Đánh giá tổng kết tình hình tài chính của công ty qua 4 năm

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 116 - 122)

5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI

2.2.11.1. Đánh giá tổng kết tình hình tài chính của công ty qua 4 năm

BẢNG 2.39. ĐÁNH GIÁ TỔNG KẾT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH QUA 4 NĂM

2006-2009 VÀ SO SÁNH VỚI NĂM 2003 THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ

NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM NĂM

TỶ SỐ TÀI CHÍNH

2003 2005 2006 2007 2008 2009 - Kết cấu:

Kết cấu tài sản

Tỷ lệ TSNH trên tổng tài sản 70,99% 85,19% 85,61% 73,36% 65,33% 71,73%

Tỷ suất đầu tư 29,01% 14,81% 14,39% 26,64% 34,67% 28,27%

Kết cấu nguồn vốn

Tỷ suất tự tài trợ 21,32% 25,76% 27,69% 35,12% 32,93% 39,21%

Tỷ số nợ 78,68% 74,24% 72,31% 64,88% 67,07% 60,79%

- Tình hình thanh toán:

Tỷ lệ nợ phải thu trên tổng vốn 0,58 0,74 0,71 0,563 0,560 0,47 Tỷ lệ nợ phải thu trên nợ phải trả 0,73 0,99 0,98 0,87 0,83 0,78

- Khả năng thanh toán:

Trong ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành 1,01 1,16 1,20 1,15 1,03 1,22

Hệ số thanh toán nhanh 0,75 1,01 1,02 0,90 0,93 0,98

Hệ số thanh toán bằng tiền 0,050 0,021 0,025 0,018 0,041 0,171 Vòng quay khoản phải thu 4,65 2,56 2,21 2,32 4,35 4,1 Vòng quay hàng tồn kho 12,40 16,85 10,90 8,19 17,15 13,88

Trong dài hạn:

Khả năng chi trả lãi vay 2,90 7,27 3,59 4,06 4,14 8,36

- Hiệu quả sử dụng vốn

Chsố hoạt động

Vòng quay tài sản 2,53 1,83 1,54 1,43 2,32 1,99

Chỉ tiêu lợi nhuận

Hệ số lãi gộp 6,67% 14,97% 16,33% 17,30% 17,61% 21,95%

Hệ số lãi ròng 1,43% 7,96% 5,21% 7,38% 7,89% 13,24%

Suất sinh lời của tài sản(ROA) 0,04 0,15 0,08 0,11 0,18 0,26 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu(ROE) 0,17 0,56 0,30 0,34 0,54 0,72 Với kết quả nhận được từ báo cáo tài chính năm 2003, tính toán tương tự như các năm 2006-2009 ta cũng tổng kết được những tỷ số tài chính của năm 2003. Kết hợp với những tỷ số tài chính đã tính toán được từ năm 2006 đến năm 2009 như đã trình bày ở những phần trên, ta lập được bảng tổng kết các chỉ tiêu tài chính như trên. Qua những số liệu phân tích trên, ta có một số nhận xét như sau:

Về kết cấu tài sản và nguồn vốn

Tình hình đầu tư tài sản cố định và đầu tư dài hạn của công ty có chiều hướng tăng từ 2005 đến 2008 và giảm trong năm 2009, nhưng tốc độ tăng không lớn so với tốc độ tăng chung của tổng tài sản. Điều đó cho thấy công ty tăng quy mô tài sản chủ yếu là gia tăng tài sản ngắn hạn và giá trị tài sản ngắn hạn này bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao hơn tài sản dài hạn khá nhiều. Điều này phù hợp với ngành nghề hoạt động của công ty là chế biến thủy hải sản xuất khẩu, đây là một ngành nghề đòi hỏi vốn ngắn hạn. Nếu đem so với năm 2003 thì tỷ suất đầu tư năm 2006 nhỏ hơn nhiều, sau đó có tăng lên trong năm 2007, năm 2008 và tạm “chốt” ở năm 2009 là 28,17%, nhưng vẫn nhỏ hơn giá trị của năm 2003. Điều này có thể do quy mô tài sản tăng nhưng giá trị tài sản dài hạn tăng không nhiều trong khi công ty tăng tài sản ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất, chế biến thủy hải sản xuất khẩu. Một lần nữa, điều này hợp lý với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty.

Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty chiếm tỷ trọng ngày càng tăng tương ứng với giảm tỷ trọng của nợ phải trả trong điều kiện qui mô ngày càng được mở rộng. So với năm 2003, tỷ suất tự tài trợ tăng rõ rệt, năm 2009 là 39,21% so với năm 2003 chỉ có 21,32% kèm theo đó là tỉ số nợ giảm mạnh từ 78,68% năm 2003 chỉ còn 60,79% năm 2009. Điều này thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty tăng đều qua các năm, tỷ lệ tăng năm sau cao hơn năm trước. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng cùng với sự gia tăng của quy mô sản xuất kinh doanh là một động thái tốt khi khoản nợ của công ty đã ở mức cao. Việc gia tăng vốn chủ sở hữu nhanh chóng này một phần cũng nhờ việc cổ phần hóa. Chính cổ phần hóa từ công ty nhà nước đã làm cho việc huy động vốn dễ dàng hơn, nguồn vốn kinh doanh không còn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước nữa, công ty càng tự chủ hơn đối với những hoạt động của mình.

Về tình hình thanh toán

Ta nhận thấy rằng cùng với việc mở rộng quy mô hoạt động, công ty đã tích cực thu hồi nợ để đảm bảo vốn biểu hiện qua tỷ lệ giữa khoản nợ phải thu với tổng vốn hoặc nợ phải trả đều có xu hướng giảm. Tuy nhiên vẫn còn lượng vốn bị chiếm dụng khá lớn ở người bán, và một số khoản khác đã làm hạn chế vốn thực sự tham gia sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu đem so sánh năm thứ hai sau cổ phần (năm 2006) và năm cuối cùng trước khi cổ phần (năm 2003) ta nhận thấy rõ tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như

trên tổng nợ phải trả tăng khá mạnh. Năm 2003 chỉ là 0,58 và 0,73 thì năm 2005 là 0,74 và 0,99 đến năm 2006 đã tăng lên đến 0,71 và 0,98. Có phải sau khi cổ phần, công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh cũng như thị trường tiêu thụ nên công ty có “thoáng” hơn trong chính sách bán hàng? Thực tế cho thấy, công ty có ưu ái hơn đối với các khách hàng lâu năm của mình, đặc biệt là công ty Shunfat Enterprise, một bạn hàng lâu năm của công ty, một công ty nhập khẩu của thị trường Mỹ. Chính khoản phải thu từ công ty này tăng mạnh vào năm 2006 đã làm cho tình hình thanh toán của công ty có dấu hiệu xấu hơn so với trước khi cổ phần. Nhưng điều này là cần thiết trong tiến trình cổ phần hóa và mở rộng thị trường của công ty. Và tình hình này ngày càng được cải thiện tốt hơn khi tỷ lệ khoản phải thu trên tổng vốn cũng như trên nợ phải trả đã giảm nhiều qua các năm, đến năm 2007 chỉ còn 0,563 và 0,87 đến 2009 chỉ còn 0,47 (nhỏ hơn so với năm 2003) và 0,78.

Về khả năng thanh toán

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty tương đối thấp và đang có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Khả năng thanh toán bằng tiền của công ty tương đối thấp hay đúng hơn là công ty đang gặp khó khăn về tiền để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh và thanh toán công nợ đến hạn. Mặc dù công ty đã tích cực gia tăng tiêu thụ, tích cực thu hồi nợ nhưng khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền của các khoản phải thu và hàng tồn kho để thanh toán cứ chậm dần không đảm bảo cho nhu cầu sử dụng vốn trong năm và khoản nợ cần thanh toán chủ yếu của các tổ chức tín dụng cứ gia tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.

