5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI
2.2.6.2. Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là phân tích về: các khoản phải thu và tình hình công nợ, các khoản phải trả và khả năng chi trả. Đây là nhóm chỉ tiêu được sự quan tâm của các nhà quản trị, chủ sở hữu và đặc biệt là các nhà cho vay.
Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải thể hiện ở khả năng chi trả, bởi vì nó phản ánh chất lượng công tác tài chính.
Để đánh giá một cách chính xác khả năng thanh toán của công ty ta phải xem đầy đủ cả trong ngắn hạn và dài hạn thông qua một số chỉ tiêu. Nhưng do số liệu hạn chế nên việc phân tích khả năng thanh toán dài hạn khó khăn và đặc điểm của công ty sử dụng ít nợ cũng như tài sản dài hạn nên chỉ có thể tiến hành phân tích khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
a) Hệ số thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán hiện hành là công cụ đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, biểu thị sự cân bằng giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn.
Ý nghĩa của tỷ số này là nói lên mức độ trang trải của tài sản ngắn hạn đối với khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm nào. Tóm lại, cho ta biết tại một thời điểm nhất định ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì công ty có khả năng huy động bao nhiêu từ tài sản ngắn hạn để trả nợ. Ta có:
TSNH Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập được bảng phân tích như sau:
BẢNG 2.20. HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % TS NGẮN HẠN 290.361 220.360 229.746 358.748 (70.001) (24,11) 9.386 4,26 129.002 56,15 NỢ NGẮN HẠN 241.910 191.734 222.029 293.740 (50.176) (20,74) 30.295 15,80 71.711 32,30 KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH 1,20 1,15 1,03 1,22 (0,05) (4,25) (0,11) (9,97) 0,19 18,03 1,20 1,15 1,03 1,22 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 2009 0,90 0,95 1,00 1,05 1,10 1,15 1,20 1,25
TS NGẮN HẠN NỢ NGẮN HẠN KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH
ĐỒ THỊ 2.14. HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH
Từ bảng số liệu và đồ thị trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành có xu hướng giảm trong 3 năm 2006 đến 2008 (năm 2008 so với năm 2006 giảm 14%), nhưng có sự
đảo chiều mạnh mẽ vào năm 2009 (tăng 18,03% so với năm 2008, đạt giá trị lớn hơn cả năm 2006). Cụ thể như sau:
Năm 2007: hệ số thanh toán hiện hành là 1,15 lần; giảm hơn năm 2006 là 0,05 tương ứng 4,25%, tức là với một đồng nợ ngắn hạn khả năng chi trả của công ty giảm đi 0,05 đồng. Nguyên nhân là do trong năm 2007 cả TSNH và Nợ NH đều giảm nhưng mức giảm 70.001 triệu đồng tương ứng 24,11% của TSNH cao hơn mức độ giảm của Nợ ngắn hạn là 50.176 triệu đồng tương ứng 20,74%.
Năm 2008: hệ số thanh toán hiện hành đạt 1,03 nghĩa là cứ 1 đồng nợ NH được đảm bảo bởi 1,03 đồng TSNH, giảm 9,97% so với năm 2007. Mặc dù trong năm TSNH và Nợ NH đều tăng trưởng nhưng mức tăng của nợ NH cao hơn mức tăng của TSNH (Nợ NH tăng 15,08% trong khi TSNH tăng 4,26%). Điều này chứng tỏ công ty đã tăng cường vay nợ NH nhưng chưa đầu tư nhiều vào TSNH.
Hệ số thanh toán hiện hành của công ty còn khá thấp so với ngành (hệ số thanh toán hiện hành trung bình ngành thuỷ sản là 1,5 lần). Đặc trưng của ngành thuỷ sản là TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn nên cần được chú ý đầu tư. Việc chưa chú trọng đầu tư vào TSNH - là TS đảm bảo cho các khoản nợ NH - làm xấu đi khả năng thanh toán của công ty trong mắt các chủ nợ và nhà đầu tư. Nếu công ty để cho hệ số thanh toán hiện hành này tiếp tục giảm trong các năm tới sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc vay vốn.
Năm 2009: là một sự đảo chiều mạnh mẽ khi khả năng thanh toán hiện hành đạt 1,22 lần tương ứng tăng 0,19 lần (18,03%) so với năm 2008, ngoài ra giá trị của nó còn vượt cả năm 2006 (năm 2006 là 1,20 lần). Đây là một dấu hiệu tốt khi công ty đã có biện pháp để gia tăng tài sản ngắn hạn đồng thời giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn trong tổng nguồn vốn để dần tiệm cận được với hệ số thanh toán hiện hành trung bình ngành thủy sản.
