Phân tích các tỷ số hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 89 - 95)

5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI

2.2.7. Phân tích các tỷ số hoạt động

a) Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển của khoản phải thu, tức là tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của nó để đảm bảo cho thanh toán và hoạt động của doanh nghiệp.

Ta có:

Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu =

Ngoài ra để đánh giá việc quản lý của công ty đối với các khoản phải thu cụ thể hơn ta kết hợp phân tích với chỉ tiêu kỳ thu tiền, đó là số ngày của một vòng quay khoản phải thu:

360 ngày Kỳ thu tiền BQ =

Số vòng quay các khoản phải thu bình quân Căn cứ vào số liệu ta lập bảng phân tích sau:

BẢNG 2.24. SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU VÀ KỲ THU TIỀN

ĐVT: Triệu đồng

2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % Doanh thu thuần 497.354 458.201 757.439 849.248 (39.153) (7,87) 299.238 65,31 91.810 12,12

Phải thu bình quân 224.608 197.371 174.203 207.045 (27.237) (12,13) (23.168) (11,74) 32.842 18,85

Phải thu đầu kỳ 213.323 235.892 158.850 189.555 22.569 10,58 (77.042) (32,66) 30.705 19,33 Phải thu cuối kỳ 235.892 158.850 189.555 224.534 (77.042) (32,66) 30.705 19,33 34.979 18,45

Số vòng quay các KPT 2,21 2,32 4,35 4,10 0,11 4,84 2,03 87,29 (0,25) (5,66) Kỳ luân chuyển KPT 163 155 83 88 (8) (4,62) (72) (46,61) 5 6,00 2,32 4,10 4,35 2,21 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 2009 - 0,50 1,00 1,50 2,00 2,50 3,00 3,50 4,00 4,50 5,00

DOANH THU THUẦN PHẢI THU BÌNH QUÂN SỐ VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU

ĐỒ THỊ 2.18. SỐ VÒNG QUAY KHOẢN PHẢI THU

Từ bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy số vòng quay các khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng dần (năm 2006, vòng quay khoản phải thu là 2,21 vòng; đến năm 2008 đã đạt 4,35 vòng, tăng 96%, năm 2009 tuy có giảm nhưng vẫn cao hơn năm 2006 và 2007), tức là công ty đang dần rút ngắn số ngày thu hồi nợ (từ 163 ngày năm 2006

xuống còn 88 ngày năm 2009). Đây là một tín hiệu đáng mừng, điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong việc giảm thiểu số vốn bị chiếm dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Để có cái nhìn chính xác hơn về khả năng thu hồi vốn của công ty, ta đi so sánh chỉ số này với các DN khác cùng ngành:

BẢNG 2.25.

KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÁC DN CHẾ BIẾN THỦY SẢN

CHỈ TIÊU Cổ phần Hùng Vương (HVG) Cổ phần Nam Việt (ANV) Cổ phần Vĩnh Hoàn(VHC)

Kỳ thu tiền bình quân

năm 2008 (ngày) 132 47 42

Kỳ thu tiền bình quân

năm 2009 (ngày) 196 161 42

Báo cáo kiểm toán 2008, VASEP và báo cáo tài chính năm 2009 của các công ty trên.

Nhìn vào bảng 2.25, ta thấy tình hình chung về kỳ luân chuyển KPT của các doanh nghiệp trong ngành, Công ty F17 có kỳ thu tiền bình quân đến 122 ngày trong các năm qua. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là một điều không tốt. Bởi vì không phải là công ty không nỗ lực thu hồi nợ (nhìn vào các khoản phải thu có chiều hướng giảm liên tục từ năm 2006 đến năm 2008 chứng tỏ công ty đã mạnh tay trong việc thu hồi nợ) nhưng do năm 2008 là năm hàng hóa khó khăn trong việc tiêu thụ, để bán được hàng, cuối năm công ty đã chủ động nới lỏng chính sách thu tiền. Năm 2009, nếu so sánh với 3 công ty trên thì kỳ thu tiền bình quân của F17 tương đối tốt hơn, tuy có tăng lên là 85 ngày. Chính chính sách nới lỏng trong bán hàng đã làm cho các khoản phải thu năm 2009 tăng hơn so với năm 2008, dẫn đến vòng quay các khoản phải thi giảm chỉ còn 4,23 vòng / năm. Nếu xét chung cả 4 năm thì ta thấy tình hình các khoản phải thu của công ty có chuyển biến tốt, năm sau luân chuyển nhanh hơn năm trước, riêng năm 2009, khi tình hình bán hàng tốt hơn, doanh thu tăng thì đồng nghĩa với nó là nợ phải thu nhiều hơn. Đây là một quy luật trong việc bán hàng.

e) Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển hàng hoá nhanh hay chậm hay cho biết thời gian hàng hóa nằm trong kho trước khi bán ra. Thời gian này càng giảm thì khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho càng nhanh. Chính vì vậy mà số vòng quay hàng tồn kho ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của

đơn vị. Mặt khác chỉ tiêu này còn phản ánh chất lượng và chủng loại hàng hóa kinh doanh có phù hợp trên thị trường hay không. Ta có:

Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =

Hàng tồn kho bình quân Ta có bảng phân tích sau:

360 ngày Số ngày lưu kho =

Vòng quay hàng tồn kho

BẢNG 2.26. SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO VÀ SỐ NGÀY LƯU KHO

ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % Giá vốn hàng bán 416.154 378.915 624.039 662.848 (37.240) (8,95) 245.124 64,69 38.809 6,22 Tồn kho đầu kỳ 32.226 44.159 48.394 24.359 11.933 37,03 4.235 9,59 (24.035) (49,66) Tồn kho cuối kỳ 44.159 48.394 24.359 71.157 4.235 9,59 (24.035) (49,66) 46.798 192,11 Tồn kho bình quân 38.193 46.277 36.377 47.758 8.084 21,17 (9.900) (21,39) 11.382 31,29 Vòng quay(vòng) 10,90 8,19 17,15 13,88 (2,71) (24,85) 8,97 109,51 (3,28) (19,09)

Số ngày lưu kho (ngày) 33,04 43,97 20,99 25,94 10,93 33,07 (22,98) (52,27) 4,95 23,60

10,90 8,19 17,15 13,88 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 2006 2007 2008 2009 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00 20,00

GIÁ VỐN HÀNG BÁN TỒN KHO BÌNH QUÂN VÒNG QUAY (VÒNG)

Từ bảng số liệu và đồ thị trên, ta thấy số vòng quay HTK trong 4 năm có xu hướng tăng. Tuy năm 2007 số vòng quay HTK có giảm 24,85% nhưng năm 2008 số vòng quay đã tăng trưởng nhanh chóng hơn 100%, đã kéo số vòng quay chung 3 năm tăng 57,44%, đến 2009 tuy giảm xuống còn 13,88 vòng/năm nhưng so với 2008 thì vẫn cao hơn gần 3 vòng/năm. Cụ thể như sau:

Năm 2007: vòng quay hàng tồn kho giảm 2,71 vòng xuống còn 8,19 vòng tương ứng với điều đó là số ngày lưu kho tăng lên 43,97 ngày. Nguyên nhân là do trong khi giá vốn hàng bán giảm trong năm 2007 thì hàng tồn kho bình quân lại tăng lên 21,17% so với 2006. Giá vốn hàng bán giảm mạnh là do trong năm số lượng tiêu thụ của công ty bị sụt giảm mạnh, cộng thêm hàng bán bị trả lại nhiều, làm HTK tăng nhanh. Năm 2007 là năm mà công ty phải chịu ứ đọng một khoản vốn lớn trong HTK.

Năm 2008: vòng quay HTK tăng mạnh gần 9 vòng, đạt 17,15 vòng/năm. Trong năm công ty tiêu thụ được một lượng hàng hóa lớn làm giá vốn của công ty tăng nhanh 64,69%, đồng thời lượng HTK giảm hơn 21,39% (trong đó thành phẩm giảm 55,71%, hàng hóa giảm 64,59%). Chính điều này đã làm giảm số ngày lưu kho trung bình xuống chỉ còn 21 ngày (trong khi năm 2007 là 44 ngày).

Năm 2009: tuy lượng hàng tồn kho cuối năm tăng mạnh, so với 2008 tăng 192,11% làm cho hàng tồn kho bình quân năm đạt giá trị 47.758 triệu đồng, tăng 31,29% tương ứng 11.382 triệu đồng so với năm 2008; nhưng giá vốn hàng bán lại tăng 38.809 triệu đồng cho nên vòng quay hàng tồn kho giảm 3,28 vòng so với năm 2008. Nếu kết hợp phân tích với doanh thu năm 2009 thì ta thấy sự biến động này là phù hợp, doanh thu bán hàng tăng 91.327 triệu đồng, các khoản giảm trừ doanh thu giảm 482 triệu đồng làm cho doanh thu thuần về bán hàng tăng 91.810 triệu đồng tương ứng 12,12%, khi doanh thu bán hàng tăng sẽ tạo đà cho sản xuất, lượng hàng tồn kho cuối năm 2009 chủ yếu là thành phẩm cũng là kết quả tất yếu của quy trình kinh doanh này.

