Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợ

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 99 - 107)

5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI

2.2.8.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ tiêu về lợ

Phân tích tình hình tài chính của công ty phải đặc biệt quan tâm đến khả năng sử dụng hiệu quả tài sản để mang lại nhiều lợi nhuận cho công ty. Vì lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong tất cả các mối quan hệ có thể liên quan như: doanh thu, tài sản, vốn chủ sở hữu… Mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích một ý nghĩa cụ thể để phục vụ các quyết định quản trị. Ta có thể thông qua các chỉ tiêu sau đây:

a) Hệ số lãi gộp

Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn, hệ số lãi gộp biến động là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận. Nó thể hiện khả năng trang trải các chi phí hoạt động khác như chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp…để đạt được lợi nhuận, tức là cho ta biết trong 100 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng đóng góp cho chi phí hoạt động và lợi nhuận. Ta có:

Lãi gộp Hệ số lãi gộp =

Doanh thu thuần

Ta có bảng số liệu phân tích sau: BẢNG 2.30. HỆ SỐ LÃI GỘP ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) %

DOANH THU THUẦN 497.354 458.201 757.439 849.248 (39.153) (7,87) 299.238 39,51 91.809 12,12 GIÁ VỐN HÀNG BÁN 416.154 378.915 624.039 662.848 (37.240) (8,95) 245.124 39,28 38.809 6,22 LÃI GỘP 81.200 79.286 133.400 186.400 (1.913) (2,36) 54.114 40,57 53.000 39,73 HỆ SỐ LÃI GỘP 16,33% 17,30% 17,61% 21,95% 0,98% 5,99 0,31% 1,75 4,34% 24,62 21,95% 17,30% 16,33% 17,61% - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 2009 NĂM T R IỆ U Đ N G 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% %

DOANH THU THUẦN LÃI GỘP HỆ SỐ LÃI GỘP

ĐỒ THỊ 2.23. HỆ SỐ LÃI GỘP

Qua bảng phân tích và đồ thị ta thấy sự gia tăng liên tục qua 4 năm của hệ số lãi gộp. Cụ thể như sau:

Năm 2006: hệ số lãi gộp là 16,33%, tức là trong 100 đồng doanh thu thuần có 16,33 đồng dùng để trang trải cho chi phí hoạt động và có lợi nhuận.

Năm 2007: hệ số này lại tăng so với năm 2006 là 0,98% tương ứng là 17,30%. Tuy mức độ chênh lệch tăng không cao nhưng cũng cho thấy hiệu quả của các biện pháp hạn chế chi phí của công ty. Trong năm 2007, tuy doanh thu thuần giảm 7,87% nhưng bù vào đó là sự tụt giảm mạnh hơn của giá vốn hàng bán (giảm 8,95%) nên đã làm cho hệ số lãi gộp tăng lên tương ứng.

Năm 2008: tuy doanh thu thuần và giá vốn hàng bán đều tăng gần như tương đương nhau về tốc độ, nhưng xét về giá trị thì sự gia tăng doanh thu thuần vẫn lớn hơn

của giá vốn hàng bán, do đó, năm 2008 hệ số lãi gộp tiếp tục tăng 1,75% so với năm 2007. Tuy tỷ lệ tăng không đáng kể so với các năm trước, nhưng với tình hình kinh tế khó khăn của năm 2008, hệ số lãi gộp vẫn tăng chứng tỏ công ty vẫn hoạt động có hiệu quả.

Năm 2009: là một năm thành công nhất trong 4 năm vừa qua của công ty nếu xét về doanh thu và chi phí giá vốn hàng bán. Doanh thu thuần tăng 91.809 triệu đồng tương ứng 12,12%, còn chi phí giá vốn hàng bán chỉ tăng 38.809 triệu đồng tương ứng 6,22% nên lãi gộp tăng 53.000 triệu đồng tương ứng tăng 39,73% so với năm 2008, dẫn đến hệ số lãi gộp trên doanh thu thuần đạt 21,95%. Hệ số lãi gộp tiếp tục tăng như vậy càng chứng tỏ công ty đã có những biện pháp hiệu quả trong việc giảm chi phí đầu vào, đặc biệt là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung tại các phân xưởng.

