn là điểm quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp đó. Từ khi công ty tiến hành cổ phần hóa vào năm 2004, đồng thời khi Việt Nam gia nhập WTO thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, buộc công ty phải có những bước biến đổi trong hoạt động của công ty mà trong đó công tác marketing là rất quan trọng, nó giúp thị trường biết nhiều hơn về công ty, giúp công ty mở rộng hơn thị trường tiêu thụ của mình. Muốn làm tốt công tác marketing và mở rộng thị trường tiêu thụ, thì:

− Phòng kế hoạch kinh doanh: cần tăng cường khả năng thu thập xà xử lý thông tin để tạo cơ sở cho việc dự báo và lập kế hoạch kinh doanh một cách chính xác, hiệu quả và nâng cao khả năng thích ứng với thị trường bằng cách tăng cường học hỏi thông qua những đối tác lớn, giàu kinh nghiệm và tích cực học hỏi trao dồi những kiến thức qua những chuyến khảo sát thực tế ở nước ngoài.

− Tăng cường xúc tiến thương mại, không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ bằng cách tìm những cơ hội giao thương thông qua mạng, báo chí, những cuộc triển lãm hội chợ hoặc trực tiếp khảo sát thị trường hoặc có thể hợp tác với những khách hàng quen thuộc để tìm khách hàng mới với những thỏa thuận hấp dẫn như: cho họ hưởng hoa hồng hoặc giảm giá khi mua hàng…

− Đối với những khách hàng chưa là khách hàng thường xuyên của công ty phải luôn giữ vững uy tín bằng những lần giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn để tiếp tục duy trì và mở rộng thị phần hơn nữa. Đối với những khách hàng truyền thống cần tận dụng mối quan hệ này để phát triển những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp.

Với những kiến nghị như trên, tôi mong rằng sẽ hữu ích cho công ty trong quá trình tổ chức quản lý và kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và ổn định hơn nữa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

3.4. NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HẠ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT

* Nâng cao chất lượng sản phẩm:

Việc nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp lâu dài giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển và ngày càng có uy tín trên thị trường.

Theo phân tích của Bộ công thương, năm 2009 được đánh giá là năm khó khăn của ngành thủy sản không chỉ do thị trường xuất khẩu bị thu hẹp mà hoạt động nuôi trồng cũng bị những rào cản về kỹ thuật và chi phí. Tính đến hết tháng 11, giá trị XK thủy sản năm 2009 giảm khoảng 7,4% so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do sức tiêu thụ tại 3 thị trường chính là EU, Mỹ, Nhật Bản (chiếm 61% tổng giá trị XK) đều giảm. Tuy nhiên, với số liệu phân tích từ công ty thì tình hình kinh doanh của công ty có chiều hướng tốt hơn so với xu hướng chung của ngành khi doanh thu đạt cao hơn các năm trước đặc biệt là doanh thu về xuất khẩu.

Cũng theo Bộ công thương, qua năm khó khăn 2009, nhu cầu cho các mặt hàng thủy sản sẽ tăng lên khi nền kinh tế của Mỹ và các nước tại EU hồi phục. Theo dự báo của IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng 3.1%. Ngành thủy sản là 1 trong số những đối tượng ưu tiên đảo nợ từ gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn 4% sang gói vay trung và dài hạn hỗ trợ 2%/năm. Như thế, sẽ giảm bớt những khó khăn cho DN nuôi trồng khi chi phí đầu vào gia tăng.Trong năm 2010, khi nền kinh tế Mỹ dự báo sẽ phục hồi, đồng USD sẽ mạnh trở lại. Dự báo tỷ giá sẽ rơi vào khoảng 18.500 - 19.000 VND/USD sẽ là điều kiện thuận lợi cho DN xuất khẩu trong đó có thủy sản.