Nhưng, hệ số thanh toán hiện hành đã gom toàn bộ tài sản ngắn hạn lại mà không phân biệt hoạt tính của chúng nên nhiều khi không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Để khắc phục điều này người ta dùng hệ số thanh toán nhanh.
b) Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là tiêu chuẩn đánh giá khả năng thanh toán thận trọng hơn. Nó phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong điều kiện không bán
hết hàng tồn kho. Hệ số này khác hệ số thanh toán hiện hành ở chỗ là nó loại trừ hàng tồn kho ra khỏi công thức tính, bởi vì hàng tồn kho không có tính thanh khoản cao. Ta có:
TSNH – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
BẢNG 2.21. HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH
ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % TS NGẮN HẠN 290.361 220.360 229.746 358.748 (70.001) (24,11) 9.386 4,26 129.002 56,15 HÀNG TỐN KHO 44.159 48.394 24.359 71.157 4.235 9,59 (24.035) (49,66) 46.798 192,11 TSNH (trừ) - HTK 246.202 171.966 205.386 287.591 (74.236) (30,15) 33.420 19,43 82.205 40,02 NỢ NGẮN HẠN 241.910 191.734 222.029 293.740 (50.176) (20,74) 30.295 15,80 71.711 32,30 Hệ số thanh toán nhanh 1,02 0,90 0,93 0,98 (0,12) (11,87) 0,03 3,14 0,05 5,84 1,02 0,90 0,93 0,98 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2006 2007 2008 2009 0,82 0,84 0,86 0,88 0,90 0,92 0,94 0,96 0,98 1,00 1,02 1,04
TSNH (trừ) - HTK NỢ NGẮN HẠN Hệ số thanh toán nhanh
ĐỒ THỊ 2.15. HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH
Qua bảng số liệu và đồ thị trên, ta thấy hệ số thanh toán nhanh giảm mạnh trong năm 2007 và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2008, 2009. Cụ thể như sau:
Năm 2007: hệ số thanh toán nhanh giảm đáng kể, xuống chỉ còn 0,90. Điều này có nghĩa là khi không dùng đến hàng tồn kho, 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ có thể được đảm bảo thanh toán bằng 0,90 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này đã tụt giảm xuống nhỏ hơn
1, là do trong năm công ty đã tăng cường lượng HTK (HTK tăng 9,59%) trong khi TSNH của công ty lại giảm 24,11%. Như vậy lượng tiền thực chất đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn đang bị thiếu hụt. Lượng HTK tăng chủ yếu là thành phẩm sản xuất chưa bán được, cộng thêm việc trong năm một lượng lớn hàng bán của công ty bị trả lại do không đủ chất lượng, việc tiêu thụ hàng hóa khó khăn nên gánh nặng lưu kho càng tăng. Có thể nói, năm 2007 là năm công ty gặp nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ NH của mình.
Năm 2008: hệ số thanh toán nhanh đã được cải thiện, tăng lên 0,93 lần. Đó là do công ty đã giảm lượng HTK (HTK giảm 49,66%) và tăng đầu tư cho các khoản mục khác của TSNH làm TSNH tăng thêm 4,26%. Mặc dù hệ số thanh toán nhanh vẫn nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty vẫn thiếu TS đảm bảo cho các khoản nợ vay, nhưng việc giảm HTK (chủ yếu là giảm lượng thành phẩm) là một động thái tốt vì tình hình nền kinh tế năm 2008 khá ảm đảm, nếu tích trữ quá nhiều HTK sẽ làm ứ đọng vốn của DN, hàng lại không thể bán được làm giảm thiểu hiệu quả hoạt động SXKD của công ty.
