Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 105 - 113)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Nghiên cứu định tính

3.3.1. Mẫu và phương pháp thu thập dữ liệu

Công cụ thu thập dữ liệu

Công cụ thảo luận cá nhân sẽ được chọn để thu thập dữ liệu định tính. Trong phạm vi 4 công cụ có thể được lựa chọn (Creswell & Creswell, 2017), thảo luận cá nhân được xem là phương án phù hợp nhất. Tiêu chí lựa chọn là vừa đảm bảo thu thập được dữ liệu, vừa đảm bảo có thể triển khai với nguồn lực hạn chế (thời gian, chi phí). Có thể thấy các công cụ còn lại nếu lựa chọn dù vẫn sẽ đảm bảo tiêu chí về dữ liệu nhưng sẽ có những cản trở nhất định. Chẳng hạn nếu Quan sát (Observations) là công cụ được chọn thì chúng ta sẽ gặp rắc rối về vấn đề thời gian để tham gia, chưa kể đến khó khăn liên quan đến vấn đề quan hệ để được tham gia quan sát. Nếu thu thập thông qua các tài liệu (Qualitative documents) thì cũng không khả quan khi EMA là kỹ thuật rất mới ở Việt Nam, lúc đó chúng ta sẽ không

thuận lợi trong việc tìm, tiếp cận các nguồn tài liệu. Cuối cùng là công cụ số hoặc các sản phẩm nghe nhìn (Audiovisual and Digital materials) dù mang tính trực quan nhưng cũng sẽ đối diện với việc thiếu nguồn dữ liệu xuất phát từ hạn chế của EMA ở Việt Nam. Do vậy, việc lựa chọn và thu thập dữ liệu từ đội ngũ chuyên gia của công cụ thảo luận (Interview) có thể được xem là một phương án phù hợp trong hoàn cảnh này, vừa giúp chúng ta có được dữ liệu từ những người có hiểu biết trong lĩnh vực, vừa đảm bảo tính chủ động, hạn chế hao tổn của các nguồn lực.

Số lượng mẫu

Khác với NCĐL, NCĐT không có một quy tắc nào trong việc xác định số lượng mẫu (Patton, 1990). Vì lý do này nên mẫu không được chọn theo phương pháp xác suất mà được chọn theo mục đích khám phá, xem xét mức độ phù hợp của thang đo (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Với phương pháp này, các đối tượng sẽ lần lượt được chọn cho đến khi không còn sự khác biệt nào nữa. Cụ thể, đối tượng đầu tiên sẽ được chọn để thu thập dữ liệu, tiếp tục là đối tượng thứ hai, thứ ba, thứ tư được chọn và cung cấp dữ liệu cần thiết cho đến khi nào dữ liệu được cung cấp bởi đối tượng sau còn có ý nghĩa cho nghiên cứu, nghĩa là còn sự khác biệt. Và ở hai phần tử liên tiếp nào đó nếu thông tin cung cấp không có gì mới thì ta sẽ dừng lại, đó sẽ là điểm bão hòa. Ngay tại đây, số lượng mẫu sẽ được ấn định. Với quan điểm của Corbin và Strauss (2008) rằng thông tin sẽ lặp lại và không cung cấp thêm dữ liệu mới có ý nghĩa khi thực hiện 5-6 cuộc phỏng vấn nên tác giả xác định số lượng chuyên gia tối thiểu được phỏng vấn là 5.

Lựa chọn đối tượng tham gia thảo luận

Phần NCĐT này khám phá và xác định thang đo của các nhân tố trong mô hình. Do đó, việc lựa chọn mẫu tham gia nghiên cứu là vô cùng quan trọng, đảm bảo họ có sự tương tác trực tiếp với hiện tượng nghiên cứu, đảm bảo thông tin được cung cấp là sâu sắc và gần với bản chất vấn đề (Creswell & Creswell, 2017). Căn cứ vào nội hàm các nhân tố, các đối tượng được mời tham gia thảo luận cần đáp ứng những tiêu chí sau:

- Là những người am hiểu về Kế toán, Kiểm toán, đặc biệt là EMA. Dữ liệu này sẽ hữu ích trong việc khám phá nội dung của EMA.

