CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SÀI GÒN
3.4. Khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp
3.4.3. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG được trình bày trong bảng 3.4 như sau:
105
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các
biện pháp QL HĐGD của GV
STT Biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy GV
Mức độ khả thi
ĐTB ĐLC Mức
độ Nhóm biện pháp QL giai đoạn chuẩn bị giảng dạy của GV
1 Chú trọng lập kế hoạch (vạch ra biện pháp, tiến độ…) để GV toàn trường chuẩn bị tốt tài liệu và phương tiện giảng dạy.
3.78 0.42 4
2 Phân cấp QL cụ thể đối với việc GV chuẩn bị tài liệu, phương tiện giảng dạy (xác đinh rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).
3.80 0.41 4
3 Chỉ đạo cụ thể (qua các cuộc họp, qua văn bản,…) về việc GV chuẩn bị tài liệu, phương tiện giảng dạy. 3.70 0.46 4
4 Tăng cường kiểm tra việc GV chuẩn bị tài liệu, phương
tiện giảng dạy. 3.80 0.41 4
Chung 3.76 0.30 4
Nhóm biện pháp QL giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV
1 Chú trọng lập kế hoạch (vạch ra biện pháp, tiến độ...) để GV toàn trường đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp. 3.73 0.45 4 2
Phân cấp QL cụ thể đối với việc GV đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp (xác định rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).
3.80 0.41 4
3 Chỉ đạo cụ thể (qua các cuộc họp, qua văn bản...) về việc thực hiện thời khóa biểu giảng dạy của GV. 3.75 0.44 4
4 Tăng cường kiểm tra việc GV đảm bảo chất lượng giảng
dạy trên lớp. 3.70 0.47 4
Chung 3.74 0.30 4
Nhóm biện pháp QL giai đoạn GV đánh giá kết quả học tập của SV
1 Chú trọng lập kế hoạch việc GV đánh giá kết quả học tập
(giữa kỳ/cuối kỳ) của SV. 3.70 0.46 4
2 Phân cấp QL cụ thể đối với việc GV đánh giá kết quả học tập (giữa kỳ/cuối kỳ) của SV (xác định rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).
3.75 0.44 4
3 Chỉ đạo cụ thể (qua các cuộc họp, qua văn bản...) việc GV đánh giá kết quả học tập (giữa kỳ/cuối kỳ) của SV. 3.73 0.45 4
106 4 Tăng cường kiểm tra việc GV đánh giá kết quả học tập
(giữa kỳ/cuối kỳ) của SV. 3.65 0.48 4
Chung 3.70 0.32 4
Nhóm biện pháp QL các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV
1 Chú trọng lập kế hoạch về việc đảm bảo các điều kiện (cơ sở vật chất, tài chính, CNTT) hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV.
3.85 0.36 4
2 Phân cấp QL cụ thể đối với việc đảm bảo các điều kiện (cơ sở vật chất, tài chính, CNTT) hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV (xác định rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).
3.90 0.30 4
3 Chỉ đạo cụ thể (qua các cuộc họp, qua văn bản...) việc đảm bảo các điều kiện (cơ sở vật chất, tài chính, CNTT) hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV.
3.82 0.39 4
4 Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện (cơ sở vật chất, tài chính, CNTT) hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV.
3.93 0.26 4
Chung 3.87 0.24 4
Tổng hợp 3.77 0.19 4
Bảng 3.4 cho thất tất cả các biện pháp đều được CBQL và GV đánh giá là có tính khả thi cao. Trong 4 nhóm biện pháp được đề xuất đều được đánh giá ở mức độ “4” rất khả thi với tổng ĐTB = 3.77 và ĐLC = 0.19. Điểm trung bình của các nhóm biện pháp đều đạt được mức độ từ 3.70 đến 3.87 ĐLC từ 0.32 đến 0.24, điều này chứng minh các biện pháp được đề xuất có tính khả thi cao, mang tính khoa học và phù hợp với thực tiễn mặc dù giữa các biện pháp có mức độ đánh giá khác nhau. Cụ thể như sau:
Nhóm biện pháp quản lý giai đoạn chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV được đánh giá ở mức độ “rất khả thi” với ĐTB = 3.76 và ĐLC = 0.30. Trong đó nội dung
“Phân cấp QL cụ thể đối với việc GV chuẩn bị tài liệu, phương tiện giảng dạy (xác đinh rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).” và “Tăng cường kiểm tra việc GV chuẩn bị tài liệu, phương tiện giảng dạy.” được đánh giá là khả thi nhất với ĐTB = 3.80. Điều này cho thấy sự khả thi khi triển khai biện pháp này tại trường để điều chỉnh những hạn chế trong công tác quản lý giai đoạn chuẩn bị hoạt động giảng dạy của GV.