Với những thuận lợi chung thì bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có, tuy nhiên vận dụng tốt nó để đem lại hiệu quả cho công ty mình không phải là một vấn đề đơn giản. Ngoài những giải pháp được đưa ra trong các phần trên thì việc đảm bảo, nâng cao chất lượng sản phẩm là tiêu chí quan trọng để F17 có thể tận dụng tốt hơn những thuận lợi của thị trường trong năm 2010 cũng như những năm sau. Một số giải pháp được đưa ra để nâng cao chất lượng sản phẩm:

− Công tác thu mua nguyên liệu là khâu đầu tiên cần phải được chú trọng, tổ thu mua nguyên liệu cùng với đội ngũ KCS phải được trang bị đầy đủ kiến thức và thiết bị kiểm phẩm để đảm bảo nguyên liệu đầu vào đạt yêu cầu sản xuất. Nhưng biện pháp đảm bảo hữu hiệu hơn cả là công ty nên mở rộng bao tiêu sản phẩm với ngư dân. Đồng thời, công ty nên thâm nhập sâu hơn nữa vào khâu nuôi trồng và đánh bắt để chủ động về nguồn nguyên liệu, cắt giảm đến mức tốt nhất chi phí về nguyên liệu vì đây là

khoản chi phí chiếm tỷ trọng rất cao ( từ 70%-80%) trong giá thành sản phẩm hải sản các loại.

− Khi mở rộng quy mô sản xuất cần chú ý hệ thống kho trạm và cở sở chế biến: nên đặt tại các địa bàn nhiều nguồn hàng một mặt thuận lợi trong việc mua bán, mặt khác hạn chế hư hao, chi phí trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

− Thủ kho phải theo dõi lượng nguyên vật liệu biến động hàng ngày để xác định thời điểm mua nguyên liệu thích hợp vừa đảm bảo cho sản xuất mà không phải phát sinh nhiều chi phí lưu kho. Đồng thời tổ thu mua nguyên liệu phải chủ động trong việc nắm bắt giá cả thị trường tại các khu vực thu mua và cung cấp thông tin kịp thời giúp cho nhà quản lý chỉ đạo giá cả thu mua nguyên liệu hợp lý.

* Hạ thấp giá thành sản phẩm

Hạ thấp giá thành sản phẩm là một trong những nhiệm vụ quan trọng của doanh nghiệp có ý nghĩa đối với doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Đối với doanh nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh, có điều kiện tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, mặt khác hạ thấp giá thành sẽ tiết kiệm vốn cho doanh nghiệp và từ đó tăng hiệu quả kinh doanh.

Đối với nền kinh tế mà doanh nghiệp nào cũng hạ thấp giá thành sẽ giúp cho nền kinh tế ổn định được giá cả, ổn định thị trường và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đối với công ty F-17 biện pháp hạ thấp giá thành cũng nhiều nang giải bởi tính đặc thù của ngành về yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra.

Yếu tố đầu vào: khâu nguyên vật liệu bị ảnh hưởng nhiều vào điều kiện tự nhiên, tính mùa vụ …, đồng thời hiện nay trong tỉnh, trong khu vực quá nhiều doanh nghiệp sản xuất chế biến mặt hàng thủy sản vì vậy việc thu mua nguyên liệu khó khăn.Mặt khác, trong điều kiện hiện nay nhu cầu con người cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn vì vậy để duy trì được đội ngũ công nhân lành nghề doanh nghiệp cung phải có mọi chế độ ngày càng cao về tiền lương, thưởng… cho công nhân và cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.

Yếu tố đầu ra: Để duy trì được đội ngũ khách hàng doanh nghiệp cũng phải cố gắng rất nhiều để thực hiện đúng các điều kiện trong hợp đồng bán hàng về đảm bảo chất lượng sản phẩm thời gian giao hàng, các chế độ hậu đãi khác….Hiện nay để hạ thấp giá thành sản phẩm theo tác giả cần chú trọng thêm những biện pháp sau:

- Quản lý chặt chẽ hơn về giá mua nguyên vật liệu và định mức tiêu hao nguyên vật liệu, phải thu mua nguồn nguyên tại chỗ để tiết kiệm chi phí.

