Mô hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 96 - 101)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất

Tác động trực tiếp Tác động điều tiết

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

Sự bất định của môi trường

Ngành hoạt động

Quy mô doanh nghiệp

Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao

Thái độ đối với việc sử dụng EMA

Ý định sử dụng EMA Áp lực của các bên

liên quan

Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc

sử dụng EMA H1 (+) H2a (+)

H3a (+) a

H2b (+)

H2c (+)

H2d (+)

H3b (+)

a

H3c (+)

H3d (+) a

a

H5a (+)

a

H5b (+)

a H7 (+)

a H9a (+)

a H9b (+)

a

H8a (+)

a

H8b (+)

a

Bảng 2.2.: Bảng tổng hợp các giả thuyết

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

H1 Thái độ đối với việc sử dụng EMA tác động thuận chiều đến

Ý định sử dụng EMA.

H2a Sự bất định của môi trường tác động thuận chiều đến Thái độ

đối với việc sử dụng EMA.

H2b Ngành hoạt động tác động thuận chiều đến Thái độ đối với

việc sử dụng EMA.

H2c Quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều đến Thái độ đối

với việc sử dụng EMA.

H2d Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao tác động thuận chiều đến Thái

độ đối với việc sử dụng EMA.

H3a Sự bất định của môi trường tác động thuận chiều đến Ý định

sử dụng EMA.

H3b Ngành hoạt động tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng

EMA.

H3c Quy mô doanh nghiệp tác động thuận chiều đến Ý định sử

dụng EMA.

H3d Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao tác động thuận chiều đến Ý định

sử dụng EMA.

H4

Tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ Sự bất định của môi trường (a), Ngành hoạt động (b), Quy mô doanh nghiệp (c), Sự hỗ trợ của quản lý cấp cao (d) đến Ý định sử dụng EMA thông qua Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H5a Áp lực các bên liên quan tác động thuận chiều đến Thái độ

đối với việc sử dụng EMA.

H5b Áp lực các bên liên quan tác động thuận chiều đến Ý định sử

dụng EMA.

H6 Tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ Áp lực các bên liên quan đến

Ý định sử dụng EMA thông qua Thái độ đối với việc sử dụng EMA.

H7 Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA tác

động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

H8

Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA có tác động điều tiết mối quan hệ giữa Thái độ đối với việc sử dụng EMA và Ý định sử dụng EMA, và mối quan hệ giữa Áp lực của các bên liên quan và Ý định sử dụng EMA.

H9 Quy mô doanh nghiệp (a), Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao (b)

tác động thuận chiều đến Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất là mối liên hệ trực tiếp, gián tiếp của 8 biến tiềm ẩn, và là kết quả tổng hợp của tác giả trên nền tảng các lý thuyết cũng như các nghiên cứu trước đây.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các biến tiềm ẩn Biến tiềm ẩn Nội dung đo lường Cơ sở thang đo

(*) Nghiên cứu gốc

Thái độ sử dụng EMA

Lòng tin của đối tượng về các kết quả mong đợi khi ứng dụng EMA

(Lọpple & Kelley, 2013)*;

(Tashakor và cộng sự, 2019)

KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA

Cảm nhận của đối tượng về các kiến thức, kỹ năng, thời gian cũng như các điều kiện đối với việc sử dụng EMA

(Lọpple & Kelley, 2013)*;

(Tashakor và cộng sự, 2019)

Ý định sử dụng EMA Ý định sử dụng EMA trong

tương lai về khả năng thực hiện các hoạt động liên quan đến EMA trong 5 năm tới

(Frost & Wilmshurst, 2000)*; Tashakor và cộng sự (2019)

(Ferreira và cộng sự, 2010)*

Sự bất định của môi trường Tính có thể đoán được của các

nhân tố bất định

(Lewis & Harvey, 2001)*;

(Pondeville và cộng sự, 2013); (Latan và cộng sự, 2018)

Quy mô doanh nghiệp

Quy mô của doanh nghiệp (Christ & Burritt, 2013)

Ngành hoạt động Mức độ nhạy cảm của ngành

(lĩnh vực) mà doanh nghiệp đang hoạt động

(Deegan & Gordon, 1996; Frost &

Wilmshurst, 2000) Sự hỗ trợ của quản

lý cấp cao Mức độ hỗ trợ của quản lý cấp

cao

(Grover, 1993);

(Krumwiede, 1998); (Baird và cộng sự, 2007); (Phan và cộng sự, 2017)

Áp lực các bên liên quan

Mức độ áp lực cảm nhận được từ các bên cho việc sử dụng EMA

(Sarkis và cộng sự, 2010)*

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ngoài việc biện luận cụ thể cho việc hình thành từng mối quan hệ để hình thành giả thuyết nghiên cứu. Tác giả xin được phép lý giải những mối quan hệ chủ yếu được hình thành trong mô hình nghiên cứu như sau:

Đầu tiên là mối quan hệ trực tiếp từ các biến ngẫu nhiên đến thái độ, ý định và KSHV khi sử dụng EMA. Để xác lập các mối tương quan này, dựa vào mô hình lý thuyết ngẫu nhiên, đây là lý thuyết được khẳng định là phù hợp để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến sự chấp nhận EMA. Cụ thể, hướng tiếp cận lựa chọn (selection) của Drazin và Van de Ven (1985) được vận dụng. Theo đó, các bài nghiên cứu theo góc độ này xác lập và phân tích mối liên hệ giữa các biến ngẫu nhiên và hoạt động tương ứng của DN (liên quan đến hệ thống kiểm soát hoặc kế toán) mà không cần quan tâm đến kết quả của mối quan hệ này (Chenhall, 2003).

Thứ hai là các mối tương quan trực tiếp xoay quanh các biến thái độ, KSHV, áp lực các bên và ý định. Giả thuyết H1, và H7 được lập luận từ mô hình được lập luận từ mô hình hành động hợp lý ở Hình 2.1 (Fishbein & Ajzen, 2011), nghĩa là sự mong đợi về kết quả của việc sử dụng EMA và những cảm nhận về yếu tố thúc đẩy hoặc ngăn cản việc dùng EMA sẽ hình thành ý định sử dụng EMA. Riêng giả thuyết H7, tác giả không sử dụng lại nội hàm Chuẩn chủ quan của lý thuyết TPB mà dùng nhân tố áp lực của lý thuyết các bên liên quan. Lý do chính là vì nguyên bản lý thuyết này tập trung đào sâu khía cạnh điều chỉnh hành vi để phù hợp với đạo đức kinh doanh từ áp lực của các bên (Freeman, 1984), nghĩa là các áp lực hay sức ép lúc này được xem xét dưới góc độ hành vi của đơn vị hơn là cá nhân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tác giả trình bày các khái niệm, lý thuyết nền được sử dụng trong luận án, đồng thời đề xuất các giả thuyết nghiên cứu.

Cụ thể các khái niệm, công cụ liên quan đến EMA, nội hàm khái niệm các yếu tố Thái độ, Chuẩn chủ quan, KSHV cảm nhận, Áp lực các bên được làm rõ song song với nội dung cũng như việc ứng dụng các lý thuyết (Dự đoán hành vi, Áp lực các bên và Ngẫu nhiên) vào bài nghiên cứu.

Cuối chương là phần tác giả vận dụng các nền tảng lý thuyết cùng với lược khảo các nghiên cứu trước để lập luận các giả thuyết. Tác giả đề xuất mô hình với các mối quan hệ được thiết lập để giải quyết mục tiêu mà luận án đề ra. Tổng cộng có 9 giả thuyết được đề ra với các mối tương quan gián tiếp, trực tiếp và điều tiết.

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w