Thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 49 - 53)

Thời gian nghiên cứu: từ 01/2009 đến 11/2011, chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Đánh giá thực trạng (từ 1/2009 - 11/2009).

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu can thiệp (từ 11/2009 - 11/2011).

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang (Cross Sectional Study), kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng [32].

- Nghiên cứu can thiệp không có nhóm chứng (đánh giá, so sánh trước can thiệp với sau can thiệp tại thơi điểm sau 12 tháng và 24 tháng điều trị Methadone trên cùng nhóm đối tượng).Trước can thiệp

(01/2009-11/2009)

Can thiệp (2009-2011)

Sau can thiệp (11- 12/2011)

So sánh Trước sau

Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu can thiệp 2.2.2. Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu mô tả cắt ngang - Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định lượng:

Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai thí điểm mô hình điều trị Methadone tại cộng đồng, để đảm bảo độ tin cậy cao của kết quả nghiên cứu, lấy toàn bộ 970 bệnh nhân tham gia mô hình điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại TP.Hải phòng và TP.Hồ Chí Minh mời vào tham gia mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, trong tổng số 970 bệnh nhân, có 5 người từ chối tham gia nghiên cứu, còn lại 965 người đồng ý tham gia nghiên cứu (TP. Hải Phòng 467 người và TP. Hồ Chí Minh là 498 người).

Bệnh nhân được giải thích kỹ về phương pháp, nội dung nghiên cứu và tiến hành sàng lọc. Nếu bệnh nhân đồng ý và đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ ký vào giấy tình nguyện tham gia nghiên cứu và mỗi bệnh nhân được cấp một mó số nghiờn cứu để theo dừi suốt quỏ trỡnh nghiờn cứu.

- Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu định tính:

Để phõn tớch và làm rừ hơn vấn đề nghiờn cứu, cỏc đối tượng sau đõy đã được chọn vào mẫu nghiên cứu định tính:

+ Chọn có chủ đích 18 cán bộ làm việc tại 6 cơ sở điều trị Methadone để phỏng vấn sâu, mỗi cơ sở chọn 03 người: 01 người là Trưởng cơ sở điều trị; 01 người là cán bộ tư vấn; 01 người là cán bộ hành chính.

+ Chọn có chủ đích 12 cán bộ ban, ngành tại 6 quận/huyện triển khai mô hình điều trị Methadone để phỏng vấn sâu, mỗi quận/huyện chọn 02 cán bộ: 01 đại diện công an quận/huyện và 01 đại diện ngành lao động thương binh xã hội quận/huyện.

+ Chọn có chủ đích 04 cán bộ lãnh đạo (mỗi thành phố 2 người): 01 lãnh đạo Sở Y tế, 01 lãnh đạo Trung tâm phòng, chống AIDS thành phố.

+ Chọn ngẫu nhiên 30 người nhà của bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone tại 6 cơ sở điều trị để phỏng vấn sâu (mỗi cơ sở chọn 5 người nhà): người nhà được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách bệnh nhân đang tham gia điều trị Methadone. Cứ 10 bệnh nhân chọn 1 người nhà, đến khi đủ 5 người/ cơ sở điều trị thì dừng lại.

Tổng số mẫu nghiên cứu định tính là 64 người tham gia phỏng vấn sâu.

+ Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn tiến hành 02 lần lấy phiếu thăm dò ý kiến của bệnh nhân đang tham gia mô hình điều trị Methadone về mức độ hài lòng của bệnh nhân đối với quy trình điều trị Methadone đang triển khai. Việc lấy phiếu thăm dò ý kiến được tiến hành tại 6 cở sở điều trị, mỗi cơ sở lấy 100 phiếu tại các thời điểm cuối năm 2009 và cuối năm 2010. Bệnh nhõn được lựa chọn ngẫu nhiờn, giải thớch rừ về mục đớch của việc lấy phiếu xin ý kiến, phiếu không ghi tên người trả lời (phiếu vô danh), bệnh nhân sẽ tự lựa chọn phương án trả lời, sau đó tự bỏ phiếu vào “thùng thư xin ý kiến đặt tại cơ sở điều trị Methadone”. Khi đủ 100 phiếu, nhóm nghiên cứu mở thùng phiếu và xử lý kết quả. Tổng số phiếu là 600 phiếu/1 lần x 2 lần = 1200 phiếu.

