5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI
2.2.6.1. Phân tích tình hình thanh toán
Phân tích tình hình thanh toán bao gồm đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả; tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với khoản phải trả ta đã xem xét ở phần “phân tích kết cấu nguồn vốn”, nên ở đây ta chỉ đánh giá các khoản phải thu.
a) Phân tích các khoản phải thu
Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: nợ phải thu, tạm ứng và các khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tức là khoản doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng.
Để đánh giá khoản này ta thông qua chỉ tiêu tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:
Tỷ lệ giữa tổng giá trị các Tổng giá trị các khoản phải thu
khoản phải thu và = x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tình hình khoản phải thu của doanh nghiệp và tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn như sau:
BẢNG 2.16. PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU
ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % Tổng các KPThu 241.416 169.193 196.890 236.067 (72.223) (29,92) 27.697 16,37 39.177 19,90 Các KPT ngắn hạn 235.892 158.850 189.555 224.534 (77.042) (32,66) 30.705 19,33 34.979 18,45 1. Phải thu khách hàng 231.271 152.447 183.744 214.296 (78.824) (34,08) 31.296 20,53 30.552 16,63 2. Trả trước người bán 1.784 3.603 3.923 2.916 1.819 101,93 319 8,86 (1.007) (25,66) 5. Các KP Thu khác 2.845 2.807 3.854 9.287 (38) (1,32) 1.047 37,28 5.433 140,99 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (9) (8) (1.965) (1.965) 0,93 10,93 (1.957) (25.772) - - Các KPT dài hạn 1.275 768 517 379 (507) (39,76) (251) (32,68) (138) (26,69) Tài sản ngắn hạn khác 4.249 9.275 6.818 11.154 5.026 118,28 (2.457) (26,49) 4.336 63,61 TỔNG NGUỒN VỐN 339.176 300.364 351.653 500.105 (38.812) (11,44) 51.289 17,08 148.452 42,22
(*): Tài sản ngắn hạn khác gồm tạm ứng, ký quỹ ký cược, thuế VAT được khấu trừ.
Theo số liệu bảng 2.16 ta thấy tình hình các khoản phải thu trong 4 năm 2006 – 2009 có xu hướng giảm, mặc dù năm 2008 và 2009 có chiều hướng tăng so với năm trước đó nhưng giá trị năm 2009 vẫn nhỏ hơn năm 2006. Cụ thể như sau:
Năm 2007: Tổng các khoản phải thu là 169.193 triệu đồng, giảm 29,92% tức 72.223 triệu đồng so với năm 2006. Cũng như năm 2006, tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng rất cao trong tổng các khoản phải thu, do đó khi giá trị các khoản phải thu từ các bạn hàng thường xuyên của công ty giảm thì kéo theo sự tụt giảm đáng kể các tổng các khoản phải thu. Cụ thể trong năm 2007, công ty đã nhận được một phần nợ từ công ty Shunfat (Mỹ) (khoảng 90.000 triệu đồng) nên đã làm cho các khoản phải thu ngắn hạn giảm 77.042 triệu đồng so với năm 2006. Đồng thời sự tụt giảm của các khoản phải thu dài hạn trong năm 2007 so với 2006 cũng góp phần làm cho tổng các khoản phải thu giảm.
Năm 2008: Tuy tổng các khoản phải thu đạt 196.890 triệu đồng, tăng 16,37% so với năm 2007, nhưng vẫn giảm 18,44% so với năm 2006. Tổng khoản phải thu tăng chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu
khách hàng chiếm tỷ trọng lớn (luôn trên 90%), tăng 20,53% làm cho các tổng các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Do tác động của khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm cho các khách hàng của công ty khó khăn trong việc thanh toán, chính vì vậy để tạo điều kiện cho khách hàng, công ty đã nới lỏng chính sách bán hàng, làm các khoản phải thu tăng lên. Sự sụt giảm 32,68% của các khoản phải thu dài hạn cũng góp phần làm giảm đà tăng trưởng của tổng các khoản phải thu.
Năm 2009: phải thu khách hàng tăng 30.552 triệu đồng, các khoản phải thu khác tăng 5.433 triệu đồng và tài sản ngắn hạn khác cũng tăng 4.336 triệu đồng so với năm 2008 trong khi các khoản trả trước người bán và các khoản phải thu dài hạn chỉ giảm lần lượt 1.007 và 138 triệu đồng so với 2008 cho nên tổng các khoản phải thu tăng 39.177 triệu đồng, đưa giá trị của năm 2009 đạt con số 236.067 triệu đồng, tăng 19,90% tương ứng 39.177 triệu đồng so với 2008. Năm 2009, giá trị các khoản phải thu tăng đặc biệt là phải thu khách hàng tăng có thể vì tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt hơn, nhưng với tình hình kinh tế vẫn chưa thật ổn định thì việc khách hàng nợ là điều phải chấp nhận. Bên cạnh đó với những khách hàng lâu năm như Công ty Shun Fat Enterprise ( phải thu 178.987 triệu đồng), Công ty Ofi International., Inc (phải thu 7.552 triệu đồng) hay đối tác liên doanh liên kết như Công ty Cổ phần Thủy Sản NTSF (phải thu 7.197 triệu đồng),… có các khoản phải thu là khó tránh khỏi.