Qua phân tích tình hình 4 năm qua, ta nhận thấy mặc dù doanh thu biến động lúc tăng lúc giảm nhưng với nổ lực của mình, công ty đã khắc phục sự tụt giảm doanh thu của năm 2007 để năm 2008 doanh thu tăng hơn 39,51% so với năm 2007 và doanh thu năm 2009 tiếp tục tăng thêm 12,12% so với năm 2008. Công ty đã thành công trong việc gia tăng hệ số lãi gộp qua 4 năm vừa qua, nó đảm bảo an toàn hơn cho việc có thể chi trả các khoản chi phí ngoài sản xuất và tăng lợi nhuận mang lại cho công ty.

b) Hệ số lãi ròng (ROS - Return on Sales)

Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu gọi tắt là ROS thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Hệ số này đặc biệt quan trọng đối với các giám đốc điều hành do nó phản ánh khả năng của công ty trong việc kiểm soát các chi phí hoạt động cũng như phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Ta có:

Lãi ròng Hệ số lãi ròng =

BẢNG 2.31. HỆ SỐ LÃI RÒNG

ĐVT: Triệu đồng

2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009

+(-) % +(-) % +(-) %

DOANH THU THUẦN 497.354 458.201 757.439 849.248 (39.153) (7,87) 299.238 39,51 91.809 12,12 LÃI RÒNG (LN SAU THUẾ) 25.926 33.838 59.777 112.454 7.912 30,52 25.940 43,39 52.676 88,12 HỆ SỐ LÃI RÒNG 5,21% 7,38% 7,89% 13,24% 2,17% 41,67 0,51% 6,43 5,35% 67,78 7,89% 13,24% 5,21% 7,38% - 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 2006 2007 2008 2009 T R IỆ U Đ N G 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% %

DOANH THU THUẦN LÃI RÒNG(LN SAU THUẾ) HỆ SỐ LÃI RÒNG

ĐỒ THỊ 2.24. HỆ SỐ LÃI RÒNG

Qua đồ thị ta thấy hệ số lãi ròng có sự biến đổi giống như hệ số lãi gộp, tức là có xu hướng tăng qua 4 năm và tốc độ tăng có phần giảm trong năm 2008 nhưng lại tăng khá mạnh vào năm 2009. Cụ thể như sau:

Năm 2007: hệ số lãi ròng là 7,38% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần công ty có được 7,38 đồng lợi nhuận. Nếu đem so với năm 2006 thì hệ số này tăng khá nhiều, tăng đến 41,67% so với năm 2006, mặc dù năm 2007 doanh thu thuần giảm 7,87%.

Năm 2008: hệ số này là 7,89% tức là so với năm 2007, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra lãi ròng nhiều hơn 0,51 đồng. Đây là một dấu hiệu tốt, bởi thoát khỏi đà tụt giảm doanh thu của năm 2007, doanh thu thuần năm 2008 tăng mạnh mẽ kéo theo đó là lãi ròng của tăng với tốc độ tăng nhiều hơn cả doanh thu thuần.

Năm 2009: lãi ròng tăng đột biến 88,12% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 12,12% so với năm 2008 đã làm cho hệ số lãi ròng tăng lên 13,24% tương ứng tăng 67,78% so với năm 2008. Nguyên nhân chính bởi các khoản chi phí ngoài sản xuất và

chi phí giá vốn hàng bán tăng không đáng kể so với đà tăng của doanh thu thuần (chi phí bán hàng tăng 2.111 triệu đồng tương ứng tăng 4,05%; chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6.179 triệu đồng, chi phí tài chính giảm 23,08% tương ứng giảm 5.007 triệu đồng, chi phí khác tăng 151 triệu đồng, chi phí giá vốn hàng bán cũng chỉ tăng 6,22% so với năm 2008).

Nếu chỉ xét trong 4 năm 2006 – 2009 thì ta thấy, nếu công ty đã thực hiện một chiến lược kinh doanh nào đó thì đã thành công. Tuy năm 2007, doanh thu thuần có giảm nhưng hệ số lãi ròng vẫn tăng và tiếp tục tăng trong năm 2008, 2009. Do đó, công ty cần giữ vững tình hình để nâng cao hơn hệ số phản ánh tính hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh này.

c) Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA - Return On Asset)

Tỷ suất sinh lời của tài sản là công cụ đo lường cơ bản tính hiệu quả của việc sắp xếp, phân phối và quản lý các nguồn lực của công ty, nó cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lãi ròng. Ta có:

Lãi ròng (LNST) ROA =

Tổng tài sản bình quân

Ta lập bảng phân tích sau:

BẢNG 2.32. TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN

ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % LÃI RÒNG 25.926 33.838 59.777 112.454 7.912 30,52 25.940 43,39 52.676 88,12 TÀI SẢN SỬ DỤNG BÌNH QUÂN 323.524 319.770 326.009 425.879 (3.754) (1,16) 6.239 1,91 99.870 30,63 ROA 0,08 0,11 0,18 0,26 0,03 32,05 0,08 42,29 0,08 44,01 0,26 0,11 0,18 0,08 - 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2006 2007 2008 2009 NĂM T R IỆ U Đ N G 0,00 0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30

LÃI RÒNG TÀI SẢN SỬ DỤNG BÌNH QUÂN ROA

Qua đồ thị ta thấy tỷ suất sinh lời của tài sản có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Cụ thể như sau:

Năm 2006: ROA của công ty là 0,08 tức là với 1 đồng đầu tư vào tài sản công ty thu được lợi nhuận là 0,08 đồng.

Năm 2007: tỷ suất này tăng lên 0,11 tức là đã tăng 32,05%. Bởi vì, trong năm này lãi ròng tăng 30,52% tăng lên 33.838 triệu đồng, trong khi đó tài sản sử dụng bình quân lại giảm 3.754 triệu đồng, tức giảm 1,16% so với năm 2006.

Năm 2008: tỷ suất này tăng mạnh hơn đà tăng của năm 2007. Tỷ suất sinh lời của tài sản đạt 0,18 lần, tức tăng 0,08 lần so với năm 2007. Nguyên nhân ROA tăng mạnh là trong năm 2008, lãi ròng tăng hơn 25 tỷ đồng trong khi tài sản của năm 2008 không tăng bao nhiêu so với năm 2007 làm cho hiệu quả sử dụng tài sản của công ty tăng mạnh.

Năm 2009: Giống như 2008, năm 2009 ROA tăng thêm 0,08 lần so với năm 2008, lên đạt 0,26 lần. Tài sản cuối năm 2009 tăng chủ yếu ở tiền và hàng tồn kho năm trong tài sản ngắn hạn và có tính thanh khoản cao chứ không phải là sự gia tăng nhiều trong tài sản cố định, cho nên hệ số ROA sẽ khó có sự tụt giảm đáng kể vào đầu năm 2010.

Qua phân tích ROA 4 năm vừa qua, nhận xét đầu tiên là hoạt động của công ty ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn trong việc sử dụng tài sản hiện có của mình. Lợi nhuận đạt được trên tổng tài sản sử dụng ngày càng tăng, đến năm 2009 đạt 26% là một chuyển biến tốt. Với các công ty, thì lợi nhuận đạt được càng cao càng cho thấy hiệu quả kinh doanh tốt, đặc biệt với công ty Cổ phần thì áp lực từ các cổ đông càng mạnh hơn, điều đó yêu cầu các nhà quản trị chiến lược cần có các biện pháp, định hướng và kế hoạch tốt cho hoạt động trong tương lai. Tuy nhiên, tỷ suất sinh lời trong tổng tài sản sử dụng đạt bao nhiêu là tốt nhất là một điều khó nói, nó tùy thuộc rất nhiều yếu tố mà yếu tố quan trọng là ý kiến chủ quan của nhà quản trị.

Theo ý kiến của riêng tôi thì ROA năm 2009 đạt 26% là một điều tuyệt vời và phù hợp với tình hình phát triển của công ty.

d) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu( ROE - Return On Equity)

Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thường dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. Bởi vì nó đo lường tính hiệu quả của đồng vốn của các chủ sở hữu của công ty, đó là phần trăm

lợi nhuận thu được của chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Nói tóm lại nó đo lường tiền lời của mỗi đồng tiền vốn bỏ ra. Ta có:

Lãi ròng (LNST) ROE =

Vốn CSH bình quân

Căn cứ vào các tài liệu có liên quan ta lập bảng phân tích và đồ thị sau:

BẢNG 2.33. TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU

ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % LÃI RÒNG 25.926 33.838 59.777 112.454 7.912 30,52 25.940 43,39 52.676 88,12 VỐN CSH ĐẦU KỲ 79.323 93.925 105.490 115.786 14.602 18,41 11.565 10,96 10.296 9,76 VỐN CSH CUỐI KỲ 93.925 105.490 115.786 196.068 11.565 12,31 10.296 8,89 80.282 69,34 VỐN CSH BÌNH QUÂN 86.624 99.708 110.638 155.927 13.084 15,10 10.931 9,88 45.289 40,93 ROE 0,30 0,34 0,54 0,72 0,04 13,39 0,20 37,19 0,18 33,48 0,34 0,54 0,72 0,30 - 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 2006 2007 2008 2009 NĂM T R IỆ U Đ N G 0,00 0,10 0,20 0,30 0,40 0,50 0,60 0,70 0,80 LẦN

LÃI RÒNG VỐN CSH BÌNH QUÂN ROE

ĐỒ THỊ 2.26. TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU

Từ đồ thị ta thấy, xu hướng giảm tăng đồng thời của ROE và vốn chủ sử hữu bình quân qua 4 năm. Cụ thể như sau:

Năm 2006: ROE là 0,30 tức là nếu công ty đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu sẽ thu được 0,30 đồng lợi nhuận sau thuế.