Nếu đem so với năm 2003 thì khả năng thanh toán của công ty có cải thiện tương đối tốt hơn. Trước khi cổ phần, khả năng thanh toán của công ty thấp hơn so với sau khi cổ phần. Năm 2003, khả năng thanh toán nhanh là 0,75 so với 2006 là 1,02; khả năng thanh toán hiện hành là 1,01 so với 2006 là 1,20; chỉ có khả năng thanh toán bằng tiền là giảm từ 0,050 xuống còn 0,025 trong năm 2006.

Trong những năm đầu cổ phần, công ty đã mở rộng hơn chính sách bán hàng nên làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng lên, chính điều này đã làm giảm số vòng luân chuyển các khoản phải thu. So với trước khi cổ phần thì công ty đã bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, đây không hẳn là dấu hiệu xấu vì những năm đầu cổ phần này, chỉ tiêu này khó đánh giá chính xác được khả năng thu hồi nợ của công ty như thế nào khi công ty mới bước đầu áp dụng chính sách bán hàng thông thoáng hơn để mở rộngt hị trường tiêu thụ.

Về hiệu quả sử dụng vốn

Nếu xem xét về chỉ tiêu hoạt động, ta thấy hiệu quả của việc đưa tài sản vào hoạt động của công ty sau khi cổ phần giảm khá mạnh so với trước cổ phần. Nếu năm 2003, chỉ tiêu vòng quay tổng tài sản là 2,53 thì sau khi cổ phần, trong 4 năm 2006 - 2009 chỉ tiêu này chỉ dao động từ 1,43 đến 2,32 và đang giảm chỉ còn 1,99 vào năm 2009. Điều này cho thấy khả năng đưa tài sản vào sản xuất của công ty có dấu hiệu giảm kề từ sau khi cổ phần. Nguyên nhân chính xuất phát từ việc công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư tài sản nhưng chưa chú trọng đúng mức đến việc đưa các tài sản này vào khai thác một cách hợp lý.

Nhưng nếu xem xét đối với các chỉ tiêu về lợi nhuận thì ta thấy có sự biến chuyển rõ nét giữa trước và sau khi cổ phần. Nếu trước khi cổ phần hệ số lãi gộp chỉ là 6,67% và hệ số lãi ròng là 1,43% thì sau khi cổ phần, với việc doanh thu của công ty khá ổn định, có xu hướng tăng, đồng thời phần lãi gộp cũng gia tăng tương ứng do đó hệ số lãi gộp cũng có xu hướng tăng hơn nhiều so với năm 2003. Năm 2006 hệ số lãi gộp đạt 16,36% đến năm 2008 hệ số này đạt 17,30% và tăng mạnh lên 21,95% năm 2009 chứng tỏ giá thành sản phẩm và kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt hơn nhiều so với trước khi cổ phần. Đồng thời lãi ròng của công ty cũng tăng tương xứng với sự gia tăng của doanh thu qua các năm, loại trừ năm 2006 do chi phí sản xuất quá cao, doanh thu dù tăng mạnh nhưng không tương xứng nên đã làm cho hệ số lãi ròng tăng không đáng kể, đến năm 2007 mặc dù doanh thu tăng không bằng năm 2006 nhưng bù lại chi phí giảm đáng kể nên hệ số lãi ròng tăng lên khá mạnh. Đến năm 2008, tuy kinh tế khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới nhưng tốc độc tăng của hệ số lãi ròng vẫn không giảm, nên số lãi ròng đạt 7,89% trong năm này và đặc biệt gia tăng mạnh trong năm 2009 khi hệ số lãi ròng này đạt 13,24%. Đem so sánh với trước khi cổ phần thì chỉ tiêu này tăng gấp 5 đến gần 10 lần. Điều này cho thấy sự cố gắng của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm, gia tăng doanh thu và hạn chế chi phí từ sau khi cổ phần.

