Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai mô hình điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone. Do vậy, không tránh khỏi việc bàn luận và tranh cãi về hiệu quả và tính khả thi. Ban đầu, một số cán bộ chưa hiểu đúng về mô hình nên còn thiếu sự hợp tác. Một số các cán bộ quản lý không muốn triển khai mô hình tại địa bàn mình vì họ nghĩ rằng sẽ mâu thuẫn với chỉ tiêu gửi đi cai nghiện bắt buộc hàng năm.
“Hiện nay ngoài điều trị thay thế bằng thuốc Methadone còn có các hình thức cai nghiện khác. Bây giờ, nếu chúng ta thiên về điều trị thay thế bằng thuốc Methadone nhiều quá thì các hình thức cai nghiện khác sẽ gặp nhiều khó khăn” (Lãnh đạo công an Quận ở TP. Hải Phòng).
Việc thành lập một CSĐT Methadone tại cộng đồng, đồng nghĩa với việc tập trung một số lớn đối tượng sử dụng ma túy tại một nơi. Điều này đã gây một phản ứng từ phía cộng đồng dân cư trong thời gian bắt đầu triển khai.
Một khó khăn không nhỏ là bản thân người nghiện ma túy và gia đình họ chưa thực sự tin tưởng vào mô hình, nhiều người còn dè dặt khi đăng ký tham gia.
“Nhận thức của người nghiện về mô hình Methadone chưa đầy đủ, do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyển chọn bệnh nhân tham gia điều trị. Phải qua một quá trình tuyên truyền thì người nghiện và gia đình người nghiện mới hiểu được tác dụng của mô hình” (Lãnh đạo Sở y tế của TP. Hải Phòng).
Công tác tuyên truyền, vận động đã tạo sự đồng thuận cho việc triển khai mô hình Methadone và đã đạt được kết quả rất tốt qua việc (1) hầu hết những người phỏng vấn đều bày tỏ sự đồng tình và cần thiết phải triển khai mô hình, (2) địa phương mong muốn mở rộng mô hình, (3) số lượng người đăng ký tham gia mô hình ngày càng đông, (4) sự phối kết hợp tốt của các ngành chức năng.
Mô hình điều trị Methadone đã nhận được sự chỉ đạo, hỗ trợ kỹ thuật, kiểm tra và giám sát chặt chẽ từ trung ương đến thành phố. Ban chỉ đạo tuyến trung ương và thành phố đã được thành lập, đầy đủ các thành phần với chức năng nhiệm vụ rừ ràng. Ban quản lý và ban xột chọn được thành lập ở cấp quận/huyện và xã/phường. Bộ Y tế cũng đã ban hành các văn bản qui định và hướng dẫn, kèm theo các biểu mẫu điều tra giám sát chi tiết, cụ thể và có tính chính xác cao, tuy nhiên vẫn cần có sự điều chỉnh theo tình hình thực tế.
“...Hàng tháng và hàng quý các đoàn kiểm tra liên ngành của Cục Quản lý Dược, Cục Phòng, chống HIV/AIDS, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, và các chuyên gia về MMT đi kiểm tra tại các cơ sở MMT. Ngoài các đoàn của trung ương còn có các đoàn của địa phương, bao gồm Thanh tra Sở Y tế, và một số thành viên khác cũng kiểm tra định kỳ đối với mô hình MMT” (Đại diện lãnh đạo trung tâm phòng chống AIDS TP. Hải Phòng).
Các mô hình điều trị Methadone nhìn chung đã được triển khai khá thuận lợi do nhận được sự ủng hộ của dân cư cộng đồng, thuận tiện cho việc đi lại của bệnh nhân cũng như nhân viên y tế, thuận lợi trong việc chuyển gửi bệnh nhân đến các cơ sở y tế có liên quan.
Cơ sở điều trị được trang bị đầy đủ các phương tiện và thuốc cơ bản để đảm bảo hoạt động điều trị đạt hiệu quả tối đa có thể. Việc quản lý thuốc đã và đang được thực hiện theo đúng quy định của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
“Việc phân phối thuốc hiện nay thực hiện theo đúng quy trình do Bộ Y tế: Dự trù thuốc Methadonebao gồm 4 bản, được gửi lên Văn phòng thường trực phòng, chống AIDS để tổng hợp, sau đó được gửi qua phòng Quản lý Dược của Sở Y tế phê duyệt” (Cán bộ cơ sở điều trị - TP. Hồ Chí Minh).
CHƯƠNG 4