Các khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường cao đẳng sài gòn (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG

1.2. Các khái niệm cơ bản

Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt (1998) quan niệm: “Hoạt động giảng dạy

13 của GV là hoạt động tổ chức điều khiển của GV đối với hoạt động nhận thức của SV.

Hoạt động giảng dạy của GV không chỉ truyền thụ tri thức mà điều quan trọng là tổ chức, điều khiển nhận thức của SV nhằm hình thành trong mỗi SV tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, hành vi” (tr.123).

Theo Trần Kiểm (2004), hoạt động giảng dạy hay hoạt động dạy là hoạt động của người thầy với vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động học tập, người dạy giúp người học lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo và những giá trị theo mục tiêu giáo dục đề ra.

Đặng Đức Trọng (2014) đã cho thấy hoạt động giảng dạy bao gồm các thành tố:

mục tiêu giảng dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, phương tiện giảng dạy, hình thức tổ chức giảng dạy, hình thức đánh giá kết quả học tập, kết quả của người học thể hiện qua kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Trần Thị Tuyết Oanh và các cộng sự (2015) khẳng định: “Hoạt động giảng dạy của người giáo viên là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi, khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động giảng dạy là một trong hai thành tố cơ bản của quá trình dạy học” (tr.124).

Theo Phạm Thị Hồng (2017), hoạt động giảng dạy của GV gồm các nội dung công việc sau: Chuẩn bị hoạt động giảng dạy gồm xây dựng đề cương chi tiết môn học/học phần, soạn bài giảng (giáo án), chuẩn bị tài liệu, phương tiện giảng dạy; Thực hiện hoạt động giảng dạy gồm thực hiện sự phân công giảng dạy đã được khoa, trường phê duyệt, Thực hiện nề nếp giảng dạy theo thời khoá biểu do khoa, trường sắp xếp, thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạy trên lớp theo đề cương môn học/học phần đã được khoa, trường phê duyệt; Kiểm tra, đánh giá của GV về kết quả học tập của SV gồm đánh giá quá trình môn học/học phần (chuyên cần, thảo luận, kiểm tra giữa kỳ), đánh giá cuối môn học/học phần (ra đề, chấm thi).

Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định rõ nhiệm vụ trong công tác giảng dạy của GV dạy trình độ cao đẳng bao gồm: chuẩn bị giảng dạy, thực hiện công tác giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của SV (Bộ LĐTBXH, 2017).

14 Từ những nhận định trên, có thể nhận thấy một cách khái quát rằng hoạt động giảng dạy của GV là hoạt động được thực hiện thông qua các công việc cụ thể của người

dạy: (1) Chuẩn bị hoạt động giảng dạy. (2) Thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp. (3) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học.

1.2.2. Khái niệm hoạt động giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng

Giảng viên trường cao đẳng, theo Luật Giáo dục nghề nghiệp (Quốc hội, 2014)

là nhà giáo giảng dạy ở trường cao đẳng.

Hoạt động giảng dạy của giảng viên là hoạt động nghề nghiệp của người thầy với nhiệm vụ truyền thụ nội dung kiến thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đáp ứng mục tiêu đã đề ra cho người học. Người thầy thực hiện việc truyền thụ kiến thức thông qua việc tổ chức, chỉ đạo, điều khiển nội dung chương trình đào tạo, hướng dẫn người học trong quá trình lĩnh hội, giúp người học hình thành thái độ nghề nghiệp đúng đắn, góp phần phát triển tính tích cực và tổ chức các hoạt động học tập của SV để hoàn thành nhiệm vụ học tập đã đề ra (Nguyễn Văn Tuấn, 2009).

Theo Phạm Viết Vượng (2013), giảng viên là chủ thể của hoạt động giảng dạy và giữ vai trò chủ đạo trong quá trình dạy học. Trong quá trình thực hiện hoạt động giảng dạy, GV thực hiện một cách có hệ thống các hoạt động từ thiết kế mục tiêu giảng dạy, chuẩn bị kế hoạch bài giảng, chuẩn bị phương tiện dạy học đến tổ chức các hoạt động học tập bằng các phương pháp giảng dạy linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Song song đó, GV cũng phải thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học để có thể điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy cho phù hợp với năng lực học tập của người học.

Theo Phạm Thị Thanh Dung (2021), GV là một trong những chủ thể quan trọng, trực tiếp tham gia giảng dạy chương trình đào tạo của một cơ sở đào tạo, có vai trò then chốt trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ xây dựng và phát triển đất nước.

Như vậy, hoạt động giảng dạy của GV tại trường cao đẳng là hoạt động của GV

trong quá trình đào tạo tại trường cao đẳng, thông qua các công việc liên tiếp nhau: (1) Chuẩn bị hoạt động giảng dạy với việc thiết kế đề cương chi tiết của môn học và chuẩn bị tài liệu, phương tiện giảng dạy phù hợp với mục tiêu, nội dung bài giảng. (2) Thực

15

hiện hoạt động giảng dạy theo đúng kế hoạch, thời khóa biểu của nhà trường và đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp theo đúng quy định. (3) Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học để kịp thời sửa chữa những sai sót và điều chỉnh hoạt động giảng dạy của GV.

1.2.3. Khái niệm quản lý

Cho đến nay đã có nhiều định nghĩa về quản lý. Theo H.Koortz, quản lý là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân để đạt được mục đích của tổ chức. Mục tiêu của tổ chức là xây dựng một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được mục đích của tổ chức với thời gian, tiền bạc và vật chất của cá nhân ít nhất (Phạm Minh Hạc, 2007, tr.33).

Peter Drucker (1999) cho rằng hoạt động quản lý phải gắn với những nguyên tắc để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt của quản lý, phải có yêu cầu cao về kết quả công việc, không chấp nhận kết quả kém hay tầm thường, chế độ phải dựa vào kết quả công việc (tr.33).

Stephen P. Robbins và David A. Decenzo (2004) quan niệm “Quản lý là tiến trình hoàn thành công việc một cách hiệu quả và đạt kết quả thông qua và cùng với người khác.” (tr.6)

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách tiếp cận về khái niệm quản lý. Theo Từ điển Giáo dục học (2001), quản lý được hiểu là: Hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức. Các hình thức chức năng quản lý bao gồm: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo hoặc lãnh đạo và kiểm tra (tr.217).

Tác giả Phan Văn Kha (2005) cho rằng “quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được mục đích đã định.” (tr.23)

Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), quản lý là “quá trình tác động có chủ hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) – trong một tổ chức – nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của mình.” (tr.30)

16 Theo tác giả Trần Kiểm (2017), quản lý là những tác động có định hướng, có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong một tổ chức để vận hành tổ chức nhằm đạt được mục đích nhất định của tổ chức (tr.28).

Tác giả Phạm Thị Thanh Dung (2021) chỉ ra: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý thông qua hệ thống có quy tắc, luật lệ, các chính sách và phương pháp cụ thể nhằm đạt được hiệu quả tối ưu những mục tiêu đề ra (tr18).

Các quan điểm về quản lý được định nghĩa ở trên dù có khác nhau về cách diễn đạt nhưng đều có điểm chung được khẳng định là: hoạt động quản lý là hoạt động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.

Trên cơ sở kế thừa các quan điểm của các nhà khoa học, tác giả luận văn xác định khái niệm như sau: Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý đến

đối tượng quản lý, thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

1.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên trường cao đẳng

Trần Kiểm (2004) cho rằng quản lý hoạt động giảng dạy của GV là một việc khó khăn và phức tạp. Hoạt động dạy của người thầy và hoạt động học của người trò là hai hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ và thống nhất với nhau, thông qua việc quản lý trực tiếp hoạt động dạy của người thầy CBQL gián tiếp quản lý hoạt động học của trò. Theo đó, việc quản lý hoạt động giảng dạy phải vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật.

Hồ Quang Minh (2009) khẳng định quản lý hoạt động giảng dạy là hệ thống những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong nhà trường nhằm khai thác và tận dụng tốt nhất năng lực và các điều kiện, làm cho hoạt động giảng dạy trong nhà trường hướng tới việc đạt mục tiêu giáo dục (tr.18).

Theo Đinh Thị Vân Anh (2014), quản lý hoạt động giảng dạy của nhà giáo thực chất là quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn học của nhà giáo về các phương diện: Thực hiện nội dung, phương pháp giảng dạy và sử dụng các hình thức tổ chức giảng dạy theo quy định trong văn bản chương trình giảng dạy môn học (tr.27).

17 Theo Châu Thị Hiếu (2016), quản lý hoạt động giảng dạy là những tác động của chủ thể quản lý vào hoạt động giảng dạy được tiến hành bởi GV, SV và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học (tr.25).

Phạm Thị Hồng (2017) khẳng định sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý (hiệu trưởng, trưởng khoa) đối với hoạt động giảng dạy của GV và các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động dạy là nội dung của công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học (tr.85).

Phạm Thị Thanh Dung (2021) chỉ ra rằng quản lý hoạt động giảng dạy của GV là quá trình quản lý từ khâu phân công giảng dạy, chuẩn bị hoạt động giảng dạy đến khâu thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp và kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học viên (tr.23).

Tổng hợp quan điểm của các tác giả nêu trên, đồng thời dựa trên khái niệm “quản lý” và khái niệm “hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐ”, luận văn này xác định:

Quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐ là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quản lý trường CĐ, thông qua công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đến toàn bộ hoạt động giảng dạy của GV - từ việc chuẩn bị hoạt động giảng dạy, thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp đến việc GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV và các điều kiện hỗ trợ nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên tại trường cao đẳng sài gòn (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)