5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI
1.5.6. Phân tích khả năng sinh lời qua chỉ số Dupont
Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Phương pháp này cho thấy sự tác động tương hổ giữa các tỷ số tài chính với nhau. Đó là mối quan hệ hàm số giữa các tỷ số: Vòng quay tổng tài sản, doanh lợi doanh thu, tỷ số nợ với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, phương pháp này còn chỉ rõ các nhân tố trong từng thành phần tác động lên các tỷ số này.
Phương pháp phân tính được minh họa bằng các công thức sau: ROA = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần
= x
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
ROE = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn CSH Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân
= x x
Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần 1
= x x
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOOD F17
QUA 4 NĂM 2006-2009
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 trước đây là Xí nghiệp Đông lạnh Nha Trang được UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định thành lập vào ngày 10/11/1976.
Xí nghiệp Đông lạnh Nha Trang tiếp nhận cơ sở của một xưởng tư nhân người Nam Triều Tiên chuyên sản xuất hàng đông lạnh từ trước năm 1975 tại 51 – 53 Lý Thánh Tôn, Nha Trang. Trong thời gian mới thành lập, xí nghiệp đông lạnh gồm có 70 công nhân viên với hệ thống máy móc thiết bị cũ kỹ nghèo nàn không đồng bộ, công suất của nhà máy là 300 Kg/ngày, kho bảo quản rách nát chỉ chứa được 20 Tấn, nhà xưởng chế biến chật hẹp, chưa đầy 200m2. Tiền vốn không có, kỹ thuật cơ điện lạnh không có, công nghệ chế biến cũng không. Đầu tiên công ty chỉ chế biến tôm hùm luộc xuất khẩu và một số mặt hàng nội địa khác. Điều kiện lao động rất khó khăn, chủ yếu là lao động thủ công.
Sau khi Xí nghiệp đã có vốn và có mối quan hệ vững chắc với khách hàng. Xí nghiệp đã mạnh dạn ký hợp đồng xuất khẩu với khách hàng và nhờ ủy thác xuất khẩu qua các đơn vị bạn.
Bắt đầu tạo được niềm tin và có uy tín trong kinh doanh, có vị trí ổn định trên thị trường, Xí nghiệp xin phép xuất khẩu trực tiếp nhằm chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh và tăng cường cạnh tranh.
Tháng 4 năm 1992 Xí nghiệp được phép xuất khẩu trực tiếp.
Ngày 14/12/93 Xí nghiệp đổi tên thành Công ty Chế Biến Thủy Sản Xuất Khẩu Nha Trang theo quyết định số 3200 QĐ/UB của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 01/8/2004, Công ty tiến hành cổ phần hóa thành Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 theo Quyết định số số 1875/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, với số vốn điều lệ: 33,3 Tỷ đồng.
Trải qua hơn 30 năm, Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 hiện nay giữ vai trò đầu đàn trong ngành Thủy sản Khánh Hòa, là Công ty Xuất khẩu có uy tín trên
thị trường, có sản lượng sản phẩm ổn định, có đội ngũ công nhân lành nghề, có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ
2.1.2.1. Chức năng
Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 là một doanh nghiệp cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp với lĩnh vực hoạt động chủ yếu là sản xuất và kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi, khô, đông lạnh, tẩm gia vị. Trong đó sản phẩm thủy sản tươi chiếm tỷ trọng đáng kể nhất.
Ngoài ra Công ty còn có hoạt động phụ là sản xuất và kinh doanh nước đá; Nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng; Nhận sửa chữa, lắp ráp các thiết bị lạnh, kho lạnh, thiết bị sản xuất nước đá.
2.1.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức thu mua tiếp nhận chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy trình chế biến hàng xuất khẩu bảo đảm chất lượng.
- Thực hiện tốt bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự trong đơn vị, bảo đảm an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
- Thực hiện pháp luật hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên trung thực theo đúng quy định quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu nhà nước.
