Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 122 - 141)

5. CẤU TRÚC ĐỀ T ÀI

2.2.11.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, luôn nằm trong khoản 45% đến 70% tổng tài sản. Vẫn biết, trong những năm gần đây, với tình hình tài chính thế giới gặp nhiều khó khăn, khách hàng của công ty cũng nằm trong vòng quay đó và để giữ khách hàng, tạo mối quan hệ lâu dài, hổ trợ khách hàng trong kinh doanh nên công ty đã áp dụng chính sách bán hàng nới lỏng nên khoản phải thu luôn ở tỷ trọng cao trong tổng tài sản. Nhưng đây là một hạn chế và là một rủi ro lớn về tài chính nếu như việc thu hồi nợ gặp khó khăn, đồng thời nó cũng làm tăng chi phí thu hồi nợ của công ty.

- Hàng tồn kho mà chủ yếu là thành phẩm chiếm tỷ trọng tương đối lớn và có xu hướng tăng trong năm 2009. Như ở phần phân tích về hàng tồn kho ta đã có nêu, nguyên nhân của việc gia tăng hàng tồn kho mà chủ yếu là thành phẩm năm 2009 là do các đơn đặt hàng phải giao vào đầu năm 2010. Tuy nhiên, tồn quá nhiều trong kho sẽ phát sinh các chi phí về lưu kho, bảo quản hàng hóa, chi phí sử dụng vốn HTK, chất lượng HTK ngày càng giảm. Đồng thời, tính thanh khoản của hàng tồn kho đặt biệt là thủy hải sản ngày càng giảm theo thời gian cho nên sẽ là một trở ngại lớn nếu trong năm 2010 lượng thành phẩm tồn kho này không xuất bán được, đặc biệt nếu kết hợp phân tích thị trường của công ty thì khó khăn này càng gia tăng khi thị trường chủ yếu của công ty là xuất khẩu.

BẢNG 2.40. TỶ TRỌNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU Đơn vị tính 2006 2007 2008 2009

DOANH THU XUẤT KHẨU Trđồng 460.621 427.728 697.311 775.667

Chiếm tỷ trọng trong tổng DT thuần % 92,61% 93,35% 92,06% 91,34%

DOANH THU NỘI ĐỊA Trđồng 36.733 30.473 60.128 73.581

Chiếm tỷ trọng trong tổng DT thuần % 7,39% 6,65% 7,94% 8,66% DOANH THU THUẦN Trđồng 497.354 458.201 757.439 849.248

Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy được thị trường nước ngoài chiếm đa số trong tổng doanh thu thuần của công ty trong các năm qua. Do đó, đây sẽ là một hạn chế và khó khăn lớn của công ty khi không thể xuất khẩu được khi gặp những trục trặc về thị trường. Trong các năm qua, công ty xuất khẩu chủ yếu ra 4 thị trường mà lớn nhất là Mỹ, rồi đến Nhật, Hàn Quốc và cuối cùng là Châu Âu. Đây là những thị trường có những yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các tiêu chuẩn về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa cao, cũng như các hiệp định về chống phá giá rất nghiêm ngặt. Chính vì thế nó tiềm ẩn một rủi ro lớn cho công ty nếu như không đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Tuy nhiên, nó cũng là một cơ hội tốt để công ty cải thiện hoạt động của mình nếu muốn các thị trường này chấp nhận.

- Công ty cần tìm giải pháp cho những năm tiếp sau đó là sự tự chủ về nguồn nguyên liệu trong sản xuất. Hiện tại, công ty có khá nhiều nguồn cung cấp nguyên liệu ở khắp các tỉnh thành từ miền Trung vào miền Nam, đặc biệt là các tỉnh thành ở miền Tây Nam Bộ như Cà Mau, Tiền Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang, hay các tỉnh thành miền Trung như Khánh Hòa, Bình Định, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Quảng Ngãi… Nhưng ngày càng có nhiều công ty chế biến thủy sản nên sự cạnh tranh về nguồn nguyên liệu ngày càng lớn, đồng thời với yêu cầu của thị trường tiêu thụ sản phẩm thì nguồn gốc và chất lượng của nguyên liệu đầu vào phải rõ ràng và đạt tiêu chuẩn, nhưng hầu như không có nhiều những cơ sở nuôi trồng đạt được tiêu chuẩn như đề ra. Bên cạnh đó, việc đánh bắt thủy hải sản cũng gặp nhiều khó khăn vì nguồn tự nhiên ngày càng cạn kiệt, tiêu chí bảo vệ nguồn thủy sản tự nhiên cũng gây những khó khăn không nhỏ cho nguồn nguyên liệu đầu vào của công ty. Do đó, cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu là rất cần thiết cho công ty.

