5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI
3.2. QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
Tồn kho hình thành mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Hàng tồn kho là một phần quan trọng trong tài sản ngắn hạn và nằm ở nhiều khâu trong quá trình cung ứng sản xuất, dự trữ và lưu thông của nhiều doanh nghiệp. Một công ty sản xuất phải duy trì hàng tồn kho dưới những hình thức như nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dịch vụ dở dang, thành phẩm, hàng hoá (gọi tắt là vật tư, hàng hoá). Tác động tích cực của việc duy trì tồn kho là giúp cho công ty chủ động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, duy trì hàng tồn kho cũng có mặt trái của nó. Đó là làm phát sinh các chi phí liên quan đến tồn kho như chi phí kho bãi, bảo quản và cả chi phí cơ hội do vốn đầu tư nằm trong hàng tồn kho. Do đó, quản trị hàng tồn kho cần giải quyết được sự hợp lý, cân đối giữa chi phí và lợi ích trong việc duy trì tồn kho.
Thông thường các doanh nghiệp sản xuất phải dự trữ một lượng hàng tồn kho phù hợp với từng giai đoạn khác nhau trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu thô cho đến khi sản phẩm được hoàn tất. Mức độ đầu tư vào lượng hàng tồn của các nhà sản xuất có khuynh hướng phụ thuộc vào khả năng phân phối.
Theo thuyết về hàng tồn kho, việc quản lý chi phí khi duy trì hàng tồn kho bằng cách tính toán ra hai chỉ tiêu là Lượng đặt hàng kinh tế (EOQ) và Điểm đặt hàng. Việc tính toán được hai chỉ tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống theo dõi chặt chẽ qui trình sản xuất, biết được khá nhiều yếu tố như mức sử dụng nguyên vật liệu trong một quy trình sản xuất, chi phí đặt hàng cho mỗi đơn hàng, chi phí lưu kho, chi phí bảo hiểm và khó khăn nhất là chi phí cơ hội của việc tồn kho này. Với điều kiện như các doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay, việc theo dõi, tính toán những chi phí này không khó, nhưng với tư duy kinh doanh manh mún, nhỏ lẻ và mang tính gia đình thì hầu như rất ít doanh nghiệp quan tâm đến việc tính toán này, hay nếu có thì cũng chỉ ước lượng theo kinh nghiệm của các nhà quản lý. Khi nghiên cứu về quản trị hàng tồn kho tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoofs-F17 cho thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là thành phẩm vì nguyên liệu thủy sản mang tính đặc thù dễ hư hỏng, ươn thối nên mô hình EOQ không thể áp dụng được.
Đối với công ty F17, để nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho cần áp dụng một số biện pháp như:
− Các cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm: cần có những chính sách quảng bá sản phẩm, tích cực tìm kiếm những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho công ty. Cần có nhiều những cửa hàng như thế này hơn nữa trên địa bàn tỉnh và các vùng lân cận.
− Các phân xưởng sản xuất: cần nắm rõ kế hoạch sản xuất trong từng giai đoạn để có kế hoạch sản xuất dự trữ nguyên liệu, thành phẩm hợp lý. Đối với thủ kho phải thường xuyên kiểm tra kho và số lượng, chất lượng trong kho, bảo quản từng lô hàng, tổ chức vệ sinh kho hàng, bao bì, theo dõi chất lượng trong kho tránh hao hụt mất mát.
Tuy bài luận không thể đưa ra được con số cụ thể về quản trị hàng tồn kho, cũng như từ đó có nhận xét về chính sách tồn kho của công ty trên cơ sở số liệu tuyệt đối cũng như tương đối. Nhưng với sự phân tích về mối tương quan trên, ta cũng có thể thấy được chính sách tồn kho của công ty vẫn còn nhiều hạn chế. Mang tính chất cảm tính và phụ thuộc vào sự mong đợi, khả năng quản trị của người quản lý rất nhiều. Chính điều này đã làm cho công ty gặp không ít khó khăn trong các năm qua. Do đó, trong những năm tới, công ty cần có một biện pháp hợp lý hơn về chính sách tồn kho như áp dụng các mô hình định lượng vào tình hình của công ty để việc quản trị hàng tồn kho được tốt hơn, không còn mang tính chất “hên xui” như hiện tại.