Phân tích mối tương quan giữa hàng tồn kho và doanh thu của công ty qua từng năm, từ năm 2006 đến năm 2009. Ta có bảng số liệu phân tích sau:

BẢNG 2.27. BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO VÀ DOANH THU BÁN HÀNG ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % Hàng tồn kho 44.159 48.394 21.981 71.163 4.235 9,59 (26.413) (54,58) 49.182 223,74 Thành phẩm 41.832 46.641 20.656 68.711 4.809 11,50 (25.985) (55,71) 48.055 232,64 Hàng hoá 331 388 251 512 57 17,22 (137) (35,31) 261 103,98 Nguyên vật liệu 1.833 962 1.004 1.470 (871) (47,52) 42 4,37 466 46,41 Công cụ dụng cụ 173 87 75 134 (86) (49,71) (12) (13,79) 59 78,67 Chi phí SXKD dỡ dang - 326 2 336 326 (324) (99,27) 334 14.018 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (10) (10) (7) - - - 3 (30,00) 7 (100) DTT về bán hàng 497.354 458.201 757.439 849.248 (39.153) (7,87) 299.238 65,31 91.809 12,12 21.981 71.163 48.394 44.159 - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 2009 - 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000

DOANH THU THUẦN VỀ BÁN HÀNG HÀNG TỒN KHO

ĐỒ THỊ 2.20. MỐI TƯƠNG QUAN: DOANH THU – HÀNG TỒN KHO

Qua bảng số liệu phân tích và đồ thị trên ta nhận thấy hàng tồn kho và doanh thu bán hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau trong 3 năm 2006 đến 2009, và cùng chiều nhau trong năm 2009. Nếu như năm 2007, doanh thu bán hàng giảm 7,87% thì hàng tồn kho tăng 9,59% và ngược lại năm 2008, hàng tồn kho giảm 54,58%% thì doanh thu bán hàng tăng 65,31% so với năm trước đó. Sang năm 2009, thì ngược với xu hướng các năm trước, doanh thu thuần và hàng tồn kho đều tăng cùng chiều nhau, hàng tồn kho tăng 49.182 triệu đồng tương ứng tăng 223,74% thì cùng đó doanh thu thuần về bán hàng tăng 91.809 triệu đồng tương ứng tăng 12,12% so với năm 2008. Mối tương quan này sẽ chưa thể cho ta một nhận xét hợp lý nào khi ta chưa phân tích về cơ cấu hàng tồn kho trong các năm. Dựa vào bảng 3.3, ta dễ dàng nhận ra hàng tồn

kho của công ty chủ yếu là thành phẩm. Chính vì kết cấu hàng tồn kho nặng về thành phẩm nên ta có thể giải thích được tại sao năm 2007, doanh thu giảm mà hàng tồn kho tăng 9,59% như vậy.

Theo phân tích thị trường thủy sản trong nước và xuất khẩu năm 2006, tình hình tiêu thụ sản phẩm tăng và có thể vượt chỉ tiêu đề ra. Chính doanh thu năm 2006 của công ty cũng đã nói lên điều này khi năm 2006, doanh thu thuần đạt 497.354 triệu đồng tăng 8,06% so với năm 2005 (doanh thu thuần chỉ đạt 460.266 triệu đồng). Đây có lẽ là nguyên nhân dẫn đến năm 2007 công ty tăng đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng biến cố xãy ra khi năm 2007, tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu nổ ra làm cho tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty không còn thuận lợi như năm 2006. Chính nguyên nhân này làm cho doanh thu năm 2007 giảm sút, đồng thời theo đó là thành phẩm đã sản xuất ra bị ứ đọng lại.

Đến năm 2008, khi khủng hoảng kinh tế diễn ra trong diện rộng nhưng có thể với nhiều chính sách bán hàng, kinh doanh hợp lý mà công ty không bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng, đồng thời còn tăng doanh thu bán hàng. Đây có thể xem là một thành công của công ty trong năm 2008. Tình hình về tồn kho được cải thiện đáng kể, thành phẩm tồn kho giảm hơn 55%, còn chi phí sản xuất dỡ dang tăng hơn 63 lần so với năm 2007.

Sang năm 2009, tiếp tục đà tăng doanh thu của năm 2008, doanh thu năm 2009 tăng về giá trị 91.809 triệu đồng tương ứng tăng 12,12%. Bên cạnh đó, có thể với nhiều đơn hàng dành cho năm 2010, công ty đã tăng cường sản xuất để có sản phẩm xuất hàng cho nên đến cuối năm 2009 lượng thành phẩm tồn kho tăng đột biến so với năm 2008, tăng hơn 2 lần.

Tóm lại, qua những điều phân tích ở trên, ta thấy tình hình tiêu thụ công ty tương đối tốt. Số vòng quay HTK được cải thiện đáng kể, số ngày lưu kho giảm, tốc độ luân chuyển hàng hóa tăng, chứng tỏ công ty đang dần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Trong tương lai, công ty cần cố gắng duy trì lượng hàng tồn kho ở một mức hợp lý.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 89 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)