Năm 2009: Tuy hàng tồn kho tăng lên khá nhiều, tăng 46.798 triệu đồng tương ứng tăng đến 192,11% so với năm 2008, nhưng hệ số thanh toán nhanh vẫn tăng nhẹ lên 0,98 lần tương ứng tăng 5,84% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009, tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh hơn 56% tương ứng tăng 129.002 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng đó là giá trị đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn nếu không kể hàng tồn kho tăng thêm 82.205 triệu đồng tương ứng tăng 40,02% so với năm 2008. Nếu phân tích sâu hơn về hàng tồn kho của công ty trong năm 2009 thì ta nhận thấy hàng tồn kho chủ yếu là thành phẩm, với tình hình thị trường có nhiều chuyển biến tốt (thể hiện là doanh thu bán hàng năm 2009 tăng mạnh), tình hình khủng hoảng tài chính đã được kìm chế và nền kinh tế đang trên đà phát triển, xu hướng thị trường chuyển hướng sử dụng sang hàng thủy sản (khi gia cầm đang có nhiều diễn biến phức tạp về dịch bệnh) thì thành phẩm tồn kho cuối năm nhiều cũng không là điều đáng ngại khi tính thanh khoản của loại hàng tồn kho này cao với điều kiện thị trường như phân tích ở trên.
Tuy hệ số thanh toán nhanh của công ty ở 3 năm 2007 đến 2009 có xu thế tăng nhẹ nhưng xét cục diện cả 4 năm 2006 đến 2009 thì hệ số này có xu hướng giảm, do đó công ty cần giảm bớt ảnh hưởng của hàng tồn kho đến khả năng đảm bảo nợ ngắn hạn của công ty bằng cách giải phóng bớt hàng tồn kho. Có như vậy mới đảm bảo được khả năng thanh toán của công ty.
c) Hệ số thanh toán bằng tiền
Với hai hệ số trên, ta thừa nhận rằng khoản phải thu có khả năng chuyển nhanh thành tiền để trả nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Thị trường tài chính, tiền tệ sẽ giúp cho việc trao đổi mua bán các “khoản phải thu” này. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường nói chung và thị trường tài chính nói riêng của nước ta chưa được phát triển mà lại gặp khủng hoảng như hiện nay, hệ số thanh toán bằng tiền thích hợp hơn là hệ số thanh toán nhanh.
Chỉ tiêu này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn ngắn hạn trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền và các chứng khoán ngắn hạn. Do đó ta có công thức như sau:
Tiền và các khoản tương đương tiền Hệ số thanh toán bằng tiền =
Nợ ngắn hạn Từ số liệu đã có, ta lập bảng phân tích sau đây:
BẢNG 2.22. HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN
ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN 6.061 3.541 9.014 51.903 (2.520) (41,58) 5.473 154,55 42.890 475,84 NỢ NGẮN HẠN 241.910 191.734 222.029 304.037 (50.176) (20,74) 30.295 15,80 82.008 36,94 HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN 0,03 0,02 0,04 0,17 (0,01) (26,29) 0,02 119,82 0,13 320,52 0,04 0,17 0,02 0,03 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2006 2007 2008 2009 0,00 0,02 0,04 0,06 0,08 0,10 0,12 0,14 0,16 0,18
TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN NỢ NGẮN HẠN HỆ SỐ THANH TOÁN BẰNG TIỀN
Qua đồ thị ta thấy, hệ số thanh toán bằng tiền có xu hướng tăng qua 3 năm. Mặc dù năm 2007, hệ số này giảm xuống chỉ còn 0,02 lần nhưng năm 2008, hệ số này tăng trưởng đạt 0,04 lần, đặc biệt năm 2009 tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã có chính sách nâng cao lượng tiền mặt duy trì để đảm bảo khả năng thanh toán cho các khoản nợ đến hạn. Cụ thể như sau:
Năm 2006: hệ số này là 0,03 tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo chi trả bằng 0,03 đồng tiền mặt mà không cần vay thêm, hay bán HTK hay thu hồi các khoản phải thu.
Năm 2007: hệ số này giảm 26,29% tức là với 1 đồng nợ ngắn hạn, khả năng đảm bảo chi trả của công ty giảm 26,29% khi không vay thêm hay bán hàng tồn kho và cũng không cần các khoản phải thu, nghĩa là chỉ đảm bảo bằng 0,018 đồng. Hệ số này giảm một phần lớn là do công ty đã giảm dự trữ tiền mặt xuống đáng kể, chỉ còn 3.541 triệu đồng, mặc dù nợ ngắn hạn cũng giảm nhưng tỷ lê giảm vẫn nhỏ hơn tiền mặt. Có thể nói năm 2007 là năm khá khó khăn đối với công ty: một số lượng lớn hàng bán bị trả lại, lượng thành phẩm tăng do không tiêu thụ được, quy mô DN bị thu hẹp, do đó công ty phải cắt giảm một lượng lớn tiền mặt để có vốn đầu tư lưu trữ HTK mặc dù biết việc cắt giảm khoản mục này cũng đồng nghĩa với việc làm xấu đi khả năng thanh toán bằng tiền của công ty.