- Sản xuất kinh doanh có hiệu quả đảm bảo bù đắp chi phí có lãi để tái sản xuất và thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách.
- Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên Công ty, từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của cán bộ công nhân viên Công ty.
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho ngành Chế biến Thủy sản chủ yếu gồm các loại: cá, tôm, cua, ghẹ,… chủ yếu được khai thác theo từng mùa vụ và theo từng vùng. Nguyên liệu thủy sản không bảo quản được lâu, sản phẩm sản xuất cần được tiêu thụ nhanh, nguyên liệu từ khi được mua về đến lúc ra sản phẩm phải trải qua rất nhiều công đoạn. Các mặt hàng đông lạnh đòi hỏi phải được chế biến và bảo quản ở nơi nhiệt độ thấp, trong khi đó các mặt hàng khô lại yêu cầu ở nhiệt độ cao.
Xưởng Chế biến Đông lạnh Xưởng Chế biến hàng khô
Nguyên liệu Nguyên liệu
Phân loại Phân loại
Xử lý Sấy khô
Phân cỡ Phân loại
Chế biến Bao gói
Cấp đông Bảo quản
Bao gói
Bảo quản
SƠ ĐỒ 2.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM
2.1.3.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty theo hướng mạng lưới bán hàng rộng khắp với nhiều hướng giới thiệu và bán sản phẩm khác nhau. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu theo 3 nhánh chính, nhánh đầu tiên là liên hệ trực tiếp giữa công ty với nguồn khách hàng lâu năm cả trong và ngoài nước đã giao thương với công ty trong suốt quá trình hoạt động gần 30 năm nay. Nhánh thứ 2 dựa vào các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm mới được xây dựng trong thời gian gần đây, hoạt động chủ yếu của những cửa hàng này là giới thiệu những sản phẩm của công ty mà đặc biệt là những sản phẩm mới được công ty đưa vào thị trường, kèm theo là bán các sản phẩm mà công ty sản xuất ra và tìm kiếm những hợp đồng ngắn và dài hạn cho công ty. Và nhánh thứ 3 là dựa vào Nhà hàng Nha Trang Seafoods tại địa chỉ 46 Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đây là nơi vừa kinh doanh hoạt động ăn uống vừa giới thiệu các mặt hàng thực phẩm thủy sản của công ty thông qua các món ăn được chế biến ở đây. Sơ đồ mạng lưới bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng như sau:
SƠ ĐỒ 2.2. SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY
2.1.3.3. Sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2006 - 2009
CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009
DOANH THU THUẦN Trđồng 497.354 458.201 757.439 849.248
Trong đó: DT xuất khẩu Trđồng 460.621 427.728 697.311 775.667
TỔNG NGUỒN VỐN Trđồng 339.176 300.364 351.653 500.105
VỐN CHỦ SỞ HỮU Trđồng 91.074 102.820 112.910 195.326
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ Trđồng 27.758 36.160 63.903 122.861
LỢI NHUẬN SAU THUẾ Trđồng 25.926 33.838 59.777 112.454
LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN (kể cả mùa vụ) Người 1.705 1.512 1.499 1.686 THU NHẬP BÌNH QUÂN (kể cả mùa vụ) Đ/người- tháng 1,270 1,562 2,288 2,494 LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN (NV chính thức) Người 881 892 811 778 THU NHẬP BÌNH QUÂN (NV chính thức) Đ/người- tháng 1,629 1,854 3,044 3,441
Qua bảng số liệu trên ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng cho ta cái nhìn tổng thể về công ty trong các năm qua. Doanh thu thuần ngày ccccàng tăng và chủ yếu là doanh thu từ xuất khẩu. Tổng nguồn vốn tăng qua các năm, trong đó vốn chủ sở hữu tăng khá mạnh qua 4 năm. Kết quả kinh doanh ngày càng tốt khi lợi nhuận trước và sau thuế thu nhập doanh nghiệp đều tăng đều qua các năm và có xu hướng tăng mạnh trong năm 2009. Số lượng lao động không có nhiều biến động qua các năm nhưng
CÔNG TY
Cửa hàng giới
thiệu sản phẩm KHÁCH HÀNG
Nhà hàng Nha Trang Seafoods
công ty đã cải thiện đáng kể thu nhập của lao động. Thu nhập trung bình năm 2006 chỉ từ 1,27 triệu đồng đến 1,629 triệu đồng thì đến năm 2009 thu nhập trung bình của lao động đã tăng lên gấp đôi, tương ứng 2,494 triệu đồng đến 3,441 triệu đồng. Đây là một đóng góp đáng kể của công ty đối với xã hội, giúp phần nào cải thiện đời sống của công nhân viên của công ty.