- Ngoài những hạn chế trên, công ty còn gặp một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh như:

+ Về công tác đầu tư

Công ty có quan tâm đầu tư cơ sở vật chất để đảm bảo cho mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ mới chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng như: kho bãi, nhà cửa…, còn việc đầu tư đổi mới máy móc công nghệ hiện đại vẫn khá hạn chế. Máy móc chủ yếu được nâng cấp sửa chữa tại phân xưởng của đơn vị. Với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chế biến thủy hải sản xuất khẩu, các nhà nhập khẩu ngày càng có những yêu cầu cao hơn về chất lượng vệ sinh, hàm lượng kháng sinh cũng như quy trình công nghệ sạch vì thế công ty cần chú trọng hơn trong việc đầu tư đổi mới máy móc thiết bị để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các đối tác nước ngoài, nâng cao năng lực sản xuất của đơn vị tạo sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

+ Về tình hình sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài

Công ty sử dụng nguồn vốn tài trợ từ bên ngoài khá lớn, trong đó chủ yếu từ các tổ chức tín dụng. Do đó đòi hỏi phải hoạt động kinh doanh có hiệu quả, bởi vì sử dụng đòn bẩy tài chính lớn như một con dao hai lưỡi: hoặc là giúp cho hiệu quả đạt được càng cao hơn hoặc là sẽ gây khó khăn về tài chính cho doanh nghiệp và còn có thể dẫn đến nguy cơ phá sản.

Nguồn vốn tín dụng này chủ yếu tài trợ cho tài sản ngắn hạn của công ty nên để giảm bớt rủi ro trên công ty cần đảm bảo sự cân bằng tương đối giữa lượng tài sản bị các đơn vị khác chiếm dụng và nguồn vốn đi chiếm dụng. Tức là, hoặc công ty phải tích cực thu hồi các khoản nợ để giảm bớt vốn bị chiếm dụng hoặc tăng cường đi chiếm dụng các đơn vị khác bằng biện pháp hợp lý để giảm bớt áp lực vốn vay. Ngoài ra công ty vẫn có thể tiếp tục sử dụng đòn cân nợ như trên, nhưng phải tăng cường hơn nữa khả năng sinh lời để phát huy tốt đòn bẩy tài chính.

+ Về khả năng sinh lời

Mặc dù công ty luôn đẩy nhanh vòng luân chuyển vốn, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nhưng khả năng sinh lời còn rất hạn chế. Lợi nhuận đạt được chưa tương xứng. Do đó để nguồn vốn của công ty được sử dụng thật sự có hiệu quả, công ty cần nâng cao mức lợi nhuận này tức là nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng một số biện pháp như:

− Giảm giá thành sản phẩm, tiết kiệm chi phí vì tỷ trọng giá vốn trong doanh thu hiện còn rất cao.

− Mở rộng thị trường tiêu thụ sang Châu Âu và các thị trường tiềm năng khác, đồng thời tạo uy tín mạnh hơn đối với các bạn hàng lâu năm đặc biệt là thị trường Mỹ.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

3.1. ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC THU HỒI CÔNG NỢ

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ doanh nghiệp do mua chịu hàng hóa hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau, từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hóa thì sẽ đánh mất cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hóa quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng có nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bán chịu phù hợp.

