CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Các khái niệm có liên quan
2.2.2. Lý thuyết các bên liên quan
Theo Donaldson và Preston (1995), lý thuyết các bên liên quan được sử dụng với mục tiêu dẫn dắt, định hướng việc tổ chức, sắp xếp và các hoạt động của DN.
4 Technology Acceptance Model (TAM)
Trong đó, lý thuyết này xem DN như một đơn vị, tổ chức tồn tại, hoạt động trong môi trường có nhiều bên tham gia với nhiều mục đích khác nhau.
Trải qua một thời kỳ phát triển lâu dài, lý thuyết này được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau mà nếu dựa trên sự phân chia của Donaldson và Preston (1995) thì có 3 góc độ: Mô tả (Descriptive); Công cụ (Instrumental); và Quy chuẩn (Normative). Trong đó góc độ thứ nhất được dùng để mô tả, hoặc giải thích đặc điểm, hành vi của DN. Cụ thể một vài nội dung được từng được nghiên cứu như bản chất của DN, cách mà các lãnh đạo tư duy về quản trị, hay hội đồng quản trị nghĩ về lợi ích của cổ đông (Brenner, 1991; J. Wang & Dewhirst, 1992). Ở góc độ Công cụ, lý thuyết này được dùng để nhận dạng mối liên hệ giữa việc quản lý các bên liên quan với việc đạt được các mục tiêu truyền thống của DN (sự phát triển, lợi nhuận).
Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng DN có quyền dùng các giải pháp, kế hoạch kinh doanh khác nhau miễn là có gắn với các nguyên tắc và thực hành “các bên liên quan” thì sẽ đạt được các chỉ tiêu kinh doanh truyền thống tốt hơn nhiều so với cách tiếp cận cạnh tranh (Heskett & Kotter, 1992; O'Toole, 1991). Và góc độ thứ ba – Quy chuẩn – được sử dụng để xem xét cách thức vận hành của DN, cụ thể là các vấn đề xoay quanh triết lý, đạo đức quản lý, kinh doanh. Thực tế, góc độ này đã xuất hiện trong các công bố về lý thuyết từ những năm đầu tiên xuất hiện và vẫn tiếp tục được xem xét gần đây. Đặc biệt, lý thuyết về trách nhiệm xã hội DN của Friedman (2007) cũng được xây dựng dựa trên yếu tố này.
Chính vì tồn tại các đặc tính khác nhau này mà khi vận dụng lý thuyết các bên liên quan, mỗi cách tiếp cận khác nhau sẽ mang lại giá trị khác nhau. Khía cạnh Mô tả của lý thuyết phản ánh và giải thích tình trạng hoạt động của DN, cùng với đó là mối liên hệ với các bên và sự kỳ vọng của DN trong vấn đề bền vững cũng được thể hiện (Sangle & Ram Babu, 2007; Wallis, 2006). Theo Donaldson và Preston (1995), các mô tả ngắn gọn, súc tích phù hợp trong việc khám phá các lĩnh vực mới, từ đó mở rộng để giải thích và dự đoán các vấn đề với một mục tiêu cụ thể nào đó.
Không giống với Mô tả, khía cạnh Công cụ được dùng để tạo sự kết nối và quản lý mối quan hệ giữa các bên liên quan với các mục tiêu mong đợi của DN (Mathur và
cộng sự, 2008). Thông thường, các liên kết nhân quả sẽ được sử dụng, trong đó nguyên nhân đến từ việc quản lý, áp lực của các bên và kết quả là mục tiêu mà DN muốn đạt được (thành tích hoạt động, lợi nhuận…). Cuối cùng đối với khía cạnh Quy chuẩn, sự tương thích giữa lý thuyết với thực tế hay mối liên kết giữa việc quản trị các bên với thành quả chẳng còn quan trọng. Thay vào đó, lý thuyết dưới khía cạnh này sẽ đánh giá các hoạt động bằng các nguyên tắc, triết lý, đạo đức kinh doanh.
Trước khi từng khía cạnh được xem xét một cách độc lập, nội dung nguyên bản của lý thuyết các bên liên quan được đề xuất bởi Freeman (1984) thực hiện liên kết cả 3 khía cạnh Mô tả, Công cụ, Quy chuẩn lại với nhau và nội dung có phần tương tự khía cạnh Quy chuẩn. Cụ thể, với sự kết hợp này, lý thuyết các bên liên quan sẽ tập trung “quản lý mối quan hệ của các bên liên quan” hơn là việc “quản lý các bên liên quan”. Và chính việc chuyển sang quản lý quan hệ của các bên đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức vận hành, đảm bảo tốt hơn trách nhiệm của DN đối với công tác quản lý và quá trình ra quyết định của mình, thay vì chỉ tập trung vào việc phải làm sao để tạo ảnh hưởng lên các đối tượng liên quan. Nhưng không có nghĩa là DN sẽ cố gắng đồng nhất ứng xử với tất cả các bên. Lúc này thách thức lớn nhất của các nhà quản lý là phải nhận định, đánh giá sự tham gia, tác động cũng như sự ảnh hưởng của các bên trong hoạt động của DN để từ đó có những cam kết, ứng xử phù hợp hơn.
2.2.2.2. Vận dụng lý thuyết vào bài nghiên cứu
Đối với luận án này, tác giả sử dụng nguyên bản lý thuyết này của Freeman (1984) với sự kết hợp nội dung cả 3 góc độ trên, đặc biệt chú trọng hơn đến nội dung ở góc độ thứ ba – Quy chuẩn. Đây là cách tiếp cận phù hợp khi nội dung của góc độ này tập trung đào sâu khía cạnh điều chỉnh hành vi của DN để phù hợp với đạo đức kinh doanh từ áp lực của các bên. Ở đây là việc giả định tồn tại sự thay đổi thái độ và ý định của những người trong bộ máy kế toán của DN trong việc sử dụng EMA trước áp lực của các bên liên quan đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong
quá trình hoạt động. Hai khía cạnh cụ thể được vận dụng vào bài nghiên cứu, như sau:
Thứ nhất, như đã lập luận phía trên, trong bối cảnh yêu cầu PTBV được các bên quan tâm, EMA trở thành công cụ hỗ trợ DN ghi chép các thông tin môi trường (Jasch, 2003). Do vậy, hoàn toàn có thể xem việc quản lý EMA như việc quản lý bền vững của DN. Và nếu xét ở góc độ này, việc kết hợp giữa lý thuyết các bên liên quan và quản lý bền vững là phù hợp. Lý do đầu tiên là về mục tiêu và phạm vi mà cả hai nhắm đến, dù thuật ngữ dùng có thể không giống nhau. Cụ thể là ngoài việc tối đa hóa lợi nhuận kế toán, giá trị cho các nhà đầu tư thì còn phải tạo ra giá trị cho tất cả các bên liên quan, thúc đẩy sự PTBV của kinh tế, xã hội (Freeman và cộng sự, 2010; Schaltegger & Burritt, 2005). Cũng chính vì điều này nên cả 2 mô hình lý thuyết phản đối ý tưởng tách rời các vấn đề đạo đức ra khỏi quá trình kinh doanh.
Đạo đức và hoạt động cốt lõi của DN phải có mối liên kết, các giá trị tạo ra không bao giờ là tốt đẹp khi không gắn với các hành động có trách nhiệm (Freeman và cộng sự, 2010; Loorbach & Wijsman, 2013).
Thứ hai, nếu xét riêng ở lĩnh vực EMA thì không có một lý thuyết đặc thù nào chuyên dùng để giải thích việc khuyến khích các DN áp dụng công cụ này (Qian và cộng sự, 2011). Chấp nhận rằng việc dùng lý thuyết các bên để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến EMA là hoàn toàn phù hợp. Bởi lý thuyết này cũng được xếp vào nhóm các lý thuyết nền tảng xã hội mà theo Christ và Burritt (2013) thì đây là nhóm lý thuyết mà được dùng để mở rộng hơn sự hiểu biết về EMA. Nghiên cứu của Johnstone (2018) đã chứng minh cho điều này khi lần lượt các lý thuyết thuộc nhóm này như lý thuyết hợp pháp (Legitimacy theory), các bên liên quan và thể chế (Institutional theory) thuộc nhóm các lý thuyết dùng trong các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội DN ở lĩnh vực kế toán môi trường. Qian và cộng sự (2011) khi xem xét về động lực sử dụng EMA trong chính quyền địa phương ở Úc cũng sử dụng lý thuyết hợp pháp và lý thuyết thể chế để phân tích, giải thích các nhân tố.
Ngoài ra, việc phân tích, giải thích các vấn đề xoay quanh EMA dưới góc độ lý thuyết vẫn còn thiếu (Bouma & van der Veen, 2002; Qian và cộng sự, 2011) nên bất kỳ nghiên cứu nào thực hiện việc này đều hữu ích trong nâng cao nhận thức về thực trạng EMA tại DN. Thêm vào đó, chính sự tồn tại một khoảng trống lớn các nghiên cứu trong đó ứng dụng lý thuyết các bên để xem xét các vấn đề EMA, cho nên sẽ là phù hợp khi dùng các nghiên cứu về quản lý, thực hành môi trường hay PTBV có ứng dụng lý thuyết này để lập luận tác động giữa áp lực của các bên với EMA. Đây cũng là cách mà Christ và Burritt (2013) đã làm khi biện luận các biến ngẫu nhiên. Hay trong mô hình của mình, Fishbein và Ajzen (2011) nhấn mạnh nhân tố môi trường xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định và hành vi của con người, đặc biệt nhân tố chuẩn chủ quan (Subjective norms) tác động đến ý định trong mô hình được nhóm tác giả xem như các cảm nhận về áp lực xã hội. Như vậy, với nội dung của lý thuyết và các lập luận phía trên, việc nhìn nhận nhân tố áp lực của các bên đang đề cập trong bài thuộc về nhân tố môi trường xã hội hay có nét tương đồng với nhân tố cảm nhận về áp lực xã hội là hoàn toàn chấp nhận được.
Và với vai trò của bộ phận kế toán cũng như sự mới mẻ của EMA tại Việt Nam, tác giả cũng hướng các giả thuyết vào thái độ, ý định của kế toán với việc sử dụng EMA, mặc dù các lập luận chủ yếu xoay quanh vấn đề áp lực của các bên và yếu tố thực hành EMA. Để củng cố thêm cho luận điểm này, chúng ta có thể tham khảo Kamla và cộng sự (2012), theo đó thái độ và nhận thức của cá nhân chịu ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài, đặc biệt là áp lực từ các bên. Tương tự, M.-C. Lee (2009) cũng đã chứng minh mối liên hệ giữa áp lực xã hội với thái độ và ý định của một người khi quyết định đến thăm một quốc gia nào đó.
Để rõ ràng hơn, các bên liên quan được chia thành 2 nhóm: bên trong và bên ngoài. Như đã nói ở trên, đây là những nhóm hay cá nhân có thể tác động hoặc bị tác động bởi quá trình hoạt động của DN (Freeman, 1984). Trong bối cảnh luận án, các bên này được xem xét và đặt trong mối liên hệ với các thực hành môi trường, cụ thể hơn là vấn đề sử dụng EMA tại DN. Nhóm bên trong là những cá nhân có liên quan trực tiếp đến lợi ích và hoạt động trong phạm vi DN (Donaldson & Preston,
1995), bao gồm tất cả những người lao động và quản lý. Và tất nhiên, những người này đều có những tác động lớn đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ chiến lược nào của DN (Freeman, 1984), họ có nghĩa vụ duy trì hoạt động và tránh các rủi ro có thể xảy ra liên quan đến đến môi trường. Theo Fineman và Clarke (1996), các bên liên quan nội bộ cũng thường xem xét tác động của các vấn đề môi trường đến sự an toàn việc làm của họ. Ngược lại, các nhóm hoặc cá nhân có liên quan nhưng nằm ngoài phạm vi DN được xếp vào loại bên ngoài, thông thường sẽ bao gồm các nhóm sau: các bên mang tính xã hội (Societal stakeholders), các bên mang tính pháp lý (Regulatory stakeholders) và các bên trong chuỗi giá trị (Value chain stakeholders).