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về suất sinh lời của tài sản, suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đều lớn hơn nhiều so với trước khi cổ phần. Đây là một dấu hiệu tốt cho tình hình hoạt động của công ty, chứng tỏ từ sau khi cổ phần, công ty đã hoạt động hiệu quả hơn hẳn trước đó.

Về lợi ích kinh tế

- Đối với người lao động: qua các năm, công ty đã giải quyết cho một số lượng lao động đáng kể ở địa phương với số lượng lao động cho công ty trung bình trong 4 năm là hơn 1.500 người, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2006 thu nhập là 1.629.000 đồng/lao động thì đến năm 2009 tăng lên 3.441.000 triệu đồng/lao động góp phần đáng kể nâng cao đời sống xã hội cho người lao động, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

- Đối với Nhà nước: với vai trò là một trong những công ty đầu tàu của địa phương, hàng năm công ty Cổ phần Nha Trang Seafoofs-F17 đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một khoản thuế từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáng kể. Năm 2006, công ty đóng góp vào ngân sách nhà nước hơn 3.347 triệu đồng tiền thuế các loại, trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 2.104 triệu đồng, đến năm 2008 số thuế công ty đóng góp vào ngân sách đã tăng lên 6.209 triệu đồng và đến năm 2009 là hơn 12.000 triệu đồng trong đó thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 10.407 triệu đồng. Như vậy, với những hoạt động của mình, công ty không chỉ mang đến lợi ích kinh tế cho các cổ đông mà còn tạo công ăn việc làm và thu nhập cho nhiều lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước để cuộc sống cũng như chi tiêu xã hội được nâng lên, mức sống của người lao động cũng được cải thiện đáng kể.

Kết luận: Qua số liệu phân tích của 04 năm 2006, 2007, 2008 và 2009 ta thấy đáng chú ý hơn hết là tình hình năm 2006 và năm 2008, 2009. Năm 2006, với sự khó khăn chung của ngành thủy hải sản với thiên tai, dịch bệnh đã nâng giá nguyên liệu lên cao làm cho chi phí sản xuất tăng mạnh, đồng thời tiêu chuẩn của hàng thủy hải sản xuất khẩu sang Châu Âu, Mỹ và các nước khác được nâng lên đã gây khó khăn không nhỏ cho công ty trong năm tài chính 2006. Đến năm 2008 mặc dù lại là năm khó khăn về tình hình tài chính khi xãy ra cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng tại Mỹ, và ảnh hưởng đến các nước trên thế giới nhưng tốc độ phát triển của công ty cũng không ngừng, các chỉ số hầu như thể hiện tốt hơn năm 2007. Sang năm 2009, khi nền kinh tế được phục hồi đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính, với đà tăng trưởng của năm 2008 nên năm 2009 hầu như tất cả các chỉ tiêu tài chính của công ty đều có những biến chuyển tốt hơn nhiều so với các năm trước đó. Sự tự chủ trong vẫn đề tài chính được cải thiện hơn khi tỷ lệ nợ tiếp tục giảm, khả năng thanh toán tốt hơn, tỷ suất sinh lời hiệu quả hơn…

Trên là kết quả phân tích tình hình tài chính và tình hình hoạt động của công ty qua 4 năm sau khi cổ phần hóa. Từ những phân tích trên ta có thể khẳng định rằng, mặc dù công ty đang gặp nhiều khó khăn, một số chỉ tiêu còn chưa tốt, tình hình hoạt động chỉ tương đối ổn định nhưng so với trước khi cổ phần thì nhìn chung công ty đang hoạt động hiệu quả hơn. Chính việc cổ phần hóa đã làm cho công ty năng động hơn trong tất cả các hoạt động của mình, công ty đã mạnh dạn hơn trong việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 116 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)