- Những người đã và đang tham gia trực tiếp, có kinh nghiệm quản lý, hoặc kinh nghiệm trong việc đảm trách vai trò KTT, phụ trách kế toán. Dữ liệu ở góc độ này giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề nhiều chiều hơn trên quan điểm của những người từ thực tế công việc.

- Những người có kinh nghiệm đối với quá trình thực hành, tuân thủ chế độ kế toán và các vấn đề về môi trường. Với những kinh nghiệm quản lý, dữ liệu từ các đối tượng này sẽ cho ta một góc nhìn khác về thái độ, hành vi, cách ứng xử của DN với các khía cạnh liên quan đến EMA.

Với những tiêu chí như vậy, để dễ dàng trong việc khoanh vùng phạm vi các đối tượng có thể được lựa chọn, ta sẽ thống nhất cách hiểu thế nào là am hiểu và có kinh nghiệm. Về vấn đề am hiểu, đó là những người được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nhất định, đã và đang thực hiện công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu. Về kinh nghiệm, tác giả đồng ý với quan điểm của Nguyễn Thị Hằng Nga (2019), phải là những người cọ xát, làm việc trong một lĩnh vực từ 10 năm trở lên.

Tóm lại, nhóm đối tượng được lựa chọn để thảo luận bao gồm: (1) Giảng viên, nghiên cứu viên lĩnh vực Kế toán, Kiểm toán tại các trường đại học, viện nghiên cứu; (2) Phụ trách tài chính hoặc KTT doanh nghiệp; (3) Chuyên viên cơ quan thuế, cơ quan quản lý môi trường.

Xác định các câu hỏi đưa ra thảo luận

Mục đích của thảo luận là các dữ liệu được cung cấp sau đó phục vụ khám phá nên các câu hỏi đưa ra thảo luận đặc biệt quan trọng. Và theo Weber (1990) thì đây là công việc phải được thực hiện đầu tiên. Các câu hỏi phục vụ cho mục tiêu khám phá nội hàm các thang đo các biến. Cụ thể, các biến và cách thức để đo chúng như sau:

- Ý định thực hiện EMA: được kế thừa từ Tashakor và cộng sự (2019), Frost và Wilmshurst (2000), Ferreira và cộng sự (2010) trong đó có điều chỉnh lại hành vi cho phù hợp với hoàn cảnh của bài nghiên cứu.

- Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao: Tác giả tiếp thu lại thang đo Likert 5 điểm

với 4 biến quan sát từ Phan và cộng sự (2017), trong đó người được khảo sát sẽ được hỏi để cảm nhận về mức độ mà cấp trên cung cấp sự hỗ trợ chủ động, cung cấp các nguồn lực cần thiết, mức độ tương tác, giao tiếp hiệu quả và mức độ sử dụng quyền lực để hỗ trợ hoạt động kế toán. Tuy nhiên tác giả có điều chỉnh thành thang đo 7 điểm với 1 tương ứng “Không có sự hỗ trợ” và 7 tương ứng “Hỗ trợ rất nhiều”, việc tăng số điểm cho thang đo sẽ giúp thang đo tăng độ tin cậy, tất nhiên số này không được vượt quá 7 (Alwin & Krosnick, 1991).

- Sự bất định của môi trường: chấp nhận thang đo với 7 biến quan sát

Likert của Latan và cộng sự (2018), Pondeville và cộng sự (2013) liên quan đến luật, chính sách môi trường của nhà nước, các yêu cầu về sản phẩm hàng hóa đối với môi trường, và cạnh tranh. Tương tự như trên, tác giả cũng thực hiện điều chỉnh từ thang đo 5 điểm lên 7 điểm, với 1 tương ứng với “Rất dễ đoán” và 7 tương ứng với “Rất khó đoán”.