- Phải có nhiều chính sách phúc lợi hơn cho người lao động để khuyến khích họ tăng năng suất lao động.

- Tiết kiệm hơn nữa các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất như chi phí chờ việc do thiếu nguyên liệu, đây là tính đặc thù của ngành tuy nhiên doanh nghiệp phải khắc phục bằng cách nên đầu tư kho lạnh để dự trữ nguyên liệu đảm bảo doanh nghiệp tính liên tục trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như cải thiện việc người lao động phải làm tăng ca, thêm giờ.

3.5. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Với những công ty trong ngành sản xuất, chế biến thủy hải sản thì tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của như so với tài sản ngắn hạn là không đáng kể, tuy nhiên giá trị của nó cũng không phải là nhỏ. Do đó, ngoài việc nâng cao chất lượng trong việc quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn thì hiệu quả trong công tác đầu tư và quản lý tài sản cố định cũng là một vấn đề công ty cần quan tâm hơn.

− Hiện nay, khi tiêu chí về chất lượng sản phẩm ở các thị trường nước ngoài ngày càng cao thì việc đầu tư vào máy móc thiết bị sản xuất hiện đại, các dây chuyền sản xuất tiên tiến là rất cần thiết. Công ty phải tăng cường hơn nữa việc đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất và để đảm bảo cho việc đầu tư có hiệu quả công ty phải giao cho các cơ sở chế biến lập kế hoạch và xác định rõ nhu cầu đầu tư của mình để có trình tựưu tiên đầu tư hợp lý, tránh việc xây dựng, mua sắm tài sản nhưng chưa sử dụng đến dễ phát sinh hao mòn hữu hình lẫn vô hình. Đồng thời, trước khi quyết định đầu tư cần phải thiết lập dự án nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của nó để có sự lựa chọn đúng đắn ít rủi ro, đặc biệt đối với các tài sản có giá trị lớn và những công trình xây dựng.

− Triệt để sử dụng diện tích, nhà cửa vật kiến trúc, kho bãi, phương tiện vận chuyển hiện có, chẳng hạn như trong thời gian trái vụ nhiệm vụ sản xuất không nhiều, công ty có thể tận dụng cho những mục đích khác như cho thuê.

− Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các phân xưởng trong từng nhà máy nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất của từng đơn vị để đảm bảo tài sản được sử dụng tốt hơn.

− Công ty cũng như các xí nghiệp nên thường xuyên kiểm tra đánh giá lại giá trị tài sản cốđịnh để có biện pháp thích hợp như là phát hiện hư hỏng để sửa chữa hay tiến hành thanh lý những tài sản không sử dụng để thu hồi vốn nhằm tái đầu tư lại TSCĐ.

− Máy móc luôn phải đi cùng với con người, do đó, việc nâng cao tay nghề cũng như sự hiểu biết của công nhân sử dụng máy móc là một vấn đề cần thiết. Vì thế, công ty cần phải có những chính sách đào tạo hợp lý để người lao động có thể sử dụng máy móc, những dây chuyền sản xuất hiện đại một cách có hiệu quả, tránh trường hợp người lao động sử dụng sai dẫn đến hư hỏng hay sử dụng không hết những chức năng của máy móc gây lãng phí cho công ty.

KẾT LUẬN

Trong thời kỳ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay thì việc chuyển hóa một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần là rất cần thiết. Với vai trò “đầu tàu” của doanh nghiệp nhà nước, khi chuyển sang hình thức công ty cổ phần sẽ được kết hợp với tư duy làm ăn nhanh nhạy, chủ động trong mọi hoạt động của mình sẽ giúp cho công ty có nhiều thuận lợi trong việc phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên còn nhiều nguyên nhân, hoạt động của các công ty mới chuyển sang cổ phần hóa đã không khỏi bộc lộ nhiều yếu kém khi gặp một nền kinh tế thị trường và hội nhập cùng bè bạn quốc tế, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ buộc phải giải thể.