Năm 2008: hệ số thanh toán bằng tiền được cải thiện đáng kể đạt 0,04 lần, tăng 119,82% so với năm 2007. Trong năm, công ty đã chủ động nâng cao lượng tiền và tương đương tiền lên 9.014 triệu đồng (riêng tiền mặt đạt 5.812 triệu đồng, tăng 695% so với năm 2007). Nguyên nhân của việc tăng lên nhanh chóng của khoản mục tiền và tương đương tiền là do năm 2008, công ty tiêu thụ được một lượng hàng lớn, DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, lượng HTK giảm do thành phẩm được tiêu thụ nhanh. Năm 2008, công ty cũng tăng cường vay nợ ngân hàng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với khoản mục tiền. Do đó, hệ số thanh toán bằng tiền trong năm 2008 đã được cải thiện đáng kể. Với hệ số đạt được năm 2008, công ty vừa đảm bảo có thể thanh toán kịp thời cho các khoản nợ đến hạn, vừa đảm bảo dòng tiền đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Năm 2009: hệ số thanh toán bằng tiền tăng lên 320,52% so với năm 2008, tức đạt 0,17 lần. Cùng với sự tăng chung của tổng tài sản và tài sản ngắn hạn thì lượng tiền tồn cuối năm cũng tăng gần gấp 5 lần so với năm 2008, trong khi đó nợ ngắn hạn cũng
có xu thế tăng nhưng tốc độ tăng chỉ là 36,94% so với năm 2008. Chính vì thế mà hệ số thanh toán bằng tiền năm 2009 được cải thiện hơn các năm trước đó.
Tuy nhiên việc nâng cao hệ số này chưa chắc là một điều tốt. Bởi vì, hệ số thanh toán bằng tiền là một hệ số khá phức tạp, nâng cao hệ số này là một việc nên làm nhưng để tồn đọng lượng vốn bằng tiền lớn tại doanh nghiệp cũng gây nhiều khó khăn cho việc lưu chuyển vốn của công ty. Do đó, duy trì một hệ số hợp lý là một vấn đề khó khăn mà công ty cần quan tâm.
d) Khả năng thanh toán lãi vay
BẢNG 2.23. HỆ SỐ THANH TOÁN LÃI VAY
ĐVT: Triệu đồng
2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009
+(-) % +(-) % +(-) %
LNTT VÀ LÃI VAY 38.469 47.976 84.229 139.545 9.507 24,71 36.253 75,57 55.316 65,67 LÃI VAY PHẢI TRẢ 10.710 11.815 20.326 16.683 1.105 10,32 8.511 72,03 (3.643) (17,92)
KHẢ NĂNG THANH
TOÁN LÃI VAY 3,59 4,06 4,14 8,36 0,47 13,05 0,08 2,05 4,22 101,85
Từ bảng 2.23 ta thấy hệ số thanh toán lãi vay của công ty khá tốt, có xu hướng gia tăng. Điều này chứng tỏ công ty sử dụng nguồn vốn vay khá hiệu quả, LN tạo ra vượt nhiều lần so với khoản lãi vay phải trả.
4,14 8,36 3,59 4,06 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2006 2007 2008 2009 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00
LNTT VÀ LÃI VAY LÃI VAY PHẢI TRẢ KHẢ NĂNG THANH TOÁN LÃI VAY
ĐỒ THỊ 2.17. HỆ SỐ THANH TOÁN LÃI VAY
Năm 2007: hệ số này tăng 13,05% so với năm 2006, đạt 4,06 lần. Mặc dù trong năm, công ty tăng cường vay nợ làm CP lãi vay phải trả tăng 10,32%, nhưng LNTT
tăng 8.402 triệu đồng, tương đương 30,27% đã làm LNTT và lãi vay tăng 24,74%., kéo khả năng thanh toán lãi vay của công ty tăng lên.
Năm 2008: hệ số này lại tiếp tục tăng 2,05%, lên 4,14 lần. LNTT của công ty trong năm 2008 tăng trưởng mạnh mẽ (tăng 76,72%) do hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm rất hiệu quả. Vì vậy, mặc dù công ty tăng cường khoản nợ vay làm chi phí lãi vay tăng 72,03% nhưng mức tăng của LNTT đã đủ bù đắp cho khoản chi phí lãi vay tăng thêm nên khả năng thanh toán lãi vay của công ty vẫn tăng trưởng.