- Áp lực các bên liên quan: được đo lường bằng thang đo Liker 7 điểm với

4 biến quan sát của Sarkis và cộng sự (2010), nhưng do tác giả có giới hạn phạm vi các bên nằm ngoài DN như lập luận phía trên, cho nên khi khảo sát về áp lực phải chịu từ các bên thì tác giả không đưa vào bên “Người lao động” và “Người nắm giữ cổ phần”. Ngược lại, tác giả sẽ thêm vào bên liên quan “Nhà cung cấp”, cùng với 3 bên nữa là “Khách hàng”, “Chính phủ” và “Xã hội”.

- Thái độ sử dụng EMA: được đo lường bằng thang đo Likert 7 điểm (1:

hoàn toàn không đồng ý; 7: hoàn toàn đồng ý) tiếp thu từ Tashakor và cộng sự (2019), gồm 4 biến hỏi về thái độ, nghĩa là đánh giá lòng tin của đối tượng về các kết quả mong đợi khi sử dụng EMA tại DN.

- KSHV cảm nhận đối với sử dụng EMA: được đo lường bằng thang

Likert 7 điểm (1: hoàn toàn khụng đồng ý; 7: hoàn toàn đồng ý) tiếp thu từ Lọpple và Kelley (2013) và Tashakor và cộng sự (2019). Trong đó các biến sẽ thu thập dữ liệu trong cảm nhận của đối tượng về các kỹ năng, kiến thức, thời gian cũng như các điều kiện tại DN đối với việc sử dụng EMA.

- Ngành hoạt động: ngành hoạt động thường được đo qua độ tác động đến môi trường của các DN. 2 nhóm ngành “nhạy cảm với môi trường” (công nghiệp hóa học, xây dựng, giao thông, khai thác mỏ và tài nguyên, dầu khí, các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp) và “ít nhạy cảm với môi trường” (những ngành còn lại) là cách thức phân chia ngành hoạt động thường được tiếp cận (Christ & Burritt, 2013; Deegan & Gordon, 1996; Frost & Wilmshurst, 2000; Patten, 2002).

- Quy mô DN: tiêu chí số lượng lao động thường xuyên tại DN được dùng để phân chia quy mô, các mốc bao gồm “Nhỏ hơn 10”; “Từ 11 đến 100”; “Từ 101 đến 200” và “Lớn hơn 200”. Đây là cách thức được sử dụng để đo trong các nghiên cứu KTQT và EMA (Christ & Burritt, 2013). Cách phân chia này để tránh tâm lý ngại cung cấp quá nhiều dữ liệu liên quan đến công ty, dẫn đến tỷ lệ phản hồi thấp của đối tượng tham gia khảo sát (Dillman, 2011).

Bảng 3.2. Tóm tắt thang đo các biến

Nội dung Nguồn gốc thang đo

(*) Nghiên cứu gốc phát triển thang đo

Thang đo Thái độ đối với việc sử dụng EMA (Đánh giá lòng tin của đối tượng về các kết quả mong đợi khi sử dụng EMA. Được đo bằng

Likert 7 điểm: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 7 – Hoàn toàn đồng ý)

Áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường trong kinh doanh thì giá sản phẩm, hàng hóa sẽ cao hơn bình thường

(Lọpple & Kelley, 2013)*; (Tashakor và

cộng sự, 2019)

Áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường trong kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ gia tăng.

Áp dụng các thực hành thân thiện với môi trường trong kinh doanh sẽ tạo tiền đề cho doanh nghiệp phát triển.

Áp dụng các thực hành thân thiện với môi

trường trong kinh doanh góp phần tạo ra các sản phẩm, hàng hóa mà khách hàng rất thích mua bởi sự thân thiện của môi trường của chúng.

Thang đo Áp lực các bên liên quan (Hỏi về mức độ áp lực cảm nhận được từ các bên cho việc sử dụng EMA. Được đo bằng

Likert 7 điểm: 1 – Hoàn toàn không có; 7 – Rất lớn)

Áp lực từ Chính phủ.

(Sarkis và cộng sự, 2010)*

Áp lực từ Xã hội.

Áp lực từ Nhà cung cấp.

Áp lực từ Khách hàng.