2.1.3.4. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty
a) Những thuận lợi
- Đất nước đang hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Thị trường nước ngoài ngày càng được mở rộng với những hoạt động ngày càng gần trong khối ASEAN, ASEM, APEC… Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại thế giới, tạo ra được nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam.
- Chính sách Nhà nước ngày càng khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộng sản xuất kinh doanh.
- Công ty đã xây dựng được kế hoạch phát triển hàng năm có hiệu quả.
- Mối quan hệ và uy tín của công ty với khách hàng ngày càng cao, phát huy chức năng xuất- nhập khẩu trực tiếp đưa tỷ trọng hợp đồng ngày càng nhiều hơn.
- Công ty có nhiều cơ sở chế biến thủy sản quy mô hiện đại. Mặt khác công ty còn có một cửa hàng mua bán thiết bị vật tư thủy sản, một nhà hàng để giới thiệu các mặt hàng được chế biến từ hàng thủy sản tươi sống.
- Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn HACCP, được cấp code Châu Âu và được cấp chứng chỉ ISO 9001 : 2000.
- Công ty đang hoạt động tại địa bàn Khánh Hòa, là trung tâm phát triển nhanh về nguồn lợi thủy sản trong nước, đây cũng là một điều kiện thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu để công ty phát triển nhanh trong sản xuất kinh doanh.
b) Những khó khăn
- Yêu cầu từ các thị trường trong nước và đặc biệt là thị trường nước ngoài ngày càng cao, tiêu chuẩn chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu nên là một khó khăn lớn cho công ty trong những năm vừa qua, bởi lẽ tuy công ty có trang bị máy móc thiết bị hiện đại nhưng do đặc thù của sản phẩm vẫn còn một số công đoạn trong quy trình sản xuất làm thủ công nên cũng là vấn đề mà doanh nghiệp còn lo lắng.
- Nguồn nguyên liệu từ tự nhiên ngày càng khan hiếm nên giá cả tăng cao làm cho giá vốn hàng bán bị đẩy lên. Bên cạnh nguồn nguyên liệu tự nhiên, công ty phải
mua từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh xa nên chi phí vận chuyển cao làm cho giá thành sản phẩm tăng.
- Bên cạnh đó sức cạnh tranh ngày càng phức tạp giữa các doanh nghiệp nên đó là một trong những yếu tố làm cho giá nguyên liệu đầu vào ngày càng cao và có nhiều diễn biến phức tạp, đồng thời giá sản phẩm bán ra cũng bị cạnh tranh gây gắt, công ty buộc phải có những chính sách bán hàng “thoáng” hơn để đảm bảo thị trường, chính điều này làm cho tình hình tình tài chính công ty phần nào gặp khó khăn.
- Thị trường xuất khẩu chính của công ty là thị trường Âu Mỹ, nhưng hiện nay việc kiểm tra dư lượng kháng sinh nghiêm ngặt của các thị trường Âu Mỹ đã gây không ít khó khăn cho công ty trong việc xuất khẩu hàng vào thị trường này.
c) Phương hướng phát triển trong thời gian tới
- Mục tiêu của công ty trong những năm tới là nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để sản phẩm của công ty có thể chiếm lĩnh thị trường EU, Mỹ.
- Mặt khác tăng khối lượng sản phẩm sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường trong và ngoài nước.