Được tiếp cận với thực tế qua quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, tôi nhận thấy công ty đã đảm nhiệm khá tốt vai trò “đầu tàu” của mình đối với nền kinh tế xã hội tỉnh nhà cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước.

Là doanh nghiệp Nhà Nước được thành lập từ rất sớm với số vốn ít ỏi ban đầu, công ty đã hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt là sau thời gian được cổ phần hóa công ty đã năng động hơn trong mọi hoạt động với quy mô hiện nay của công ty đã mở rộng hơn 500 tỷ đồng, hiệu quả hoạt động ngày được nâng cao, nguồn lực về tài chính cũng như về con nguời ngày càng mạnh mẽ. Đó là kết quả của sự phấn đấu không ngừng của toàn thể CB- CNV trong công ty. Trong đó yếu tố mang ý nghĩa quyết bao định bao trùm hơn cả là khả năng quản lý, sắp xếp, phân bổ nguồn lực tài chính tại đơn vị.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, Nxb Thống kê. 2. Nguyễn Tấn Bình (2005), Phân tích quản trị tài chính, Nxb Thống kê.

3. Nguyễn Minh Kiều (2007), Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản thống kê. 4. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nxb thống kê. 5. Trang web: www.webketoan.com

6. Trang web: www.saga.vn

7. Trang web: www.nhatrangseafoods.com.vn 8. Trang web: www.vi.wikipedia.org

9. Trang web: www.kienthuctaichinh.com

BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỐ PHẦN

NHA TRANG SEAFOODS – F17 QUA CÁC NĂM 2003, 2005 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2003 2005 2006 2007 2008 2009 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 384.502 461.685 499.315 472.460 758.681 850.008

Các khoản giảm trừ doanh thu 109 1.418 1.961 14.260 1.242 759 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 384.393 460.266 497.354 458.201 757.439 849.248 Giá vốn hàng bán 358.761 391.348 416.154 378.915 624.039 662.848 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 25.632 68.918 81.199 79.286 133.400 186.400

Doanh thu hoạt động tài chính 119 23 68 147 7.238 13.650

Chi phí tài chính 5.281 5.918 10.973 12.146 21.690 16.683

Trong đó: chi phí lãi vay 5.046 5.801 10.710 11.815 20.326 16.683

Chi phí bán hàng 6.658 21.033 30.935 26.092 52.109 54.220 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.316 5.741 11.471 7.408 10.444 16.623

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 9.496 36.248 27.888 33.786 56.394 112.524

Thu nhập khác 3.092 810 496 2.378 9.285 12.265

Chi phí khác 4.484 402 625 4 1.776 1.927

Lợi nhuận khác (1.392) 407 (130) 2.374 7.509 10.338

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 8.104 36.656 27.758 36.160 63.903 122.861

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 2.593 - 1.832 2.323 4.126 10.408

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - -

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 5.511 36.656 25.926 33.838 59.777 112.454

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG

SEAFOOF – F17 QUA CÁC NĂM 2003, 2005 – 2009

ĐVT: Triệu đồng

TÀI SẢN 2003 2005 2006 2007 2008 2009

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 113.935 262.263 290.361 220.360 229.060 358.748

I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.640 4.720 6.061 3.541 9.014 51.903

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0

III. Các khoản phải thu ngắn hạn 78.797 214.383 235.892 158.850 189.555 224.534 IV. Hàng tồn kho 28.945 32.226 44.159 48.394 24.359 71.157 V. Tài sản ngắn hạn khác 554 10.934 4.249 9.575 6.818 11.154

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 46.564 45.609 48.815 80.004 121.907 141.357

I. Các khoản phải thu dài hạn 0 1.348 1.275 768 517 379 II. Tài sản cố định 31.367 41.824 45.981 42.292 50.003 64.429

III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0

IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.552 599 607 36.922 71.175 76.138 V. Tài sản dài hạn khác 13.644 1.838 952 22 212 411

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 132 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)