2.2.2.2. Nội dung và các chỉ số nghiên cứu mô tả cắt ngang

Bao gồm các nội dung, chỉ số mô tả thực trạng sử dụng ma túy và một số ảnh hưởng đến sức khỏe và xã hội của người nghiện ma túy trước khi tham gia mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone

* Đặc điểm xã hội học, việc làm và thu nhập:

- Giới tính, tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tình trạng việc làm, mức thu nhập hàng tháng.

* Tiền sử sử dụng ma túy: Tuổi bắt đầu sử dụng ma túy, số năm sử dụng ma tuý, loại ma túy đã sử dụng, cách sử dụng ma túy, tiền sử đã tham gia cai nghiện ma túy, lý do tái nghiện, sốc thuốc do sử dụng ma túy quá liều, tỷ lệ xét nghiệm nước tiểu dương tính với ma túy.

* Tình trạng và nguy cơ mắc một số bệnh: Tình trạng nhiễm HIV (+).

Tỷ lệ % nhiễm vi rút viêm gan B (+). Tỷ lệ % nhiễm vi rút viêm gan C (+).

* Hành vi nguy cơ cao: Sử dụng chung BKT khi tiêm chích ma túy.

Hành vi liên quan đến QHTD trong 30 ngày qua.

* Tình trạng vi phạm pháp luật: Tỷ lệ % có hành vi vi phạm pháp luật, tỷ lệ % có tiền án, tỷ lệ % tiền sự, tỷ lệ % hành vi bạo lực gia đình.

* Trạng thái sức khỏe, tâm thần trước điều trị: Tỷ lệ % bệnh nhân có vấn đề sức khỏe trong vòng 30 ngày qua. Bệnh nhân tự đánh giá về chất lượng cuộc sống. Bệnh nhân tự đánh giá về mức độ hài lòng đối với sức khỏe.

* Thực trạng tiếp cận và mức độ sử dụng dịch vụ: Tỷ lệ % tiếp cận các dịch vụ y tế. Tỷ lệ % tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ xã hội.

2.2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu mô tả cắt ngang Thu thập các thông tin của đối tượng nghiên cứu tại thời điểm trước khi tham gia điều trị bằng thuốc Methadone:

- Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 965 bệnh nhân tham gia nghiên cứu bằng bộ câu hỏi cấu trúc/bán cấu trúc thiết kế theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và đã được chỉnh sửa cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế của Việt Nam.

- Phỏng vấn sâu các đối tượng là cán bộ lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Thành phố, cán bộ làm việc trực tiếp tại cơ sở điều

trị Methadone, cán bộ các ban ngành đoàn thể có liên quan của các quận có cơ sở điều trị Methadone.

- Sử dụng bảng kiểm để quan sát mô tả, trích lục các thông tin trong hồ sơ bệnh án của bệnh nhân, báo cáo lưu trữ để đánh giá tác động của việc điều trị Methadone đối với sức khỏe thể chất, tâm thần, hành vi, xã hội và chất lượng sống của bệnh nhân.

- Xét nghiệm nước tiểu bệnh nhân để tìm chất ma túy dạng thuốc phiện và xét nghiệm máu để xác định tình trạng nhiễm HIV, nhiễm vi rút viêm gan B, nhiễm viêm gan C. Các xét nghiệm máu và nước tiểu được thực hiện tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS TP. Hải Phòng và Trung tâm Y tế dự phòng TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w