Thang đo Kiểm soát hành vi cảm nhận (Cảm nhận của đối tượng được khảo sát về các kiến thức, kỹ năng, thời gian cũng như các

điều kiện tại doanh nghiệp đối với việc sử dụng EMA. Được đo bằng Likert 7 điểm: 1 –

Hoàn toàn không đồng ý; 7 – Hoàn toàn đồng ý)

Tôi có đủ kiến thức và kỹ năng để vận dụng các thực hành EMA.

(Lọpple & Kelley, 2013)*; (Tashakor và

cộng sự, 2019) Tôi có đủ thời gian cần thiết để vận dụng các

thực hành EMA Các điều kiện (nguồn lực) tại công ty là phù hợp để vận dụng các thực hành EMA

Tôi có khả năng duy trì độ ổn định của hệ thống kế toán khi vận dụng các thực hành EMA.

Tôi có khả năng vận hành các kỹ thuật EMA bằng phần mềm và máy tính phù hợp.

Thang đo Ý định sử dụng EMA (Đo lường ý định sử dụng EMA trong tương lai về khả năng thực hiện các hoạt động liên quan đến EMA trong 5 năm tới. Được đo bằng Likert 7 điểm: 1 – Hoàn toàn không; 7 – Rất

lớn)

Nhận dạng chất thải trong 5 năm tới. (Frost & Wilmshurst, 2000)*; Tashakor

và cộng sự (2019) Đo lường tiêu chuẩn chất thải thải ra môi

trường trong 5 năm tới.

(Frost & Wilmshurst, 2000)*; Tashakor

và cộng sự (2019) Đo lường năng lượng sử dụng trong 5 năm tới. (Frost & Wilmshurst, 2000)*; Tashakor

và cộng sự (2019) Ước tính trách nhiệm môi trường có thể phát

sinh trong 5 năm tới.

(Ferreira và cộng sự, 2010)*

Nhận dạng các chi phí liên quan đến môi trường trong 5 năm tới.

(Ferreira và cộng sự, 2010)*

Phân loại các chi phí liên quan đến môi trường (Ferreira và cộng sự, 2010)*

trong 5 năm tới.

Tính toán, phân bổ các chi phí liên quan đến môi trường (theo hoạt động hoặc bộ phận) trong 5 năm tới.

(Ferreira và cộng sự, 2010)*

Nhận dạng mức độ ô nhiễm trong 5 năm tới. (Ferreira và cộng sự, 2010)*; Tashakor và

cộng sự (2019) Phát triển và sử dụng KPIs liên quan đến môi

trường trong 5 năm tới.

(Ferreira và cộng sự, 2010)*

Thang đo Sự bất định của môi trường

(Hỏi đối tượng khảo sát về tính có thể đoán được của các nhân tố bất định trong thang

đo. Được đo bằng Likert 7 điểm: 1 – Rất dễ đoán; 7 – Rất khó đoán

Luật môi trường

(Lewis & Harvey, 2001)*; (Pondeville và cộng sự, 2013); (Latan và cộng sự, 2018) Quy định môi trường tác động đến ngành

Chính sách thuế môi trường Sự có sẵn các sản phẩm môi trường thay thế.

Nhu cầu về các sản phẩm môi trường Sự thay đổi quy trình sản xuất trên thị trường Sự thay đổi trong chiến lược môi trường của đối thủ cạnh tranh

Thang đo Sự hỗ trợ từ quản lý cấp cao

(Thang đo yêu cầu đối tượng được khảo sát chỉ ra mức độ hỗ trợ của lãnh đạo doanh nghiệp qua thang Likert 7 điểm: 1 – Không có sự hỗ trợ; 7 – Hỗ trợ rất nhiều)

Lãnh đạo công ty luôn cung cấp sự hỗ trợ thiết thực, chủ động

(Grover, 1993); (Krumwiede, 1998);

(Baird và cộng sự, 2007); (Phan và cộng

sự, 2017) Lãnh đạo công ty luôn cung cấp các nguồn lực

đầy đủ.

Lãnh đạo công ty luôn chỉ đạo sâu sát, kịp thời.