Tuy năm 2009 tăng so với năm 2008, nhưng so với năm 2006 thì vẫn giảm 5.349 triệu đồng tương ứng 2,22%.
Để đánh giá đầy đủ hơn ảnh hưởng của các khoản phải thu so với tổng nguồn vốn, ta nghiên cứu bảng 2.17 và đồ thị 2.11 sau đây:
BẢNG 2.17. TỶ LỆ TỔNG KHOẢN PHẢI THU TRÊN TỔNG NGUỒN VỐN ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % TỔNG CÁC KPTHU 241.416 169.193 196.890 236.067 (72.223) (29,92) 27.697 16,37 39.177 19,90 TỔNG NGUỒN VỐN 339.176 300.364 351.653 500.105 (38.812) (11,44) 51.289 17,08 148.452 42,22 TỶ LỆ 0,71 0,563 0,560 0,47 (0,15) (20,86) (0,003) (0,60) (0,09) (15,69)
0,71 0,563 0,560 0,47 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2006 2007 2008 2009 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80
TỔNG CÁC KHOẢN PHẢI THU TỔNG NGUỒN VỐN TỶ LỆ
ĐỒ THỊ 2.11. TỶ LỆ KHOẢN PHẢI THU TRÊN TỔNG VỐN
Dựa vào bảng và đồ thị trên ta thấy tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn có xu hướng giảm qua 4 năm 2006 – 2009 nhưng vẫn ở một tỷ lệ cao. Cụ thể tình hình như sau:
Năm 2006: tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn là 71% - một tỷ lệ khá cao, chứng tỏ công ty vẫn chưa có chính sách hiệu quả để giảm thiểu việc bị chiếm dụng vốn bởi các doanh nghiệp khác.
Năm 2007: tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn là 56,3%, giảm 15% so với năm 2006, đây là một dấu hiệu đáng mừng vì công ty đã có chính sách hợp lý để thu hồi nợ từ các khách hàng, đưa tỷ lệ nguồn vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh lên 43,7%. Trong năm 2007, mặc dù nguồn vốn giảm 38.812 triệu đồng nhưng tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng vốn vẫn giảm là do tỷ lệ giảm của các khoản phải thu trong năm 2007 mạnh hơn cả sự tụt giảm của tổng vốn, tức giảm 72.233 triệu đồng tương ứng 29,92%.
Năm 2008: tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn được duy trì ở mức 56%. Trong năm, tuy công ty nới lỏng chính sách bán hàng, làm tăng các khoản phải thu nhưng do tổng nguồn vốn tăng trưởng nhanh hơn mức tăng các khoản phải thu (tổng nguồn vốn tăng 17% trong khi các khoản phải thu tăng 16,37%) nên tỷ lệ vốn bị chiếm dụng gần như không thay đổi, được duy trì ở mức 56%,. Như vậy, công ty đã quản lý khá tốt nguồn vốn, đảm bảo vốn đưa vào sản xuất kinh doanh ở mức 44%, và vốn bị chiếm dụng ở mức 56%. Việc nới lỏng thời gian thanh toán cho khách hàng trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn là một chính sách đúng đắn của công ty.
Điều này giúp cho công ty vừa giữ được khách hàng, nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, nhưng lại không gia tăng số vốn bị chiếm dụng khi mà tổng nguồn vốn được nâng cao.
Năm 2009: Tỷ lệ các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn tiếp tục giảm xuống còn 47%. Trong năm, tuy tổng các khoản phải thu tăng 19,90% tương ứng tăng 39.177 triệu đồng so với năm 2008 nhưng tổng nguồn vốn lại tăng 148.452 triệu đồng tương ứng 42,22% nên tỷ lệ khoản phải thu trên tổng nguồn vốn mới giảm còn 47%. Kết hợp với phân tích biến động nguồn vốn ở các phần trên, khi năm 2009 nguồn vốn tăng có một phần lớn là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên cho thấy việc các khoản phải thu tăng lên có thể là sự đánh đổi với việc tiêu thụ hàng hóa trong năm của công ty. Như ta biết, nếu sản phẩm hàng hóa tiêu thụ được càng nhiều, doanh thu càng tăng, lợi nhuận càng nhiều thì đánh đổi với nó là nợ phải thu của khách hàng cũng tăng lên bởi không thể bán hàng mà không cho khách hàng nợ, không phải giao dịch mua bán nào cũng được thanh toán ngay. Điều quan trọng là công ty nên có một chính sách hợp lý để vừa giữ khách hàng, vừa đảm bảo tỷ lệ các khoản phải thu hợp lý, phù hợp với tình hình tài chính hiện có của công ty.