Khoản phải thu của doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Các yếu tố mang tính chất khách quan như tình hình kinh tế cũng có một phần nào đó phụ thuộc vào sự phân tích, nhận định của nhà quản trị thì yếu tố về chính sách bán chịu là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ phần Nha Trang Seafoofs-F17 thì yếu tố này khá quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến tình hình quản trị khoản phải thu của công ty. Đi ra từ một doanh nghiệp nhà nước thì lối tư duy của các lãnh đạo công ty cũng không thể thoát ra được hoàn toàn để đi theo 100% kinh tế thị trường. Do đó, yếu tố khách hàng thân thiết, lâu năm là một yếu tố ảnh hưởng khá sâu khi công ty chấp nhận cho khách hàng nào nợ nhiều hay ít.

Liên quan đến chính sách bán chịu của công ty, chúng ta có thể xem xét đến các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách và quy trình thu nợ. Đây là một số yếu tố hình thành nên chính sách bán chịu của công ty, mặt dù không chính thức tuy với mối quan hệ lâu năm với khách hàng nhưng công ty cũng có áp dụng ít nhiều những yếu tố này.

Trong quá trình nghiên cứu tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoofs-F17, tác giả đề xuất một số mô hình mà công ty có thể áp dụng để ra quyết định trong quản trị các khoản phải thu. Trước khi đi vào từng mô hình cụ thể, ta hãy có cái hình tổng thể

về mô hình chung mà công ty có thể áp dụng để ứng dụng cho từng tình hình cụ thể như sau:

MÔ HÌNH 3.1. MÔ HÌNH TỔNG QUÁT ĐỂ RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ

KHOẢN PHẢI THU

Dựa vào mô hình tổng quát trên, ta có thể nhận thấy công ty đã nghiên cứu, so sánh giữa việc tăng lợi nhuận khi doanh thu tăng lên so với tăng chi phí do tăng khoản phải thu gây ra để đánh giá rủi ro mang lại cho công ty để có thể đưa ra chính sách bán chịu hợp lý nhất cho từng thời kỳ cụ thể. Dữ kiện cho mô hình mà công ty áp dụng là tình hình kinh tế hiện tại và xu hướng trong tương lai, số liệu tài chính của công ty trong năm trước và nhận định cảm tính của nhà quản trị.

Để minh họa cho các mô hình về chính sách bán chịu mà công ty có thể áp dụng, ta dùng bảng số liệu phân tích đã được tính toán ở các phần trên như sau:

Rủi ro Tăng khoản phải thu

Tăng CP cơ hội do tăng khoản phải thu, tăng CP thu hồi nợ, tăng CP rủi

ro do nợ khó đòi. Bán chịu hàng hóa

Tăng doanh thu

Tăng lợi nhuận

Cơ hội

So sánh

BẢNG 3.1. DỮ LIỆU CHO MÔ HÌNH CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU NĂM 2005 - 2009

ĐVT: Triệu đồng

CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 2009

Các khoản phải thu ngắn hạn 214.383 235.892 158.850 189.555 224.534

Phải thu khách hàng 209.403 231.271 152.448 183.743 214.296

Trả trước cho người bán 774 1.784 3.603 3.923 2.916

Phải thu nội bộ 641 0 0 0 0

Các khoản phải thu khác 3.565 2.844 2.807 3.854 9.287

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 (7) (8) (1.965) (1.965)

Kỳ thu tiền 140,00 162,58 155,07 82,80 98,41

DTT về bán hang 460.266 497.354 458.201 757.439 849.248

Dựa vào các bảng số liệu phân tích trên, một lần nữa ta khẳng định, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty trong thời gian qua chủ yếu là các khoản phải thu khách hàng. Các khoản phải thu khách hàng chiếm một tỷ trọng gần như tuyệt đối so với các khoản mục khác và ngày càng tăng. Do đó, chính sách bán chịu của công ty là một yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn đến các khoản phải thu của công ty.

Năm 2008 và 2009, công ty nới lỏng chính sách bán chịu để áp dụng cho chính sách về khoản phải thu của mình.

