Tình hình nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 1. Tình hình nghiện ma túy tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 22 - 26)

Nghiện ma túy tại Việt Nam vẫn đang diễn biến phức tạp với chiều hướng ngày càng gia tăng. Số người nghiện ma túy năm 1994 là 55.445 người, đến năm 1996 số người nghiện là 69.195 người, sau 10 năm số người nghiện đã tăng 131,6% lên 160.226 người. Tính đến 30/06/2013, cả nước có

gần 180.000 người nghiện ma túy, tăng 8.259 người so với năm 2012; trong đó có 44 địa phương có người nghiện ma túy tăng, thành phố Hồ Chí Minh tăng nhiều nhất là 1.220 người, thứ hai là tỉnh Thái Bình tăng 832 người, Long An tăng 559 người; có 19 tỉnh có người nghiện giảm. Số người nghiện đang ở cộng đồng chiếm tỷ lệ 64,5%; số người đang cai nghiện trong các cơ sở Chữa bệnh, Giáo dục, Lao động xã hội: 22,4%; số đang trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ: 13,1% [4], [38].

Trong số người nghiện được thống kê báo cáo, nam giới chiếm 96%;

nữ giới 4%; dưới 16 tuổi chiếm 2,2%; từ 16 đến dưới 30 tuổi 47,8%; từ 30 tuổi trở lên 50%. Sử dụng Heroin vẫn là chủ yếu chiếm 75%; ma túy tổng hợp 10%; thuốc phiện 7%; cần sa 1,7%; loại khác 6,3%. So sánh giữa giai đoạn 2001 - 2005 với giai đoạn 1996 - 2000 thì số vụ buôn bán ma túy tăng 51,1%, số đối tượng bị bắt giữ liên quan đến buôn bán vận chuyển ma túy tăng 22,2%. Công tác cai nghiện đã được xã hội hóa, số người được tiếp cận dịch vụ cai nghiện ngày càng tăng, tuy nhiên tỷ lệ tái nghiện vẫn còn ở mức cao trên 80%, thậm chí có nơi trên 95% [2], [3].

Theo báo cáo của các địa phương, tình hình sử dụng ma túy tổng hợp (ATS) dạng đá, tinh thể đang ở mức đáng lo ngại. Tại thành phố Hà Nội, có trên 10% số người nghiện có sử dụng ATS. Số lượng ATS bị thu giữ chiếm 25,7%

tổng số ma túy bị bắt giữ. Một số khảo sát trên phạm vi hẹp tại phường An Hải Tây, thành phố Đà Nẵng cho thấy có trên 80% người nghiện ma túy có sử dụng ATS; một số xã/ phường thuộc thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tỷ lệ này là

trên 60%.

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2013 đã tổ chức quản lý, chữa trị cai nghiện cho 15.767 người, trong đó: quản lý, cai nghiện tại Trung tâm là 12.639 người (chiếm 80%), cai nghiện tại gia đình, cộng đồng là 3.128 người (chiếm 20%). Tổ chức quản lý sau cai nghiện cho 12.901 người, trong đó quản lý tại Trung tâm là 4.769

người (tại 14/63 tỉnh, thành phố), quản lý sau cai tại nơi cư trú là 8.132 người (tại 23/63 tỉnh, thành phố). Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, hỗ trợ vốn cho 6.398 người, trong đó, hỗ trợ tạo việc làm cho 2.385 người (chiếm 37,2%) tổng số người được dạy nghề, tạo việc làm [5].

Tuy nhiên công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện và tái hòa nhập cộng đồng còn một số nguyên nhân tồn tại sau:

Số người cai nghiện tại cộng đồng ít (20% số người được cai nghiện), phần lớn chỉ thực hiện giai đoạn cắt cơn đơn thuần, chưa chú trọng đến các hoạt động tư vấn, sinh hoạt nhóm, hỗ trợ học nghề, tạo việc làm.

Cai nghiện tại Trung tâm vẫn nặng về quản lý hành chính, các hoạt động về tư vấn, sinh hoạt nhóm có nội dung về điều trị nghiện ma túy và dự phòng tái nghiện còn hạn chế. Chế độ hỗ trợ dạy nghề thấp, chỉ đủ chi phí học nghề sơ cấp đơn giản ngắn hạn.

