Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 138 - 142)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

4.2.2 Kết quả định lượng chính thức

4.2.2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

Về mặt tổng thể, ĐBSCL là vùng nông nghiệp lớn nhất cả nước, điều này tạo ra cả thuận lợi và khó khăn nhất định đối với công tác bảo vệ môi trường. Thuận lợi là khi chưa có nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp thì môi trường đất, nước, không khí sẽ “sạch” hơn. Tuy nhiên, mô hình kinh tế khai thác nông nghiệp, thủy sản, cát làm giảm diện tích rừng, gây sụt lún, sạt lở bờ, đe dọa đến đa dạng sinh học, việc tiếp cận với các phương thức canh tác mới với mật độ cao, năng suất lớn làm gia tăng nhanh chóng việc tiêu thụ năng lượng, chế phẩm hóa học, hệ sinh thái có nguy cơ mất cân bằng. Khi công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng cũng tạo ra những hệ quả với môi trường. Nhiều nhà máy công nghiệp hoạt động với công suất cao, làm quá tải hệ thống xử lý chất thải chưa được đầu tư bài bản hoặc công nghệ quá cũ, tạo ra khói bui, ô nhiễm nước và không khí. Theo một báo cáo đến năm 2019, chỉ có 17/52 cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung (33%), nghĩa là một lượng lớn nước thải không đạt chuẩn vẫn xả ra môi trường.

Ở góc độ ứng dụng KTQT - nền tảng để sử dụng EMA, việc tiếp cận các công cụ, kỹ thuật phục vụ ra các quyết định quản lý của các DN ở ĐBSCL rất hạn chế. Lý do cũng đến từ đặc điểm vừa phân tích, với đặc thù là kinh tế nông nghiệp, quy mô DN ở mức nhỏ và siêu nhỏ chiếm đa số, nên nguồn lực dành cho bộ máy kế toán chủ yếu để đảm bảo đúng theo quy định chứ không chú trọng nhiều đến các yêu cầu khác. Về công tác KTQT ở các DN thủy sản trên địa bàn, Tăng Thành

Phước (2015) xác nhận tỷ lệ DN tổ chức công tác này rất thấp, và chỉ phát hiện một vài công cụ đơn giản ở một số DN có quy mô thuộc top đầu trong ngành.

Dưới đây, tác giả thực hiện thống kê những đặc tính cơ bản của đối tượng khảo sát và mẫu các DN tham gia vào bài nghiên cứu. Thông qua đây, bức tranh về mẫu tham gia nghiên cứu được khái quát trước khi đi sâu vào phân tích dữ liệu định lượng. Các đặc tính được thống kê là thâm niên công tác và vị trí làm việc. Đối với DN tham gia khảo sát là thông tin về lĩnh vực hoạt động, loại hình sở hữu. Ngoài ra có 2 đặc tính có tham gia vào biến của mô hình là Quy mô (qua số lượng nhân viên tham gia BHXH) và Ngành hoạt động

Bảng 4.18a: Đặc điểm doanh nghiệp và đối tượng tham gia khảo sát

Đặc điểm Số

lượn g

Tỷ lệ

Đặc điểm Số

lượng

Tỷ lệ

Lĩnh vực hoạt động

215 100 Loại hình sở hữu của

doanh nghiệp

215 100

Nông nghiệp 41 19 Công ty Trách nhiệm hữu

hạn 181 84,2

Công nghiệp, xây dựng

77 36 Doanh nghiệp Nhà nước 1 0,5

Thương mại, dịch

vụ 94 45 Công ty cổ phần 23 10,7

Ngành hoạt động 215 100 Công ty Hợp danh 0 0,0 Nhạy cảm với môi

trường 110 51 Doanh nghiệp tư nhân 10 4,7

Ít nhạy cảm với môi trường

105 49 Số lượng lao động thường

xuyên

215 100

Thâm niên 215 100 Nhỏ hơn 10 52 24.2

Dưới 5 năm 0 0 Từ 11 đến 100 83 38.6

Từ 5 – 10 năm 153 72 Từ 101 đến 200 59 27.4

Từ 10 – 20 năm 54 25 Lớn hơn 200 21 9.8

Trên 20 năm 6 3 Giới tính 215 100

Vị trí 215 100 Nam 174 81

Kế toán trưởng 209 97 Nữ 41 19

Giám đốc tài chính 4 2 Độ tuổi 215 100

Phụ trách tài chính 2 1 Từ 22 – 27 tuổi 45 21

Học vị 215 100 Từ 28 – 35 tuổi 95 44

Đại học 176 82 Từ 35 – 45 tuổi 56 26

Sau đại học 39 Trên 45 tuổi 19 9

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Về vị trí việc làm, có đến 97% các đối tượng là KTT, chỉ có 3% là Giám đốc tài chính và Phụ trách tài chính ở đơn vị. Con số này là phù hợp khi đối tượng gửi khảo sát của tác giả là KTT. Ở khía cạnh thâm niên làm việc, chủ yếu các đối tượng khảo sát tập trung ở nhóm có thâm niên từ 5 – 10 năm với số lượng 155, chiếm tỷ lệ 72% và nhóm từ 10 – 20 năm với số lượng 54, chiếm tỷ lệ 25%. Điều này chứng tỏ các đối tượng tham gia khảo sát có đủ kiến thức và kinh nghiệm để cung cấp thông tin cho nghiên cứu.

Về DN khảo sát, có 2 loại hình chủ yếu là Trách nhiệm hữu hạn (84,2% - tương ứng 181 DN) và công ty Cổ phần (10,7% - tương ứng 23 DN), đây cũng là 2 loại hình chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Đối với đặc điểm quy mô, xấp xỉ 63% số DN khảo sát có từ 100 lao động thường xuyên trở xuống, cụ thể ít hơn 10 lao động có 52 DN (24,2%), từ 11 đến 100 lao động có 83 DN (38,6%). Về lĩnh vực hoạt động, sau thống kê tỷ trọng thực tế mẫu khảo sát của ba ngành nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại, dịch vụ lần lượt là 19%, 36% và 45%. Tỷ lệ này tương đối phù hợp với cơ cấu đã nêu trong phần phương pháp chọn mẫu (so với 17%, 38% và 45%). Cuối cùng, sự phân bố mẫu khảo sát tập trung ở 11 tỉnh ĐBSCL (Hình 4.1), dù không phân bố đồng đều ở các tỉnh nhưng vẫn đảm bảo cho quá trình phân tích.

Hình 4.1: Biểu đồ phân bổ mẫu khảo sát

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Ngoài ra, tác giả có trình bày ngắn gọn về kết quả mô tả các biến quan sát của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu tại bảng 4.18b, các đặc tính xoay quanh giá trị nhỏ nhất, lớn nhất, giá trị trung bình và mức độ tập trung (độ lệch chuẩn). Theo đó, thái độ, khả năng KSHV khi sử dụng EMA, cũng như cảm nhận về sự hỗ trợ từ lãnh đạo, áp lực từ các bên liên quan của các đối tượng khảo sát đều ở mức khá (trung bình 5,52 đến 6,04 trên thang 7 điểm). Đặc biệt, ý định sử dụng EMA được đánh giá cao nhất, cho thấy các DN ĐBSCL có mong muốn ứng dụng EMA để nhận diện, đo lường ô nhiễm và chi phí liên quan môi trường.

Điều này cho thấy thực tế tại ĐBSCL, nơi hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhận thức về môi trường của DN ngày càng tăng, cùng với sự tham gia của nhiều bên liên quan, đã thúc đẩy họ tìm kiếm công cụ quản lý thông tin môi trường. Cuối cùng, độ lệch chuẩn trung bình của các khái niệm (0,59 đến 0,68) nhỏ hơn 1, khẳng định tính ổn định và đồng nhất trong thông tin mà các đối tượng khảo sát cung cấp. Nói tóm lại, số liệu thu thập từ 215 mẫu cơ

bản có thể đại diện cho tổng thể ở mức tương đối, đảm bảo phù hợp cho việc kiểm định mô hình đo lường và mô hình cấu trúc.

Bảng 4.18b: Mô tả các biến quan sát Biến Số quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

SUP 215 1 7 5,52 0,61

UNC 215 1 7 5,92 0,68

STA 215 1 7 5,84 0,59

INT 215 1 7 6,04 0,66

ATT 215 1 7 5,83 0,60

PBC 215 1 7 5,92 0,66

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ghi chú: SUP – Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao; UNC – Sự bất định của môi trường; STA – Áp lực các bên liên quan; INT – Ý định sử dụng EMA; ATT – Thái độ đối với việc sử dụng EMA;

PBC – Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA.

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 138 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w