Lãnh đạo công ty luôn sử dụng quyền hạn để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến quản trị

môi trường.

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Thang đo của 6/8 biến sẽ được lấy ý kiến chuyên gia (ngoại trừ Quy mô và Ngành hoạt động). Các thang đo tiếp thu sau khi lược dịch có tham khảo lại một số giảng viên trong bộ môn ngoại ngữ của trường Đại học Bạc Liêu để đánh giá tính tương đồng về mặt nội dung. Để đạt mục tiêu đề ra, các câu hỏi sau sẽ được sử dụng:

- Các phát biểu sau đây có cho thấy Thái độ của một người đối với việc sử dụng EMA không?

- Các phát biểu sau đây có cho thấy việc tự nhận thức của một người về khả năng của bản thân trong việc sử dụng EMA không?

- Các áp lực của bên liên quan (bên ngoài DN) sau đây có tác động đến việc sử dụng EMA của DN không?

- Các phát biểu sau đây có cho thấy Ý định thực hiện EMA không?

- Các phát biểu sau đây có đo lường được sự hỗ trợ từ lãnh đạo DN không?

- Các nhân tố sau đây có được coi là nhân tố bất định (có thể thay đổi) liên quan đến môi trường mà các DN phải đối mặt không?

Dàn bài thảo luận

Đây là công cụ được dùng để lấy dữ liệu trong NCĐT, bao gồm: (1) phần giới thiệu, gạn lọc và (2) phần thảo luận (Nguyễn Đình Thọ, 2013). Trong đó phần giới thiệu, gạn lọc được sử dụng để giới thiệu nội dung, mục đích của việc thảo luận, quan trọng hơn là để tuyển chọn đối tượng tham gia nghiên cứu. Trên thực tế, do số lượng mẫu chọn ít nên việc gạn lọc đã được thực hiện trước khi thảo luận.

Phần thứ hai là thảo luận, có hai dạng câu hỏi có thể được lựa chọn để thiết kế cho phần này, (1) dạng câu hỏi đóng (structrured – có cấu trúc, chi tiết và có câu trả lời đính kèm) và dạng câu hỏi mở (unstructrured hoặc semi-structrured, không cấu trúc hoặc bán cấu trúc, không có câu trả lời đi kèm). Tuy vậy, không nhất thiết phải chọn 1 trong 2, mà theo Thornhill và cộng sự (2009) thì ta hoàn toàn có thể kết hợp nhiều dạng câu hỏi trong một dàn bài thảo luận, có thể một phần là những câu hỏi đóng với các câu trả lời sẵn, phần khác là các câu hỏi mở để khám phá dữ liệu. Điểm chính yếu cần phải xem xét là tính thống nhất giữa câu hỏi sử dụng và mục tiêu của câu hỏi đó đang muốn thu thập loại dữ liệu thế nào. Nhìn lại mục tiêu của nhóm các câu hỏi thảo luận đưa ra ở trên, tác giả thực hiện kết hợp 2 dạng câu hỏi vừa nêu trong dàn bài thảo luận. Cụ thể, dạng câu hỏi đóng với các câu trả lời sẵn được sử

dụng để khám phá thang đo các biến trong mô hình. Điều này là phù hợp vì tác giả không xây dựng một thang đo hoàn toàn mới mà tiếp thu, kế thừa kết quả của các tác giả trước. Dù vậy, vẫn sử dụng câu gợi mở “Những điều có thể bổ sung thêm”

để tránh bỏ sót dữ liệu mà người tham giả thảo luận muốn cung cấp. Dữ liệu trong câu hỏi mở này sẽ hữu ích cho việc khám phá nhiều góc độ hơn đối với vấn đề nghiên cứu, nhất là khi đặt trong một bối cảnh khác.

(Dàn bài thảo luận chi tiết tham khảo Phụ lục 4)

Một phần của tài liệu các nhân tố tác động đến thái độ và ý định sử dụng kế toán quản trị môi trường nghiên cứu các doanh nghiệp tại đồng bằng sông cửu long (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(245 trang)
w