Năm 2007: Vốn chủ sở hữu tăng thêm 15,10% cùng với đó là sự gia tăng của lãi ròng thêm 30,52%. Nhưng về giá trị thì sự gia tăng của lãi ròng chỉ có thể làm tăng

thêm 13,39% ROE tức là tăng thêm 0,04 đồng lợi nhuận sau thuế khi công ty vẫn đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu.

Năm 2008: trong khi vốn chủ sở hữu chỉ tăng thêm 9,88% thì ROE lại tăng 37,19%. Sự gia tăng mạnh của ROE so với vốn chủ sở hữu trong năm khó khăn của nền kinh tế là một minh chứng nữa cho việc kinh doanh có hiệu quả của công ty.

Năm 2009: vốn chủ sở hữu bình quân tăng 40,93% tức tăng 45.289 triệu đồng trong khi lãi ròng tăng 88,12% tương ứng tăng 52.676 triệu đồng. Xét về cả giá trị lẫn tỷ lệ thì tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu vẫn nhỏ hơn so với lãi ròng. Chính vì thế mà năm 2009, hệ số ROE tăng lên đến 0,72 lần tương ứng tăng 33,48% so với năm 2008.

Tuy nhiên, với F17 – công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 30% so với tổng nguồn vốn thì hệ số ROE không thể hiện được nhiều về tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó, để đánh giá chính xác sự biến động trên là tích cực hay tiêu cực ta cần nhìn ROE một cách toàn diện hơn, tức là đặt nó trong mối quan hệ với ROA. Bởi vì vốn chủ sở hữu là một phần của tổng vốn, hình thành nên tài sản do đó suất sinh lời của chủ sở hữu phụ thuộc vào suất sinh lời của tài sản.

Điều đó thể hiện qua đẳng thức sau: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính

Trong đó đòn bẩy tài chính (hay còn gọi là đòn cân nợ) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ nợ hay vốn chủ sở hữu so với tài sản:

Tổng tài sản Đòn bẩy tài chính =

Vốn chủ sở hữu

Từ hai công thức trên ta thấy khi đòn bẩy tài chính càng tăng sẽ có tác dụng “bẩy” cho ROE tăng theo, nhưng khi đó nợ của doanh nghiệp cũng sẽ tăng do đó kéo theo rủi ro rất lớn. Ta sẽ thấy rõ hơn thông qua thực tế tại công ty như sau:

BẢNG 2.34. MỐI QUAN HỆ GIỮA ROA VÀ ROE

ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 2009/2008 CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 2009 +(-) % +(-) % +(-) % ROA 0,08 0,11 0,18 0,26 0,03 32,05 0,08 42,29 0,08 44,01 ĐÒN BẨY TÀI CHÍNH 3,73 3,21 2,95 2,73 (0,53) (14,13) (0,26) (8,84) (0,22) (7,31) ROE 0,30 0,34 0,54 0,72 0,04 13,39 0,20 37,19 0,18 33,48 Từ bảng số liệu trên, ta có thể phân tích mối quan hệ này qua từng năm như sau:

Năm 2006: suất sinh lời của tài sản chỉ bằng 0,08 nhưng với tác dụng “bẩy” của đòn bẩy tài chính đã làm cho ROE đạt giá trị là 0,30.

Năm 2007: công ty đã cắt giảm bớt nợ biểu hiện qua sự tụt giảm của đòn bẩy tài chính 14,13% trong khi đó ROA tăng 32,05% nên đã kéo theo sự gia tăng của ROE khi ROE tăng thêm 13,39%.

Năm 2008: Công ty lại tiếp tục giảm tỷ lệ sử dụng nợ làm cho đòn bẩy tài chính tiếp tục giảm so với 2007 là 8,84%. Nhưng bù lại, ROA tăng lên khá nhiều, tăng đến 42,29% nên đã kéo ROE tăng lên 0,54 tức tăng 37,19%.

Năm 2009: giống như 2 năm trước đó, khi công ty giảm tỷ lệ nợ sử dụng trên

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)