5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI
2.2.8.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu hoạt động
a) Số vòng quay vốn (hay số vòng quay tài sản)
Số vòng quay tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của tài sản đầu tư, thể hiện qua doanh thu thuần sinh ra từ tài sản đó. Ý nghĩa của nó cho ta biết cứ mỗi một đồng đầu tư vào tài sản nói chung có khả năng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Số vòng luân chuyển càng cao, càng nói lên được khả năng đưa tài sản của doanh nghiệp vào sản xuất càng nhiều càng tốt.
Ta có:
Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản =
Tổng tài sản bình quân Căn cứ vào số liệu, ta có bảng phân tích và đồ thị sau:
BẢNG 2.28. SỐ VÒNG QUAY TỔNG VỐN
ĐVT: Triệu đồng
2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009
+(-) % +(-) % +(-) % DOANH THU THUẦN 497.354 458.201 757.439 849.248 (39.153) (7,87) 299.238 65,31 91.810 12,12
TỔNG TS ĐẦU KỲ 307.872 339.176 300.364 351.653 31.304 10,17 (38.812) (11,44) 51.289 17,08 TỔNG TS CUỐI KỲ 339.176 300.364 351.653 500.105 (38.812) (11,44) 51.289 17,08 148.452 42,22 TỔNG TS BÌNH QUÂN 323.524 319.770 326.009 425.879 (3.754) (1,16) 6.239 1,95 99.870 30,63 VÒNG QUAY TÀI SẢN 1,54 1,43 2,32 1,99 (0,11) (7,14) 0,89 62,47 (0,33) (14,17) 1,54 1,43 2,32 1,99 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 2009 0,0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5
DOANH THU THUẦN TỔNG TS BÌNH QUÂN VÒNG QUAY TÀI SẢN
Từ bảng 2.28 và đồ thị 2.21, ta thấy số vòng quay tài sản có xu hướng tăng (từ 1,54 vòng năm 2006 lên 1,99 vòng năm 2009), sự gia tăng này chủ yếu là do sự tăng trưởng vượt bậc cả về quy mô lẫn khả năng sản xuất kinh doanh của F17 trong năm 2008 và năm 2009, cụ thể như sau:
Năm 2006: tài sản được luân chuyển với tốc độ 1,54 vòng/năm , có nghĩa là bình quân 1 đồng tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 1,54 đồng doanh thu.
Năm 2007: số vòng quay tổng tài sản là 1,43 vòng/ năm giảm 0,10 vòng so với năm 2006. Năm 2007 chứng kiến sự tụt giảm mạnh của doanh thu thuần so với sự tụt giảm của tài sản bình quân (Doanh thu thuần giảm 7,87% trong khi tổng tài sản bình quân giảm 1,16%). Nguyên nhân như đã phân tích ở các phần trên: năm 2007 là năm công ty gặp nhiều khó khăn, quy mô bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng không bán được, hoạt động sản xuất kinh doanh bị giảm sút nặng nề.
Năm 2008: trong khi năm 2007 là một năm khó khăn đối với DN thì năm 2008 lại là một năm mang lại thành công cho F17. Doanh thu thuần công ty tăng trưởng mạnh 65,31%, tương đương 299.238 triệu đồng, do trong năm công ty đã tiêu thụ được một lượng lớn hàng hóa. Công ty cũng đẩy mạnh quy mô doanh nghiệp bằng cách tăng cường đầu tư TS cho công ty (TS tăng 6.239 triệu đồng, tương đương 1,95%). Vòng quay TTS tăng trưởng lên 2,32 vòng (tăng 62,47% so với năm 2006) là một minh chứng cho sự thành công trong việc phát huy tối đa công suất của TS để tạo ra LN cho công ty.
Năm 2009: so với năm 2009 thì vòng quay tổng tài sản giảm 14,17% tương ứng giảm 0,33 vòng/năm. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản năm 2009 không tốt bằng năm 2008. Nguyên nhân cũng chính vì tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của tổng tài sản. Năm 2009, doanh thu thuần có tốc độ tăng 12,12% tương ứng 91.810 triệu đồng, trong khi đó tổng tài sản cuối năm 2009 đạt 500.105 triệu đồng tăng 148.452 triệu đồng làm cho tổng tài sản sử dụng bình quân năm 2009 đạt 425.879 triệu đồng tăng 99.870 triệu đồng tương ứng 30,63% so với năm 2008.