107 Nhóm biện pháp quản lý giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV được CBQL và GV trường CĐSG đánh giá là “rất khả thi” với ĐTB = 3.74 và ĐLC = 0.30. Trong đó nội dung “Phân cấp QL cụ thể đối với việc GV đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp (xác định rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3.75 cho thấy biện pháp này là khả thi để nâng cao hiệu quả quản lý việc GV đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp.
Nhóm biện pháp quản lý giai đoạn GV đánh giá kết quả học tập (giữa kỳ/cuối kỳ) của SV được đánh giá ở mức độ “rất khả thi” với ĐTB = 3.70 và ĐLC = 0.32. Trong đó nội dung “Phân cấp QL cụ thể đối với việc GV đánh giá kết quả học tập (giữa kỳ/cuối kỳ) của SV (xác định rõ trách nhiệm QL của BGH, của các phòng ban liên quan, của khoa).” được đánh giá là khả thi nhất với ĐTB = 3.75. Như vậy, biện pháp này là hoàn toàn khả thi khi thực hiện để giúp nâng cao hiệu quả quản lý giai đoạn này.
Nhóm biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV được CBQL và GV trường CĐSG đánh giá cao nhất với mức độ là rất khả thi với ĐTB
= 3.87. Điều này cho thấy sự khả thi của các biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV. Trong đó nội dung “Tăng cường kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện (cơ sở vật chất, tài chính, CNTT) hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV.” được đánh giá cao nhất với ĐTB = 3.93 cho thấy hoàn toàn khả thi khi áp dụng tại trường CĐSG.
108
Tiểu kết chương 3
Chương 3 trình bày bốn nhóm đề xuất cho CBQL trường CĐSG trong quản lý hoạt động giảng dạy của GV. Bốn nhóm biện pháp gồm:
- Nhóm biện pháp quản lý giai đoạn chuẩn bị giảng dạy của GV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể.
- Nhóm biện pháp quản lý giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể.
- Nhóm biện pháp quản lý giai đoạn GV đánh giá kết quả học tập của SV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể.
- Nhóm biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy của GV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể.
Kết quả khảo sát ý kiến của CBQL và GV về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG cho thấy 4 nhóm biện pháp được đề xuất là rất cấp thiết và rất khả thi. Từ kết quả khảo sát về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp có thể khẳng định các biện pháp được đề xuất bên trên có thể được ứng dụng trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG.
Để công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG đạt chất lượng và hiệu quả, CBQL trường CĐSG có thể sử dụng các biện pháp quản lý đã được đề xuất trong luận văn.
109
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
a) Về lí luận
Hoạt động giảng dạy của GV là hoạt động trọng tâm, quyết định chất lượng đào tạo của nhà trường, cũng như ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của trường cao đẳng.
Hoạt động giảng dạy của GV bao gồm: giai đoạn chuẩn bị giảng dạy của GV, giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV, giai đoạn GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV.
Hoạt động giảng dạy của GV bị ảnh hưởng bởi các điều kiện hỗ trợ (đội ngũ GV, cơ sở vật chất, tài chính, CNTT).
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý giáo dục của nhà trường. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV được CBQL thực hiện thông qua quản lý các giai đoạn của hoạt động giảng dạy của GV bao gồm giai đoạn chuẩn bị giảng dạy của GV, giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV và giai đoạn GV kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của SV và quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV thông qua 4 chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Quản lý hoạt động giảng dạy của GV chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố liên quan đến CBQL, GV, chủ đầu tư.
b) Về thực trạng
Kết quả khảo sát bằng bảng hỏi, phỏng vấn và nghiên cứu hồ sơ tại trường CĐSG cho thấy CBQL và GV đã nhận thức tốt về sự cần thiết của hoạt động giảng dạy của GV và tầm quan trọng của quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG.
Nhìn chung, thực trạng hoạt động giảng dạy của GV được đánh giá ở mức chưa hoàn toàn tốt, vẫn còn những hạn chế.
Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG ở các giai đoạn và các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV ở cả 4 chức năng quản lý chưa được chú trọng thực hiện tốt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG được đánh giá là rất ảnh hưởng.
110
c) Về các biện pháp
Từ việc đánh giá thực trạng hoạt động giảng dạy của GV và quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG, các biện pháp sau đây đã được đề xuất cho CBQL trường CĐSG: nhóm biện pháp quản lý giai đoạn chuẩn bị giảng dạy của GV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể; nhóm biện pháp quản lý giai đoạn giảng dạy trên lớp của GV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể; nhóm biện pháp quản lý giai đoạn GV kiểm tra, đánh giá KQHT của SV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể; nhóm biện pháp quản lý các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy của GV, bao gồm 4 biện pháp cụ thể.
CBQL và GV trường CĐSG đánh giá cao về mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề xuất. Các biện pháp này có thể được áp dụng vào thực tiễn quản lý hoạt động giảng dạy của GV tại trường CĐSG.
2. Khuyến nghị
a) Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Xây dựng và ban hành các văn bản pháp lí quy định rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của GV trong hoạt động sư phạm dạy nghề.
Tăng cường tổ chức các hội thảo khoa học giữa các trường về chủ đề liên quan đến hoạt động đào tạo, giảng dạy để các trường có cơ hội giao lưu, trau dồi và học hỏi kinh nghiệp trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy tại các trường cao đẳng.
b) Đối với chủ đầu tư và Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sài Gòn
Chủ đầu tư tăng cường đầu tư về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài chính, CNTT để đảm bảo cho hoạt động giảng dạy của GV được thực hiện hiệu quả.
Có chính sách đãi ngộ và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của CBQL, GV để CBQL , GV yên tâm giảng dạy. Tạo điều kiện về kinh phí để GV có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV.
111
Thường xuyên theo dõi và tạo điều kiện để các khoa thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành hoạt động giảng dạy của GV tại các khoa.
c) Đối với cán bộ quản lý khoa
CBQL khoa cần nhận thức tốt về sự cần thiết của quản lý hoạt động giảng dạy;
xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV; luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý;
rèn luyện phẩm chất, năng lực để nâng cao hiệu quả quản lý.
CBQL khoa cần triển khai đầy đủ, rõ ràng nhiệm vụ đến các GV trong khoa cũng như chấp hành tốt các chỉ đạo của cấp trên.
CBQL khoa cần nắm rõ những điểm mạnh cũng như mặt hạn chế của khoa để có những biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh và khắc phục những hạn chế.
Thường xuyên quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện để GV học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cụ, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy của khoa và của trường.
d) Đối với đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sài Gòn
GV trường CĐSG cần nhận thức tốt về tầm quan trọng của hoạt động giảng dạy;
từ đó tự giác, tích cực, chủ động trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giảng dạy của bản thân, đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và xã hội.
Nghiêm túc chấp hành tốt chỉ đạo của cấp trên về kế hoạch giảng dạy; đảm bảo chất lượng giảng dạy trên lớp của môn học đang đảm nhiệm.
Mạnh dạn đóng góp ý kiến, tham mưu cho lãnh đạo nhà trường hỗ trợ trang thiết bị, kinh phí phục vụ hoạt động giảng dạy, các chế độ đãi ngộ, phúc lợi đối với GV.
112