Qua phân tích số liệu trên, ta nhận thấy công ty đã có những chính sách hợp lý để cân đối nguồn vốn, nâng cao tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, phản ứng linh hoạt với những biến động của thị trường để đảm bảo vừa tiêu thụ được hàng nhưng không để số vốn bị chiếm dụng gia tăng quá lớn.
b) Phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu và phải trả
Ta có thể đánh giá khái quát về tình hình công nợ của công ty thông qua tỷ số giữa khoản phải thu và phải trả, nó phản ánh sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau giữa công ty và các đối tác kinh tế, cụ thể như sau:
Tổng các khoản phải thu Tỷ lệ các khoản phải thu, phải trả =
BẢNG 2.18. TỶ LỆ CÁC KHOẢN PHẢI THU VÀ KHOẢN PHẢI TRẢ ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % TỔNG CÁC
KHOẢN PHẢI THU 241.416 169.193 196.890 236.067 (72.223) (29,92) 27.697 16,37 39.177 19,90
Các KPT ngắn hạn 235.892 158.850 189.555 224.534 (77.042) (32,66) 30.705 19,33 34.979 18,45 1. Phải thu khách hàng 231.271 152.447 183.744 214.296 (78.824) (34,08) 31.296 20,53 30.552 16,63 2. Trả trước người bán 1.784 3.603 3.923 2.916 1.819 101,93 319 8,86 (1.007) (25,66) 5. Các KPThu khác 2.845 2.807 3.854 9.287 (38) (1,32) 1.047 37,28 5.433 140,99 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (9) (8) (1.965) (1.965) 1 10,93 (1.957) (25.767) (0) 0,02 Các KPT dài hạn 1.275 768 517 379 (507) (39,76) (251) (32,68) (138) (26,69) NỢ PHẢI TRẢ 245.251 194.874 235.867 304.036 (50.377) -20,54 40.993 21,04 68.169 28,90 Nợ ngắn hạn 241.910 191.734 222.029 293.740 (50.176) (20,74) 30.295 15,80 71.711 32,30 Vay và nợ ngắn hạn 229.144 182.843 205.038 252.697 (46.301) (20,21) 22.195 12,14 47.659 23,24 Phải trả người bán 10.043 4.937 7.457 16.440 (5.106) (50,84) 2.519 51,02 8.983 120,47 Người mua trả tiền trước 117 73 199 963 (44) (37,52) 126 173,07 764 384,29 Thuế và các khoản phải nộp ngắn hạn 586 837 2.986 11.293 252 42,95 2.149 256,72 8.307 278,21 Phải trả người lao động 0 937 1.276 5.453 937 - 338 36,08 4.177 327,49 Phải trả phải nộp ngắn hạn khác 2.020 2.106 5.074 6.894 86 4,25 2.967 140,88 1.820 35,88 Nợ dài hạn 3.341 3.140 13.838 10.296 (201) (6,02) 10.698 340,70 (3.542) (25,60) Vay và nợ dài hạn 1.858 1.710 12.490 9.141 (148) (7,97) 10.780 630,41 (3.349) (26,81) TỶ LỆ 0,98 0,87 0,83 0,78 (0,12) (11,80) (0,03) (3,85) (0,06) (6,98) 0,98 0,87 0,83 0,78 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2006 2007 2008 2009 - 0,20 0,40 0,60 0,80 1,00 1,20
TỔNG CÁC KHOẢN PHẢI THU NỢ PHẢI TRẢ TỶ LỆ
Từ đồ thị ta thấy tỷ lệ này có xu hướng giảm, cho thấy nợ cần thu hồi của công ty có xu hướng giảm và mức độ nợ cần thanh toán gia tăng. Cụ thể là:
Năm 2006: Tỷ lệ này là 98%, đồng nghĩa với việc số phải thu xấp xỉ với số phải trả. Một điều cần lưu ý là trong các khoản phải trả, vay nợ NH và DH là các khoản công ty phải chịu lãi nên nó không phải là các khoản công ty chiếm dụng được. Thực chất công ty chỉ chiếm dụng được 12.776 triệu đồng từ các khoản không chịu lãi suất như: phải trả người bán, phải trả người lao động, người mua trả tiền trước. Như vậy, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng gấp 18,91 lần so với tỷ lệ vốn đi chiếm dụng. Điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn là đi chiếm dụng.