Nhiều mô hình cai nghiện tự nguyện, tại cộng đồng hiệu quả nhưng chưa có cơ chế đầu tư phù hợp từ ngân sách dẫn đến khó nhân rộng; cai tự nguyện không được hỗ trợ các chi phí, các mức hỗ trợ thấp, không đầy đủ và không đảm bảo cho thực hiện quy trình cai nghiện.

1.2.2.2. Các hành vi nguy cơ trong nhóm tiêm chích ma túy tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu hành vi kết hợp với các chỉ số sinh học (IBBS) được tiến hành tại 10 tỉnh/thành phố năm 2009, trong nhóm nguy cơ cao đã nhận định dịch HIV/AIDS tại Việt Nam còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ trong những năm tới đây với những bằng chứng như sau:

Dùng chung bơm kim tiêm (BKT) trong nhóm tiêm chích ma túy (TCMT) còn tương đối phổ biến trong khoảng thời gian 6 tháng trước cuộc điều tra, tỷ lệ này rất cao tại thành phố Đà Nẵng (37%) và trên 20% tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, tại Hải Phòng là thành phố có tỷ lệ sử dụng chung BKT trong nhóm người

TCMT thấp nhất, với tỷ lệ 7% và 3% trong khoảng thời gian 6 tháng và 1 tháng trước điều tra [12], [38].

Tỷ lệ người TCMT đã nhiễm HIV tiếp tục sử dụng chung BKT khi tiêm chích rất cao. Đây là yếu tố tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này, nhất là tại các địa phương như TP. Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ thì tỷ lệ này còn ở mức cao [17], [57].

Tỷ lệ người TCMT có quan hệ tình dục trong thời gian 12 tháng trước cuộc điều tra khác nhau theo các tỉnh, thành phố trên địa bàn điều tra và khác nhau theo từng loại bạn tình. Dưới 50% số người TCMT có quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm (PNBD), tỷ lệ này dao động từ 11% đến 48%.

Tỷ lệ người TCMT có sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên khi quan hệ tình dục với phụ nữ bán dâm vẫn ở mức thấp, giao động từ 38% đến 74%, tỷ lệ này là một trong những chỉ số cảnh báo nguy cơ lây truyền HIV từ nhóm TCMT sang nhóm phụ nữ bán dâm và ngược lại [56], [1].

Nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định để phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả cần phải tiến hành các biện pháp giảm các hành vi nguy cơ trong nhóm tiêm chích ma túy [127], được thực hiện qua các chương trình tiếp cận cộng đồng, chương trình trao đổi BKT sạch, chương trình khuyến khích sử dụng 100% BCS, chương trình điều trị thay thế [83], [90], [112].

1.2.2.3. Tình hình dịch HIV/AIDS tại Việt Nam

Kể từ ca nhiễm HIV được phát hiện đầu tiên năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo đến ngày 31/12/2013, cả nước có 217.285 người nhiễm HIV đang còn sống, trong đó có 67.013 bệnh nhân AIDS và kể từ đầu vụ dịch, đã có 69.186 trường hợp tử vong do AIDS. 100% số tỉnh, thành phố, 98% số quận/huyện và 78% số xã /phường báo cáo đã phát hiện có người nhiễm HIV/AIDS. Trong số những ca nhiễm HIV/AIDS được phát hiện, thành phố Hồ Chí Minh có số người nhiễm HIV cao nhất, chiếm khoảng 23% tổng số

người nhiễm trên toàn quốc, tiếp đến là thành phố Hà Nội (8%), Hải Phòng (4%), An Giang (3,5%),... Trong tổng số người nhiễm HIV được báo cáo, người tiêm chích ma túy chiếm trên 50%, nam giới chiếm khoảng 70%, nhóm tuổi 20 - 39 tuổi chiếm trên 80% [20], [22]. Theo kết quả giám sát trọng điểm năm 2009 [17], tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy là 18,4%.

Biểu đồ 1.1. Số ca nhiễm HIV/AIDS và tử vong (1990-2013)

* Nguồn: Bộ Y tế, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2013 và trọng tâm kế hoạch năm 2014 (2014)[22]

Số người nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và số ca tử vong do HIV/AIDS hằng năm có xu hướng giảm từ năm 2006 do số người được điều trị thuốc ARV bắt đầu tăng lên nhanh chóng [55], [56].

1.2.3. Tình hình nghiện ma túy, nhiễm HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w