Có thể so sánh lợi ích và tổn thất của việc nới lỏng chính sách bán chịu qua sơ đồ sau:

MÔ HÌNH 3.2. MÔ HÌNH NỚI LỎNG CHÍNH SÁCH BÁN CHỊU

Tăng khoản phải thu Tăng doanh thu Tăng lợi nhuận Nới lỏng chính sách bán chịu Ra quyết định

Tăng lợi nhuận đủ để bù đắp tăng chi phí

không ?

Tăng CP vào khoản phải thu, tăng CP thu nợ, tăng CP rủi ro nợ khó

Năm 2008 là một năm khó khăn với kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra. Nhưng hình như, sự tác động đến công ty không đáng kể. Minh chứng cho việc ấy là doanh thu năm 2008 tăng cao nhất so với các 3 năm trước đó. Không biết, có phải việc nới lỏng chính sách bán chịu đã làm cho doanh thu của công ty tăng cao như vậy. Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu thể hiện ở quan điểm công ty sẽ có chính sách dễ dàng hơn cho khách hàng mua chịu hàng. Có thể, nhận thấy cuộc khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề tài chính của các khách hàng và của chính mình. Nhưng, với lượng khách hàng lâu năm và rộng khắp như của công ty thì việc nới lỏng chính sách bán chịu trong thời kỳ khủng hoảng này sẽ tạo một ấn tượng tốt hơn cho khách hàng. Đây có thể là tầm nhìn xa của các bậc lãnh đạo công ty.

Đến năm 2009, tiếp tục sử dụng chính sách nới lỏng bán hàng đã làm cho các khoản phải thu khách hàng tăng thêm 16,63% tương ứng tăng 30.553 triệu đồng so với năm 2008, đồng thời với nó là doanh thu thuần cũng tăng đáng kể, tăng 91.809 triệu đồng tương ứng tăng 12,12% so với năm 2008. Xét về tình hình kinh tế năm 2009, khi khủng hoảng tài chính đã cơ bản được đẩy lùi, nền kinh tế thế giới đã từng bước được phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thoát được khó khăn, lượng vốn cho kinh doanh vẫn là một vấn đề lớn thì chính sách nới lỏng thời gian trả nợ cho khách hàng, nới lỏng điều kiện thanh toán hơn cho các khách hàng lâu năm như năm 2008 lại là một chính sách phù hợp để vừa giúp khách hàng của mình vượt qua khó khăn ban đầu, vừa giúp tạo uy tín cho công ty để tạo thêm bước tiền đề cho hoạt động công ty sau này.

Tuy nhiên, việc áp dụng mô hình nới lỏng chính sách bán chịu cũng đã được tính toán hợp lý để trách trường hợp gây khó khăn về mặt tài chính cho công ty.

Qua nghiên cứu về quản trị khoản phải thu của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoofs-F17, tuy còn mang nặng yếu tố định tính, chưa thể đi sâu vào các con số định lượng để tìm ra giải pháp chính xác nhất về công tác quản trị khoản phải thu của công ty. Nhưng qua thực tiễn nghiên cứu tại công ty, đã phần nào thấy được cách thức mà công ty đã thực hiện để đem đến cho mình những chiến lược tốt nhất, phù hợp cho từng thời kỳ. Cụ thể: nếu nới lỏng chính sách bán chịu, doanh thu tăng nên EBIT tăng. Đồng thời chi phí cơ hội của các khoản phải thu tăng, chi phí theo dõi nợ tăng (tăng lương nhân viên, tăng chi phí đòi nợ…), tổn thất rủi ro nợ khó đòi tăng bao nhiêu phần

trăm, từ đó tổng hợp các chi phí thiệt hại đem so sánh với phần EBIT tăng thêm để ra quyết định có bán chịu không.

Áp dụng chính sách chiết khấu cho một số khách hàng để nhanh chóng thu hồi nợ. Cụ thể nếu áp dụng chiết khấu thì EBIT giảm (tỷ lệ EBIT giảm = Tỷ lệ CK (%) X Doanh thu áp dụng chiết khấu), đồng thời các khoản phải thu giảm nên chi phí cơ hội giảm, tổn thất rủi ro nợ khó đòi giảm bao nhiêu phần trăm, chi phí theo dõi nợ giảm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần nha trang seafoods f 17 (Trang 122 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)