5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI
2.2.1.2. Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn
ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU GT % GT % GT % GT % GT % GT % GT % NỢ PHẢI TRẢ 245.251 72,3% 194.874 64,9% 235.867 67,1% 304.037 60,8% (50.377) -20,5% 40.993 21,04% 68.170 28,9% Nợ ngắn hạn 241.910 71,3% 191.734 63,8% 222.029 63,1% 293.740 58,7% (50.176) -20,7% 30.295 15,80% 71.711 32,3% Vay và nợ ngắn hạn 229.144 67,6% 182.843 60,9% 205.038 58,3% 252.697 50,5% (46.301) -20,2% 22.195 12,14% 47.659 23,2% Phải trả người bán 10.043 3,0% 4.937 1,6% 7.457 2,1% 16.440 3,3% (5.106) -50,8% 2.519 51,02% 8.983 120,5% Người mua trả tiền trước 117 0,0% 73 0,0% 199 0,1% 963 0,2% (44) -37,5% 126 173,07% 765 384,5% Thuế và các khoản
phải nộp ngắn hạn 586 0,2% 837 0,3% 2.986 0,8% 11.293 2,3% 252 43,0% 2.149 256,72% 8.307 278,2%
Phải trả người lao động 0 0,0% 937 0,3% 1.276 0,4% 5.453 1,1% 937 338 36,08% 4.177 327,5%
Phải trả phải nộp ngắn hạn khác 2.020 0,6% 2.106 0,7% 5.074 1,4% 6.894 1,4% 86 4,2% 2.967 140,88% 1.820 35,9% Nợ dài hạn 3.341 1,0% 3.140 1,0% 13.838 3,9% 10.296 2,1% (201) -6,0% 10.698 340,70% (3.541) -25,6% Vay dài hạn 1.858 0,5% 1.710 0,6% 12.490 3,6% 9.141 1,8% (148) -8,0% 10.780 630,41% (3.349) -26,8% Phải trả dài hạn khác 1.483 0,4% 1.430 0,5% 1.348 0,4% 1.155 0,2% (53) -3,6% (82) -5,74% (193) -14,3% NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 93.925 27,7% 105.490 35,1% 115.786 32,9% 196.068 39,2% 11.565 12,3% 10.296 9,76% 80.282 69,3% Vốn chủ sở hữu 91.074 26,9% 102.820 34,2% 112.910 32,1% 195.326 39,1% 11.746 12,9% 10.090 9,81% 82.415 73,0%
Vốn đầu tư chủ sở hữu 33.300 9,8% 81.642 27,2% 83.250 23,7% 83.250 16,6% 48.342 0 1.608 1,97% - 0,0%
Thặng dư vốn cổ phần 0 0,0% 0 0,0% (1.437) -0,4% (1.437) -0,3% 0 0 (1.437) - 0,0%
Cổ phiếu quỹ 0 0,0% (10.281) -3,4% 0 0,0% 0 0,0% (10.281) (0) 10.281 -100% -
Quỹ đầu tư phát triển 6.447 1,9% 3.383 1,1% 9.112 2,6% 9.112 1,8% (3.064) -47,5% 5.729 169,35% - 0,0% Quỹ dự phòng tài chính 3.224 1,0% 2.043 0,7% 3.300 0,9% 3.300 0,7% (1.181) -36,6% 1.257 61,51% - 0,0% Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 48.103 14,2% 26.033 8,7% 18.686 5,3% 101.101 20,2% (22.070) -45,9% (7.347) -28,22% 82.415 441,1%
Nguồn kinh phí
và quỹ khác 2.851 0,8% 2.670 0,9% 2.876 0,8% 743 0,1% (181) -6,3% 206 7,71% (2.133) -74,2%
Quỹ khen thưởng
phúc lợi 2.851 0,8% 2.670 0,9% 2.876 0,8% 743 0,1% (181) -6,3% 206 7,71% (2.133) -74,2%
Tương tự như sự biến động của Tổng Tài sản, Tổng Nguồn vốn trong 3 năm 2006 đến 2008 cũng tăng trưởng 4%, sang 2009 tổng nguồn vốn tăng vọt hơn 47% so với năm 2006 và tăng 42,2% so với năm 2008. Sự tăng trưởng này chủ yếu do sự tăng lên của Nguồn Vốn chủ sở hữu (tăng 21.861 triệu đồng, tương đương 23% trong 3 năm). Cụ thể phân tích từng chỉ tiêu như sau:
Nguồn vốn chủ sở hữu: Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH), ta thấy có sự tăng trưởng mạnh về cả giá trị lẫn tỷ lệ qua 4 năm 2006 đến 2009. Vào năm 2007, nguồn VCSH đạt 105.490 triệu đồng, tăng 11.565 triệu đồng (tương ứng 12,31%) so với năm 2006. Đến năm 2008, công ty lại tiếp tục tăng VCSH lên 115.786 triệu đồng (tức tăng 9,67% so với năm 2007). Điều này đã giúp cải thiện đáng kể tỷ trọng nguồn VCSH trong cơ cấu Tổng Nguồn Vốn (năm 2008, VCSH chiếm 32,93% tổng nguồn vốn). Sang năm 2009, tốc độ tăng còn nhanh hơn năm 2008 khi so với 2008 