Năm 1937, Max Bockmühl và Gustav Ehrhart đã tổng hợp ra một chất mà họ gọi là Hoechst 10.820 hoặc Polamidon, có cấu trúc không liên quan đến vòng Morphone hoặc Alkaloids của nhóm Opioid [70], [74]. Cuối chiến tranh thế giới lần thứ 2, chất Hoechst 10.820 đã được các nhà khoa học Mỹ đổi tên thành Methadone.
Ban đầu Methadone được sử dụng với mục đích giảm đau, sau đó Methadone được phát hiện có hiệu quả cho điều trị các triệu chứng của Hội chứng cai nghiện Heroin. Methadone đã được kê đơn với liều giảm dần để điều trị nghiện Heroin với thời gian từ 1 tuần đến trên 10 ngày, tuy nhiên hiệu quả không cao do tỷ lệ tái nghiện sau cai là trên 90% [81].
Ingeborg Paulus và Robert Halliday là hai nhà khoa học của Canada đã đưa vấn đề điều trị thay thế bằng Methadone đầu tiên trên thế giới vào năm 1959 [73]. Tuy nhiên, điều trị thay thế bằng Methadone trở nên phổ biến sau nghiên cứu thử nghiệm của Vincent Dole và Marie Nyswander, hai nhà khoa học Mỹ từ năm1964 [121], [122]. Kết quả ấn tượng nhất tại nghiên cứu đầu tiên của Vincent Dole và Marie Nyswander là tình trạng “đói ma túy” đã biến mất, người nghiện đã dừng sử dụng Heroin mặc dù hàng ngày vẫn gặp gỡ bạn
bè, những người nghiện ngoài xã hội, họ có việc làm trở lại, hàng ngày đến dùng thuốc và đi làm bình thường [75], [123].
Ngày nay, với những tiến bộ của khoa học thần kinh và tâm thần, cơ chế sinh học của nghiện ma túy, những thay đổi về não bộ, hành vi của người nghiện ma túy đã được khám phá. Dựa trên những nhận thức mới về nghiện, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp phòng ngừa và các liệu pháp điều trị đã được chứng minh có hiệu quả đối với các cá nhân, gia đình và cộng đồng [62], [100].
Nghiện ma túy là một bệnh não mãn tính, dễ tái phát. Do vậy, để điều trị cai nghiện ma túy cũng tương tự như điều trị các loại bệnh mãn tính khác phải điều trị lâu dài, điều trị suốt đời (như bệnh cao huyết áp phải dùng thuốc hạ huyết áp, bệnh tiểu đường phải dùng insuline).
1.4.1.1. Chỉ định điều trị bằng thuốc Methadone
Thuốc Methadone được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị từ đau vừa đến đau nặng, các cơn đau mãn tính.
- Điều trị các triệu chứng của hội chứng cai khi cắt cơn giải độc nghiện các chất dạng thuốc phiện (như là Heroin và Morphine).
- Điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện.
1.4.1.2. Chống chỉ định điều trị bằng thuốc Methadone [28]
- Dị ứng với Methadone và các tá dược của thuốc.
- Các bệnh gan nặng, bệnh gan mất bù.
- Suy hô hấp nặng, hen cấp tính, chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, viêm loét đại tràng, co thắt đường tiết niệu và đường mật.
- Các rối loạn tâm thần nặng mà chưa được điều trị ổn định: tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm có ý tưởng và hành vi tự sát.
- Đang điều trị bằng thuốc đồng vận, đối vận, hoặc vừa đồng vận vừa đối vận với CDTP (LAAM, naltrexone, buprenorphine).
Thận trọng khi chỉ định cho các đối tượng sau:
+ Người bệnh nghiện nhiều loại ma túy.
+ Người bệnh nghiện rượu.
+ Người bệnh sử dụng đồng thời các thuốc gây tương tác thuốc.
+ Người bệnh có tiền sử sử dụng Naltrexone.
+ Người bệnh tâm thần đang sử dụng các thuốc hướng thần.
+ Người bệnh bị các bệnh mãn tính, hen phế quản, suy thượng thận, suy giáp, phì đại tuyến tiền liệt, đái tháo đường.
1.4.1.3.Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn phổ biến của Methadone bao gồm: táo bón, khô miệng và tăng tiết mồ hôi.
Các triệu chứng: rối loạn giấc ngủ, buồn nôn, nôn, giãn mạch và gây ngứa, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ, chứng vú to ở đàn ông, rối loạn chức năng tình dục, giữ nước, tăng cân ít gặp hơn và có thể không liên quan đến Methadone.
1.4.1.4. Tương tác thuốc
- Nhiều người bệnh đang điều trị Methadone đồng thời đang được điều trị HIV/AIDS hoặc các bệnh lý khác kèm theo. Do vậy, cần lưu ý đặc biệt đến các tương tác giữa thuốc Methadone với các thuốc khác như: thuốc kháng Retrovirus (ARV), thuốc điều trị lao, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội, thuốc an thần, gây ngủ, thuốc giảm đau các loại [28]. Tương tác thuốc có thể dẫn tới:
+ Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị duy trì bằng Methadone.
+ Giảm hiệu quả của liệu pháp điều trị ARV.
+ Ngộ độc và các tác dụng không mong muốn.
+ Giảm tuân thủ điều trị.
- Nguyên tắc xử trí tương tác thuốc
+ Luôn hỏi người bệnh về những loại thuốc họ đang sử dụng kèm theo với thuốc Methadone.
+ Tiên lượng các tương tác thuốc có thể xảy ra, cần lưu ý các loại thuốc có tương tác với Methadone.
+ Phải quan sỏt và theo dừi chặt chẽ người bệnh đang điều trị Methadone mà sử dụng đồng thời những thuốc có tương tác với Methadone để phát hiện và xử trí kịp thời.
1.4.2. Tình hình triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện