CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SÀI GÒN
2.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy của giảng viên tại Trường Cao đẳng Sài Gòn
2.4.3. Thực trạng quản lý giai đoạn giảng dạy trên lớp của giảng viên
Để tìm hiểu thực trạng quản lý giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV, bảng hỏi đã được sử dụng với CBQL và GV trường CĐSG. Kết quả thu nhận được ở bảng 2.14 là:
Bảng 2.14. Đánh giá của CBQL và GV về QL giai đoạn GD trên lớp của GV
TT Nội dung ý kiến Mức độ đồng ý
ĐTB ĐLC Mức độ
* Công tác xây dựng kế hoạch: 4.07 0.69 4
Lãnh đạo Trường CĐSG đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch giảng dạy trên lớp của GV toàn trường (xây dựng thời khóa biểu)
4.15 0.80 4
Lãnh đạo Trường CĐSG đã thực hiện tốt việc lập kế hoạch (vạch ra biện pháp, tiến độ…) để GV toàn trường đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp
4.00 0.82 4
* Công tác tổ chức: 4.11 0.61 4
Lãnh đạo Trường CĐSG đã phân cấp QL cụ thể đối với việc GV thực hiện thời khóa biểu giảng dạy (rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa)
4.15 0.77 4
Lãnh đạo Trường CĐSG đã phân cấp QL cụ thể đối với việc GV đảm bảo chất lượng giảng dạy (rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa)
4.08 0.66 4
* Công tác chỉ đạo: 4.15 0.72 4
Lãnh đạo Trường CĐSG đã chỉ đạo cụ thể (qua các cuộc họp, qua văn bản…) về việc thực hiện thời khóa biểu giảng dạy của GV
4.12 0.82 4
Lãnh đạo Trường CĐSG đã chỉ đạo cụ thể (qua các cuộc họp, qua văn bản…) về việc đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV
4.18 0.81 4
* Công tác kiểm tra: 4.28 0.59 5
69 Lãnh đạo Trường CĐSG đã thực hiện tốt công tác kiểm tra việc GV thực hiện thời khóa biểu giảng dạy 4.38 0.63 5 Lãnh đạo Trường CĐSG đã thực hiện tốt công tác
kiểm tra việc GV đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp
4.20 0.61 4
Chung 4.15 0.54 4
Số liệu ở bảng 2.14 cho thấy công tác quản lý giai đoạn GV thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp được CBQL và GV trường CĐSG đánh giá ở mức độ “4” - đồng ý, với ĐTB = 4.13 và ĐLC = 0.54. Trong 4 chức năng quản lý, 3 chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đều được đánh giá ở mức độ “4” – đồng ý với ĐTB từ 4.07 đến 4.15 và ĐLC từ 0.72 đến 0.61, chức năng kiểm tra được đánh giá ở mức độ “5” - hoàn toàn đồng ý, với ĐTB = 4.28 và ĐLC = 0.59.
- Đối với chức năng lập kế hoạch:
Kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho phép nhận định về công tác lập kế hoạch giai đoạn thực hiện hoạt động giảng dạy trên lớp của GV chưa được đánh giá đồng ý với cả hai nội dung “lập kế hoạch giảng dạy trên lớp của GV” và “lập kế hoạch để GV toàn trường đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp” được đánh giá với ĐTB lần lượt là 4.15 và 4.00. Điều này cho thấy công tác lập kế hoạch cần được CBQL chú trọng hơn.
Khi thực hiện phỏng vấn, có ý kiến cho rằng: “có kế hoạch cho việc xây dựng
thời khóa biểu của khoa và trường, tuy nhiên kế hoạch đôi khi chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, làm cho công tác xây dựng thời khóa biểu còn cập rập, chưa đạt hiệu quả.”
(CBQL3), “kế hoạch chưa xác định rõ mục tiêu, nội dung và hình thức cho việc đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV, chỉ thông qua công tác dự giờ định kỳ 1 lần/học kỳ của Phòng KT&BĐCL chủ trì làm cho công tác đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV vẫn chưa được thực hiện tốt.” (CBQL1).
Kết quả nghiên cứu hồ sơ ghi nhận nhà trường đã chú trọng xây dựng thời khóa biểu của khoa và toàn trường, có kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho việc xây dựng thời khóa biểu với các mốc thời gian, nhân sự chịu trách nhiệm, phối hợp công việc của khoa, phòng ban; có kế hoạch dự giờ của Phòng KT&BĐCL, nhưng chưa có kế hoạch QL việc đảm bảo chất lượng giảng dạy của GV ở từng khoa trong trường.
70
- Đối với chức năng tổ chức:
Cả hai nội dung cũng được đánh giá ở mức độ chưa hoàn toàn tốt với ĐTB = 4.15 cho nội dung “phân cấp quản lý cụ thể đối với GV thực hiện thời khóa biểu giảng dạy” và ĐTB = 4.08 cho nội dung “phân cấp quản lý cụ thể đối với GV đảm bảo chất lượng giảng dạy”.
Kết quả phỏng vấn có ý kiến cho rằng: “việc quản lý khâu GV thực hiện nề nếp
giảng dạy theo thời khóa biểu đã được phân công được thực hiện thuận lợi do có quy định cụ thể về trách nhiệm của các bên và ban thanh tra giờ học” (GV2); “công tác tổ chức thực hiện việc đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV chưa tốt, chưa xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận Khoa, Phòng KT&BĐCL , Phòng ĐT.” (CBQL1).
Kết quả nghiên cứu hồ sơ cho thấy đối với công tác đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV, nhà trường mới chú trọng việc dự giờ định kỳ của Phòng KT&BĐCL, chưa chú trọng phân công trách nhiệm cho các khoa, phòng ban khác về việc đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV như dự giờ đột xuất, tham gia họp tổ chuyên môn, lấy ý kiến đánh giá của SV… Kế hoạch dự giờ được lập ra tuy nhiên việc ban chủ nhiệm khoa thực hiện dự giờ vẫn chưa được đầu tư đúng mức, còn bỏ qua nhiều lớp do vướng các công tác khác mà không phân công cán bộ khác dự giờ thay.
- Đối với chức năng chỉ đạo:
Kết quả khảo sát bảng 2.8 cho thấy hai nội dung “chỉ đạo về việc thực hiện thời khóa biểu giảng dạy của GV” và “chỉ đạo việc đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của GV” chưa được đánh giá ở mức độ “4” – đồng ý, với ĐTB là 4.12 và 4.18.
Kết quả phỏng vấn về nội dung này thu nhận được một số ý kiến: “lãnh đạo có
phổ biến về việc dự giờ tuy nhiên chưa cụ thể về các công tác sau khi có kết quả dự giờ và việc sử dụng kết quả dự giờ” (GV2).
- Đối với chức năng kiểm tra:
Nội dung “kiểm tra việc GV thực hiện thời khóa biểu giảng dạy” được CBQL và GV trường CĐSG đánh giá ở mức độ “5” - hoàn toàn đồng ý, với ĐTB = 4.38. Nội dung
“kiểm tra việc GV đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp” được đánh giá ở mức độ “4”
khá đồng ý, với ĐTB = 4.20.
71 Để làm rõ hơn kết quả khảo sát, người nghiên cứu thực hiện phỏng vấn CBQL và GV trường CĐSG và thu được các ý kiến như sau: “các khoa có tổ chức dự giờ theo
kế hoạch, tuy nhiên vẫn có sự thiếu sót do việc dự giờ phải được thực hiện cho tất cả GV có giảng dạy trong học kỳ mà ban chủ nhiệm khoa không thể sắp xếp được thời gian để dự giờ vì các lý do khách quan.” (CBQL3); “bước xử lý kết quả dự giờ sau khi dự giờ chưa được thực hiện nghiêm túc” (GV2).
Qua nghiên cứu hồ sơ, người nghiên cứu nhận thấy có hồ sơ minh chứng cho việc thực hiện công tác này, có báo cáo sơ kết công tác dự giờ của Phòng KT&BĐCL, tuy nhiên chưa thấy báo cáo tổng kết cho việc xử lý kết quả dự giờ, hướng xử lý và kết quả thực hiện đối với những GV có kết quả chưa đạt.
Từ kết quả phỏng vấn, nghiên cứu hồ sơ thống nhất với kết quả khảo sát cho thấy thực trạng quản lý giai đoạn giảng dạy trên lớp cả GV vẫn chưa hoàn toàn tốt và còn cần được quan tâm chú trọng đúng mức để đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy nhà trường.