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 73% tức tăng lên 159.326 triệu đồng. Đóng góp vào sự tăng trưởng Nguồn VCSH trong 3 năm 2006 đến 2008 chủ yếu là từ nguồn Vốn Điều Lệ của công ty. F17 đã chủ động tăng VĐL của mình từ 33.300 triệu đồng năm 2006 lên 83.250 triệu đồng năm 2008 bằng việc phát hành cổ phiếu phổ thông. Việc tăng vốn chủ sở hữu là một động thái tốt, nó thể hiện sự tự chủ về tài chính của công ty đang tăng lên trong tình hình thị trường tài chính đang gặp khó khăn. Nhưng sự gia tăng của năm 2009 lại chủ yếu là do Lợi nhuận chưa phân phối, nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2009 tăng đến 112.454 triệu đồng so với năm 2008 chỉ đạt 59.777 triệu đồng.
Ngoài việc tăng VĐL, các nguồn kinh phí và các quỹ cũng tăng trưởng tốt, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng Nguồn VCSH.
Nếu xét riêng 3 năm 2006 đến 2008, trong khi tất cả các khoản mục cấu thành nên Nguồn VCSH có xu hướng tăng thì LNST chưa phân phối của công ty lại sụt giảm liên tiếp qua 3 năm (năm 2007 giảm 45,88% so với năm 2006, năm 2008 giảm 28,22% so với 2007). LNST chưa phân phối là nguồn vốn quan trọng giúp công ty tái đầu tư sản xuất kinh doanh trong các kỳ tiếp theo, nó đồng thời cũng là chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh của DN. Việc LNST chưa phân phối của công ty có xu hướng giảm trong 3 năm chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh (chi phí tăng cao, tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế). Đồng thời cũng tạo gánh nặng cho công ty trong việc tìm nguồn vốn đầu tư dài hạn. (LNST chưa phân phối là
nguồn vốn đầu tư dài hạn với chi phí sử dụng thấp). Và tình hình khó khăn này đã được giải quyết khá tốt trong năm 2009, việc lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2009 tăng vọt lên 101.101 triệu đồng tăng hơn 4,4 lần so với năm 2008 là kết quả do việc đầu tư của công ty trong các năm trước và một phần tác động các yếu tố khách quan như nền kinh tế đã phục hồi, kinh tế thế giới đã dần thoát khỏi khủng hoảng tài chính nổ ra những năm 2007, 2008.
Nợ phải trả: chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu Tổng Nguồn Vốn (luôn trên 60%) nhưng đang mất dần vị thế của mình. Nợ phải trả sụt giảm 9.384 triệu đồng, tương đương 4% qua 3 năm 2006 đến 2008. Năm 2009 xét về giá trị thì nợ phải trả tăng 68.170 triệu đồng tương ứng tăng 28,9% so với năm 2008 và nếu so với năm 2006 thì đã tăng 58.786 triệu đồng tương ứng 23,97%; nhưng xét về tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thì công ty đang chuyển dần từ việc sử dụng nợ để tài trợ sang sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các quyết định đầu tư dài hạn. Đây là một chính sách đúng đắn, đặc biệt là trong thời điểm nền kinh tế suy thoái, việc sử dụng đòn bẩy tài chính gây ra nhiều rủi ro hơn là cơ hội. Tuy nhiên, công ty không phải là cắt giảm toàn bộ các khoản vay nợ. Để tận dụng tối đa lợi thế lá chắn thuế của đòn bẩy, đồng thời giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn, công ty đã chuyển từ việc sử dụng nhiều nợ ngắn hạn sang tăng cường sử dụng nợ dài hạn (tình hình 2006 đến 2008), riêng năm 2009 để tăng cường cho nhu cầu sản xuất thì công ty đã sử dụng nợ ngắn hạn nhiều hơn, điều này có thể giải thích khi đến cuối năm lượng hàng tồn kho của công ty khá cao, tăng 192,1% so với năm 2008 trong khi tài sản cố định chỉ tăng 28,9% so với năm 2008.(xem bảng phân tích tài sản).