Tuy nhiên, nếu so sánh cả quá trình từ 2006 đến 2009 thì ta thấy sự tăng trưởng của vòng quay TTS qua 4 năm đã chứng tỏ công ty đã nâng cao được hiệu suất sử dụng TS của mình. Trong tương lai, công ty cần tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô TS và có những biện pháp hợp lý để khai thác tối đa giá trị TS đầu tư nhằm đem lại LN, nâng cao hiệu quả hoạt động cho công ty
b) Số vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay tài sản cố định nói lên cường độ sử dụng tài sản cố định, đồng thời cũng cho biết đặc điểm, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm đầu tư. Ý nghĩa của nó là cho biết trong năm hoạt động của doanh nghiệp thì tài sản cố định được quay bao nhiêu vòng để tạo ra doanh thu, hay nói cách khác là với một đồng đầu tư vào tài sản cố định thì công ty được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Ta có:
Doanh thu thuần Số vòng quay tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân Từ các tài liệu liên quan ta lập bảng phân tích và đồ thị biểu diễn như sau:
BẢNG 2.29. SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
ĐVT: Triệu đồng
2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009
+(-) % +(-) % +(-) % DOANH THU THUẦN 497.354 458.201 757.439 849.248 (39.153) (7,87) 299.238 65,31 91.810 12,12
TỔNG TSCĐ ĐẦU KỲ 41.824 45.981 42.292 50.003 4.157 9,94 (3.689) (8,02) 7.711 18,23 TỔNG TSCĐ CUỐI KỲ 45.981 42.292 50.003 64.429 (3.689) (8,02) 7.711 18,23 14.426 28,85 TỔNG TSCĐ BÌNH QUÂN 43.903 44.137 46.147 57.216 234 0,53 2.010 4,55 11.068 23,98 VÒNG QUAY TSCĐ 11,33 10,38 16,41 14,84 (0,95) (8,36) 6,03 58,11 (1,57) (9,57) 11,33 10,38 16,41 14,84 - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 2009 0,00 2,00 4,00 6,00 8,00 10,00 12,00 14,00 16,00 18,00
DOANH THU THUẦN TỔNG TSCĐ BÌNH QUÂN VÒNG QUAY TSCĐ
ĐỒ THỊ 2.22. SỐ VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Cũng tương tự như sự biến động của vòng quay Tổng TS, vòng quay TSCĐ cũng có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:
Năm 2007: Do doanh thu thuần của công ty giảm mạnh 39.153 triệu đồng (tương đương giảm 7,87%), nên vòng quay TSCĐ giảm 0,95 vòng, nghĩa là cứ 1 đồng TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm 0,95 đồng doanh thu thuần so với năm 2006.
Năm 2008: đến năm 2008, DTT của công ty tăng mạnh 65,31% trong khi TSCĐ chỉ tăng 4,55%, chính điều này đã làm vòng quay TSCĐ tăng mạnh 58,11%, đạt 16,41 vòng. Việc tốc độ vòng quay tăng nhanh chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ đã góp phần làm tăng trưởng nhanh chóng DTT.
Năm 2009: tuy doanh thu thuần tăng hơn 12% so với năm 2008 nhưng tài sản cố định bình quân lại tăng 23,98% đã làm cho số vòng quay tài sản cố định giảm chỉ còn 14,84 vòng/năm. Nhưng nếu so sánh với các năm trước đó (2006, 2007) thì ta thấy dù năm 2009 vòng quay tài sản cố định có giảm nhưng vẫn tăng hơn 3 đến 4 vòng.
Bên cạnh việc số vòng quay TSCĐ của công ty có xu hướng tăng thì giá trị vòng quay khá lớn cho thấy công ty sử dụng khá hiệu quả tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, công ty cần giữ vững và có biện pháp nâng cao hơn nữa công suất sử dụng TSCĐ.