Bảng 3.4. Tuổi sử dụng ma túy lần đầu Nhóm tuổi
TP. Hải Phòng (n=467)
TP. Hồ Chí Minh (n=498)
Chung (n=965)
SL % SL % SL %
Dưới 20 147 31,5 299 60,0 446 46,2
Từ 20-24 141 30,2 148 29,7 289 30,0
Từ 25-29 97 20,8 39 7,9 136 14,1
Từ 30 trở lên 82 17,5 12 2,4 94 9,7
Tuổi lần đầu sử dụng ma túy ở nhóm dưới 20 chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 20 - 24 (30,0%), nhóm tuổi từ 25 - 29 (14,1%) và nhóm từ 30 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất (9,7%). Ở TP. Hồ Chí Minh số bệnh nhân sử dụng ma túy ở độ tuổi dưới 20 chiếm tỷ lệ rất cao (60%), gần gấp 2 lần so với bệnh nhân ở TP. Hải Phòng là 31,5%.
Bảng 3.5. Thời gian sử dụng ma túy
Số năm sử dụng ma túy
TP. Hải Phòng (n=467)
TP. Hồ Chí Minh (n=498)
Chung (n=965)
SL % SL % SL %
Từ 1 năm trở xuống 2 0,4 6 1,2 8 0,8
Trên 1 năm - 5 năm 116 24,8 235 47,2 351 36,4
Trên 5 năm -10 năm 229 49,1 217 43,6 446 46,2
Trên 10 năm 120 25,7 40 8,0 160 16,6
Thời gian nghiện ma túy từ trên 5 năm - 10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (46,2%), tiếp đến là từ trên 1 năm - 5 năm (36,4%), trên 10 năm (16,6%) và từ 1 năm trở xuống chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,8%).Ở TP. Hồ Chí Minh, số bệnh nhân có thời gian nghiện ma túy từ ≤ 5 năm chiếm tỷ lệ cao hơn (47,2%) so với TP. Hải Phòng (24,8%). Số bệnh nhân nghiện trên 10 năm ở TP. Hải Phòng chiếm tỷ lệ cao (25,7%)
Bảng 3.6. Loại ma túy thường sử dụng Loại ma túy
sử dụng
TP. Hải Phòng (n=467)
TP. Hồ Chí Minh (n=498)
Chung (n=965)
TS % TS % TS %
Heroin 375 80,3 434 87,1 809 83,8
Thuốc phiện 117 25,1 27 5,4 144 14,9
Ma túy tổng hợp 47 10,1 64 12,9 111 11,5
Cần sa 41 8,8 104 20,9 145 15,0
Tân dược gây
nghiện 44 9,4 148 29,7 192 19,9
Loại ma túy là Heroin được bệnh nhân sử dụng nhiều nhất (83,8%), thuốc tân dược gây nghiện (19,9%), cần sa (15%), thuốc phiện (14,9%), ma túy tổng hợp thấp nhất (11,5%). Tuy nhiên, tình hình sử dụng ma túy tại 2 thành phố có sự khác nhau, tỷ lệ sử dụng thuốc phiện tại TP. Hải Phòng cao
hơn gấp gần 5 lần so với bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ sử dụng Cần sa ở TP. Hồ Chí Minh lại cao hơn 2,5 lần so với bệnh nhân ở Hải Phòng.
Bảng 3.7. Cách thức sử dụng ma túy Đường dùng
Ma túy
TP. Hải Phòng (n=467)
TP. Hồ Chí Minh (n=498)
Chung (n=965)
TS % TS % TS %
Uống (cắn) 38 8,1 114 22,9 152 15,8
Hít 39 8,4 13 2,6 52 5,4
Hút 408 87,4 469 94,2 877 90,9
Tiêm dưới da 3 0,6 4 0,8 7 0,7
Tiêm chích vào
ven (mạch máu) 375 80,3 423 84,9 798 82,7
Cách sử dụng ma túy nhiều nhất là hút (90,9%), tiếp đến là đường tiêm chích vào mạch máu (82,7%), các đường khác chiếm tỷ lệ thấp như: đường uống (15,8%), hít (5,5%), tiêm dưới đa chiếm tỷ lệ thấp nhất (0,7%). Bệnh nhân ở TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ sử dụng đường uống (cắn) khá cao (22,9%).
Sử dụng bằng đường tiêm chích ở 2 thành phố tương đương nhau và ở mức cao trên 80%. Có 4 bệnh nhân vừa tiêm chích đường tĩnh mạch vừa tiêm đường dưới da.
3.1.2.2. Tình trạng tái nghiện ma túy của bệnh nhân sau cai nghiện Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân đã từng tham gia cai nghiện ma túy
Cai nghiện ma túy
TP. Hải Phòng (n=467)
TP. Hồ Chí Minh (n=498)
Chung (n=965)
SL % SL % SL %
Đã từng cai
nghiện 451 96,6 494 99,2 945 97,9
Chưa bao giờ cai 16 3,4 4 0,8 20 2,1
Tuyệt đại đa số BN (97,9%) đã từng tham gia cai nghiện ma túy ít nhất một lần nhưng bị thất bại. Chỉ có 2,1% bệnh nhân là chưa từng tham gia cai nghiện ma túy.
Bảng 3.9. Thời gian bệnh nhân tái nghiện sau khi cai nghiện Thời gian
TP. Hải Phòng (n=451)
TP. Hồ Chí Minh (n=494)
Chung (n=945)
SL % SL % SL %
Dưới 1 tháng 25 5,5 23 4,7 48 5,1
Từ 1- 6 tháng 152 33,7 99 20,0 251 26,6
> 6 tháng -1 năm 133 29,5 54 10,9 187 19,8
Trên 1 năm 141 31,3 318 64,4 459 48,6
Thời gian từ khi cai nghiện đến khi tái nghiện lâu nhất là trên 1 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (48,6%), tiếp đến là từ 1 - 6 tháng (26,6%), từ trên 6 tháng đến 1 năm (19,8%) và dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ thấp nhất (5,1%). Bệnh nhân tại TP. Hồ Chí Minh có tỷ lệ tái nghiện sau thời gian trên 1 năm cao nhất (64,4%) và cao hơn gấp 2 lần so với bệnh nhân ở TP. Hải Phòng.
Bảng 3.10. Lý do tái nghiện ma túy Lý do
TP. Hải Phòng (n=451)
TP. Hồ Chí Minh (n=494)
Chung (n=945)
TS % TS % TS %
Bạn bè rủ rê 239 51,2 295 59,2 534 55,3
Thèm muốn ma
túy 340 72,8 334 67,1 674 69,8
Buồn chán, thất
vọng 214 45,8 229 46,0 443 45,9
Khác 28 6,0 20 4,0 48 5,0
Lý do tái nghiện ma túy được bệnh nhân đưa ra chiếm tỷ lệ cao nhất là do thèm muốn (69,8%), tiếp đến là do bạn bè rủ rê (55,3%), do buồn chán, thất vọng (45,9%) và lý do khác (5,0%).
3.1.2.3. Tình trạng sốc thuốc do sử dụng ma túy
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân đã bị sốc do sử dụng ma túy quá liều Sốc do sử dụng
ma túy
TP. Hải Phòng (n=467)
TP. Hồ Chí Minh (n=498)
Chung (n=965)
SL % SL % SL %
Đã từng bị sốc 61 13,1 101 20,3 162 16,8
Chưa bao giờ sốc 406 86,9 397 79,7 803 83,2
Tỷ lệ BN đã từng bị sốc do sử dụng ma túy quá liều là 16,8%, trong đó bệnh nhân đã từng bị sốc tại TP. Hồ Chí Minh cao hơn (20,3%) so với bệnh nhân tại TP. Hải Phòng.