Nợ Ngắn Hạn: từ chỗ năm 2006 chiếm 71,32% trong cơ cấu tổng vốn, đến năm 2008 giảm xuống chỉ còn 63,14%. Nguyên nhân chủ yếu sự giảm sút này là do khoản mục vay và nợ ngắn hạn (khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nợ ngắn hạn): đã giảm 24.106 triệu đồng tương đương 11% trong 3 năm. Theo thuyết minh báo cáo tài chính, năm 2007 công ty đã trả một lượng lớn các khoản vay từ các ngân hàng trên địa bàn Khánh Hòa. Đến năm 2008, mặc dù công ty có tăng cuờng vay nợ ngắn hạn để trang trải các chi phí ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn đang gia tăng theo cơn bão suy thoái, nhưng do mức tăng không đáng kể (tăng 12,14% so với năm 2007) nên không ảnh hưởng nhiều đến chính sách giảm vay nợ ngắn hạn của công ty. Sang năm 2009, với nhu cầu về nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất, công ty đã tăng vay nợ ngắn hạn
cả về giá trị lẫn tỷ lệ. Khi cơ sở vật chất đã được đầu tư ổn định trong các năm trước, khi tình hình kinh tế phát triển thoát khỏi khủng hoảng thì nhu cầu thị trường sẽ cao hơn, việc đầu tư cho nhu cầu về nguyên vật liệu để sản xuất phục vụ nhu cầu thị trường là một chính sách khá hợp lý, kết quả cũng cho thấy chính sách này đạt hiệu quả cao khi năm 2009 doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều tăng trưởng khá cao.
Các khoản mục khác trong nợ ngắn hạn tuy có sự tăng trưởng nhưng do tỷ trọng nhỏ và mức tăng không nhiều nên không ảnh hưởng nhiều đến nợ ngắn hạn.
Nợ dài hạn: năm 2008 công ty đã đẩy mạnh việc sử dụng nguồn tài trợ dài hạn lên đến 13.838 triệu đồng (tăng 340,7% so với năm 2007). Nguồn vốn dài hạn này được huy động chủ yếu từ các cá nhân (11.350 triệu đồng) để đầu tư máy móc nâng cao công suất cho nhà máy chế biến F90 thời hạn vay 24 tháng lãi suất 10,5%/năm, còn nguồn vốn vay từ ngân hàng ít gia tăng do chi phí sử dụng vốn khá cao. Việc công ty sử dụng nợ dài hạn để đầu tư nâng cao công suất thiết bị máy móc là một việc làm hoàn toàn đúng đắn để nâng cao chất lượng sản phẩm cho công ty. Đây là một bước đi dài hạn có lợi cho tương lai phát triển của DN. Đến cuối năm 2009, khi khoản nợ vay cá nhân đến thời điểm đáo hạn, công ty đã chuyển sang vay thêm của ngân hàng (Vietinbank Khánh Hòa) 9.615 triệu đồng để đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến tôm Nobashi và Skewer.
Qua quá trình phân tích trên ta thấy qui mô của doanh nghiệp đang giảm, tuy nhiên kết cấu vốn chủ sở hữu trong tổng vốn thì lại tăng, thể hiện tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác việc cơ cấu lại các khoản nợ phải trả: tăng cường sử dụng nợ dài hạn để đầu tư thiết bị máy móc, giảm nợ vay ngắn hạn; đã góp phần làm giảm áp lực trả nợ của công ty mà vẫn tận dụng tốt lợi thế của đòn bẩy. Nếu kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn so với tốc độ giảm của nợ phải trả, đây là dấu hiệu tốt vì nó cho thấy khả năng đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng dần, do đó trong những năm tới doanh nghiệp nên giữ ổn định cơ cấu này bằng cách giảm thêm một lượng vốn vay và nâng cao dần tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn.