Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA với Ý định sử dụng EMA

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 96)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu

2.3.4. Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA với Ý định sử dụng EMA

Tiếp tục dựa trên nội hàm biến gián tiếp của Hair Jr và cộng sự (2021), ta có cơ sở để tin rằng áp lực từ các bên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng EMA mà còn có thể gián tiếp tác động thông qua thái độ. Việc khám phá sâu hơn về mối quan hệ này mang lại nhiều ý nghĩa để hiểu sâu hơn tác động của áp lực các bên lên ý định dùng EMA trong DN. Nghiên cứu của Tashakor và cộng sự (2019) đã chứng minh sự tồn tại của mối quan hệ gián tiếp này, cụ thể thái độ đóng vai trò trung gian giữa áp lực các bên liên quan và ý định hành vi. Từ những lập luận trên, ta có giả thuyết:

H6: Tồn tại mối quan hệ gián tiếp từ Áp lực các bên liên quan đến Ý định sử dụng EMA thông qua Thái độ sử dụng EMA.

2.3.4. Kiểm soát hành vi cảm nhận đối với việc sử dụng EMA với Ý định sử dụng EMA

Trong khuôn khổ TPB, thái độ tích cực và nhận thức về áp lực xã hội không phải lúc nào cũng đủ để hình thành ý định hành vi. Một yếu tố khác cần được xem xét là KSHV cảm nhận. Đây là niềm tin của cá nhân về khả năng thực hiện hành vi và kiểm soát được kết quả của nó. Và nhân tố này thường được giả định là có liên quan với sự sẵn sàng của thông tin, các kỹ năng, các cơ hội và nguồn lực thực hiện hành vi (Fishbein & Ajzen, 2011). Trên thực tế, TPB tìm thấy mối quan hệ giữa KSHV cảm nhận và ý định hành vi. Một số lĩnh vực điển hình như đầu tư, tiêu dùng, sức khỏe (Godin & Kok, 1996; Kautonen và cộng sự, 2015; Paul và cộng sự, 2016). Tất nhiên là khi đi sâu hơn vào vấn đề PTBV cũng không ngoại lệ đối với tác động của nhân tố KSHV cảm nhận. Chẳng hạn nghiên cứu của Weidman và cộng sự (2010) đã chỉ ra rằng ý định công bố thông tin môi trường tỷ lệ thuận với

mức độ KSHV cảm nhận. Tương tự, nghiên cứu của Thoradeniya và cộng sự (2015) cũng cho kết quả rằng ý định tích hợp báo cáo bền vững và KSHV cảm nhận của các nhà quản lý. Ngay cả các ý định tích cực của sinh viên đối với môi trường cũng bị tác động thuận chiều bởi nhân tố này (W. E. Lee và cộng sự, 2017). Bên cạnh đó, vẫn còn sự khác nhau trong kết quả của các nghiên cứu. Ví dụ, Cordano và Frieze (2000) đã chỉ ra mối tương quan nghịch giữa KSHV cảm nhận và ý định triển khai các hoạt động hạn chế tiêu thụ tài nguyên và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Tương tự, nghiên cứu của Flannery và May (2000) cũng minh chứng một mối tương quan ngược chiều của ý định thực hiện các việc liên quan đến môi trường và KSHV cảm nhận của các nhà quản lý. Ngoài ra, số nghiên cứu thật sự sử dụng TPB để xoáy sâu vào mảng EMA là rất ít như ta đã lập luận ở phần trước, kéo theo các khám phá sự tương quan của nhân tố KSHV cảm nhận với ý định dùng EMA là không nhiều.

Chính vì vậy, bất kỳ nghiên cứu nào quan tâm đến mối quan hệ này cũng nên được khuyến khích thực hiện. Trong luận án này, tác giả đồng tình với nghiên cứu của Tashakor và cộng sự (2019), và kỳ vọng vào mối tương quan giữa KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA và ý định sử dụng EMA. Giả thuyết sau được đặt ra:

H7: KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA tác động thuận chiều đến Ý định sử dụng EMA.

Fishbein và Ajzen (2011) cho rằng, trong mô hình hành vi hợp lý, tính dễ dàng phát sinh hành vi tỷ lệ thuận với mức độ của ý định. Tuy nhiên, việc thiếu kỹ năng, năng lực hoặc sự cản trở từ môi trường bên ngoài có thể là những rào cản đáng kể trong quá trình chuyển từ ý định sang hành vi. Những trường hợp như vậy được gọi là thiếu sự kiểm soát hiện hành (actual control) với kết quả của hành vi.

Theo đó, tương quan của ý định vớivà hành vi được điều chỉnh bởi KSHV hiện hành. Du vậy, hiện không có thang đo cụ thể cho KSHV hiện hành. Vì vậy, KSHV cảm nhận được xem như giải pháp thay thế phù hợp (Hình 2.1). Việc này làm cho Fishbein và Ajzen (2011) kỳ vọng KSHV cảm nhận sẽ điều chỉnh tương quan giữa thái độ, áp lực xã hội và ý định hành vi. Điều này ngụ ý rằng, đối với những người

có thái độ và áp lực xã hội tương đồng, người có kiểm soát cảm nhận tốt hơn về kết quả của hành vi sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn từ thái độ và áp lực xã hội đến ý định hành vi. Nghiên cứu của Yzer (2012) đã chứng minh KSHV cảm nhận điều tiết mối quan hệ này. Do đó, khi áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu này, sẽ rất phù hợp khi đặt ra giả thuyết sau:

H8: KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA có tác động điều tiết mối quan hệ giữa Thái độ sử dụng EMA và Ý định sử dụng EMA, và mối quan hệ giữa Áp lực của các bên liên quan và Ý định sử dụng EMA.

Như trong phần lập luận ở trên, rất nhiều các nghiên cứu ở các lĩnh vực khác nhau từ lúc lý thuyết này xuất hiện, hầu như mối tương quan của KSHV cảm nhận và Ý định cũng như hành vi đã được nhiều tác giả phân tích. Tuy nhiên, phần việc chọn các nhân tố nền ảnh hưởng đến chính KSHV cảm nhận lại chưa được quan tâm (Elie-Dit-Cosaque và cộng sự, 2011). Đặc biệt là khi đi vào hành vi sử dụng EMA thì ta lại càng khó tìm thấy mối quan hệ này. Trở lại với TPB, sự sẵn sàng của thông tin, các kỹ năng, các cơ hội và các nguồn lực cần thiết được cho là nguồn cơn của khả năng KSHV (Fishbein & Ajzen, 2011). Như vậy, nếu ta nhấn mạnh yếu tố

“các nguồn lực cần thiết” thì việc giả định Quy mô DN và Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao là những nhân tố nền ảnh hưởng đến KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA là hoàn toàn có cơ sở. Vì Quy mô DN thực tế đại diện cho các nguồn lực sẵn có, như cách mà Abdel-Kader và Luther (2008) cho rằng chỉ có DN quy mô lớn mới có đủ nguồn lực để chuyển những kỹ thuật quản lý đơn giản sang phức tạp. Hay lãnh đạo chính là người quyết định cuối cùng đối với các nguồn lực, nói cách khác là việc chuyển các nguồn lực từ kế hoạch trên giấy vào thực tế (Catarino và cộng sự, 2011).

Trên thực tế, Elie-Dit-Cosaque và cộng sự (2011) minh chứng việc tăng cường sự hỗ trợ từ lãnh đạo có thể làm tăng KSHV cảm nhận của nhân viên. Mặc dù không cùng lĩnh vực hành vi, nhưng dựa trên khuyến nghị của Petraitis và cộng sự (1995) về việc khám phá sâu hơn các yếu tố nền tảng tác động đến các yếu tố cấu thành ý định hành vi, ta có lý do để kỳ vọng vào tương quan của quy mô DN và sự hỗ trợ từ

quản lý cấp cao đối với KSHV cảm nhận trong việc đưa EMA vào thực tế. Giả thuyết sau được đặt ra:

H9: Quy mô DN (a), Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao (b) tác động thuận chiều đến KSHV cảm nhận khi sử dụng EMA.

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w