- Với khả năng sản xuất và uy tín ngày càng nâng cao của công ty trên thị trường, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải tiến và trên cơ sở các hợp đồng đã được ký kết với khách. Dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm tới là: Công suất cấp Đông đạt 85 tấn/ ngày (tăng so với hiện nay 7,14%), công suất kho: 3.250 tấn (tăng so với hiện nay 12,5%). Doanh số xuất khẩu phải đạt 40 Triệu USD/năm. Đây cũng chính là mục tiêu mà doanh nghiệp phải phấn đấu đạt được để có thể tiết giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng tích lũy mở rộng sản xuất nhiều hơn nữa.
2.2. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17 QUA 4 NĂM 2006-2009
2.2.1. Phân tích chung về tình hình tài chính
Phân tích chung về tình hình tài chính bao gồm việc đánh giá khái quát sự biến động của tài sản và nguồn vốn, đồng thời xem xét quan hệ cân đối giữa chúng nhằm rút ra nhận xét ban đầu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào bảng cân đối kế toán của công ty trong những năm tài chính gần đây để biết được chính xác hơn tình hình tài chính của công ty hiện tại như thế nào.
2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động và kết cấu tài sản BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN BẢNG 2.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG VÀ KẾT CẤU TÀI SẢN ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU GT % GT % GT % GT % GT % GT % GT % TÀI SẢN NGẮN HẠN 290.361 85,6% 220.360 73,4% 229.060 65,1% 358.748 71,7% (70.001) -24,1% 8.700 3,9% 129.688 56,6% Tiền và các khoản
tương đương tiền 6.061 1,8% 3.541 1,2% 9.014 2,6% 51.903 10,4% (2.520) -41,6% 5.473 154,5% 42.890 475,8% Các khoản phải thu
ngắn hạn 235.892 69,5% 158.850 52,9% 189.555 53,9% 224.534 44,9% (77.042) -32,7% 30.705 19,3% 34.979 18,5% Hàng tồn kho 44.159 13,0% 48.394 16,1% 24.359 6,9% 71.157 14,2% 4.235 9,6% (24.035) -49,7% 46.798 192,1% Tài sản ngắn hạn khác 4.249 1,3% 9.575 3,2% 6.818 1,9% 11.154 2,2% 5.326 125,3% (2.757) -28,8% 4.336 63,6%
TÀI SẢN DÀI HẠN 48.815 14,4% 80.004 26,6% 121.907 34,7% 141.357 28,3% 31.189 63,9% 41.903 52,4% 19.449 16,0%
Các khoản phải thu
dài hạn 1.275 0,4% 768 0,3% 517 0,1% 379 0,1% (507) -39,8% (251) -32,6% (138) -26,7% Tài sản cố định 45.981 13,6% 42.292 14,1% 50.003 14,2% 64.429 12,9% (3.689) -8,0% 7.711 18,2% 14.426 28,9% Các khoản đầu tư
tài chính dài hạn 607 0,2% 36.922 12,3% 71.175 20,2% 76.138 15,2% 36.315 5982,7% 34.253 92,8% 4.962 7,0% Tài sản dài hạn khác 952 0,3% 22 0,0% 212 0,1% 411 0,1% (930) -97,7% 190 862,7% 199 94,1%
Qua 3 năm 2006 – 2007 – 2008, ta thấy tổng tài sản của công ty không có nhiều thay đổi (từ 339.176 triệu đồng năm 2006 lên 351.653 triệu đồng năm 2008). Thậm chí năm 2007, trong khi các doanh nghiệp cùng ngành khởi sắc do gặp những điều kiện thuận lợi từ nền kinh tế trong và ngoài nước, thì F17 lại có một bước lùi (tổng tài sản sụt giảm đến 38.812 tỷ). Sự chậm tăng trưởng của tổng tài sản trong 3 năm 2006 đến 2008, chứng tỏ công ty đang khó khăn trong việc hoạch định bước đi để phát triển.