BẢNG 2.19: TỶ LỆ CÁC KHOẢN BỊ CHIẾM DỤNG TRÊN CÁC KHOẢN
CHIẾM DỤNG ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % CÁC KHOẢN BỊ CHIẾM DỤNG (*) 241.416 169.193 196.890 236.067 (72.223) (29,92) 27.697 16,37 39.177 19,90 CÁC KHOẢN CHIẾM DỤNG 12.766 8.891 16.991 41.043 (3.875) (30,35) 8.100 91,10 24.052 141,56 Phải trả người bán 10.043 4.937 7.457 16.440 (5.106) (50,84) 2.519 51,02 8.983 120,47
Người mua trả tiền trước 117 73 199 963 (44) (37,52) 126 173,07 764 384,29 Thuế và các khoản
phải nộp ngắn hạn 586 837 2.986 11.293 252 42,95 2.149 256,72 8.307 278,21
Phải trả người lao động 0 937 1.276 5.453 937 - 338 36,08 4.177 327,49 Phải trả phải nộp
ngắn hạn khác 2.020 2.106 5.074 6.894 86 4,25 2.967 140,88 1.820 35,88
TỶ LỆ 18,91 19,03 11,59 5,75 0,12 0,63 (7,44) -39,11 (6) (50,37)
(*): Các khoản bị chiếm dụng: là tổng các khoản phải thu.
18,91 19,03 11,59 5,75 - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2006 2007 2008 2009 0,00 5,00 10,00 15,00 20,00
CÁC KHOẢN BỊ CHIẾM DỤNG CÁC KHOẢN CHIẾM DỤNG TỶ LỆ
Năm 2007: tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả giảm xuống còn 87%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 công ty đã có những chính sách hợp lý để giảm số nợ phải thu từ các khách hàng, làm cho tổng các khoản phải thu giảm xuống còn 169.193 triệu đồng tương ứng giảm 29,92%. Mặc dù, các khoản phải trả cũng giảm nhưng mức độ giảm thấp hơn các khoản phải thu (các khoản phải trả giảm 20,54%) nên khoảng cách giữa số nợ cần thu hồi và số nợ cần thanh toán được giảm thiểu. Do số nợ cần thu hồi hoàn toàn là những khoản công ty bị các đối tác khác chiếm dụng, rủi ro trong việc thu hồi vốn cao; trong khi những khoản phải trả (đặc việt là vay nợ NH và DH) là những khoản bắt buộc công ty phải thanh toán, nếu không thể thanh toán đúng hạn sẽ dẫn đến rủi ro thanh toán, làm mất lòng tin nơi đối tác của công ty. Do vậy, việc giảm thiểu tỷ lệ khoản phải thu trên khoản phải trả là cần thiết để hạn chế tối đa rủi ro thu hồi vốn và rủi ro thanh toán của công ty. Tuy nhiên, cần chú ý là trong khi tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả có xu hướng giảm, thì tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trên số vốn đi chiếm dụng lại có xu hướng tăng nhẹ (số vốn bị chiếm dụng gấp 19,03% số vốn đi chiếm dụng - ĐỒ THỊ 2.13).Điều này chứng tỏ thực chất các khoản phải trả của công ty giảm nhẹ là do công ty hạn chế vay nợ NH và DH chứ không phải là tăng cường được số vốn chiếm dụng từ các đối tác.Tý lệ vốn bị chiếm dụng trên số vốn chiếm dụng tăng làm tăng rủi ro thu hồi vốn cho công ty. Trong khi số vốn bị chiếm dụng là số vốn đối tác không phải trả lãi cho công ty. Công ty cần có chính sách thu hồi nhanh chóng số vốn bị chiếm dụng để hạn chế bớt nguồn lực tài chính đang bị lãng phí của mình.
Năm 2008: là một năm thành công của công ty trong việc cân đối công nợ. Tỷ lệ các khoản phải thu trên các khoản phải trả cũng như tỷ lệ vốn bị chiếm dụng trên số đi chiếm dụng đều giảm. Mặc dù các khoản phải thu của công ty tuy có sự gia tăng 16,37% (do công ty nới lỏng chính sách bán hàng) nhưng bù lại, công ty lại đi vay nhiều hơn và chiếm dụng vốn nhiều hơn (các khoản phải trả tăng 21,04%), điều này làm các khoản phải thu trên các khoản phải trả giảm xuống còn 0,83%. Đáng mừng hơn là tỷ lệ các khoản vốn bị chiếm dụng trên số đi chiếm dụng đã giảm đáng kể (giảm 39,11%) còn 11,59% . Điều này chứng tỏ công ty đã gia tăng được số vốn đi chiếm dụng lại không phải trả lãi trên số vốn đó, giúp hạn chế được nguồn lực tài