Tình hình chung của hai thành phố

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 96 - 99)

Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng là hai trong năm thành phố trực thuộc Trung ương. TP. Hồ Chí Minh vừa là đô thị loại đặc biệt vừa là thành phố đông dân nhất Việt Nam, (dân số năm 2011 là 7.521.138 người), TP. Hải Phòng là đô thị loại 1, đồng thời là thành phố lớn thứ 3 và đông dân thứ 3 của Việt Nam (dân số năm 2011 là 1.907.705 người) [52].

Dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, là môi trường thuận lợi để các tệ nạn xã hội và ma túy, mại dâm ngày càng trầm trọng, hệ quả của nó là tỷ lệ nhiễm HIV ngày càng gia tăng.

Theo báo cáo của TP. Hồ Chí Minh, số trường hợp nhiễm HIV còn sống tại thành phố rất lớn, đứng đầu cả nước, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện là người nghiện chích ma túy vẫn chiếm chủ yếu, trong 6 tháng đầu năm 2012 tỷ lệ này là 37,3%. Kết quả giám sát trọng điểm qua các năm cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tiêm chích ma túy (TCMT) ở TP. Hồ Chí Minh luôn ở mức rất cao, đứng thứ 2 cả nước sau tỉnh Điện Biên [43], [50].

TP. Hải Phòng có số trường hợp nhiễm HIV còn sống đứng thứ 3 cả nước với 6.890 người vào 30/6/2012, tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện do lây nhiễm qua đường máu vẫn chiếm phần lớn các trường hợp nhiễm HIV (62% trong năm 2011), tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm TCMT tại Hải Phòng

vẫn ở mức cao, đứng thứ 6 cả nước, số nghiện ma túy của Hải Phòng theo ước tính là 9.000 - 10.000 người [43], [49].

Về giới tính: Kết quả điều tra tại TP. Hồ Chí Minh và TP. Hải Phòng cho thấy người nghiện ma túy chủ yếu là nam giới với tỷ lệ 94,9%. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với báo cáo của Bộ Công an, năm 2013 về giới tính của người nghiện ma túy trong toàn quốc là nam giới chiếm tỷ lệ 96%, nữ giới là 4% [2]. Các kết quả nghiên cứu khác cũng cho thấy người nghiện ma túy chủ yếu là nam giới: Nghiên cứu của Vũ Văn Chiểu và Nguyễn Thị Minh Tâm về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tình dục không an toàn của người tiêm chích ma túy tại Việt Nam (2008) tỷ lệ nam giới là 89,6% [23]; Nghiên cứu của Cao Kim Vân và cộng sự về kết quả điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone tại phòng khám ngoại trú quận 4, TP. Hồ Chí Minh (2008), tỷ lệ nam giới là 93,1% [58]; Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV của các học viên nghiện chích ma túy tại trung tâm giáo dục dạy nghề 05-06 TP. Đà Nẵng (2008 - 2009) của Phạm Thị Đào, giới tính chủ yếu là nam giới với tỷ lệ 92% [30].

Về độ tuổi: Theo báo cáo của Bộ Công an, năm 2012 người nghiện ma túy trong toàn quốc đang có xu hướng trẻ hóa, độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 50,2%, theo kết quả nghiên cứu này người nghiện ma túy chủ yếu có độ tuổi trên 30 tuổi chiếm tỷ lệ 56,5%. Lý do của sự khác biệt này có thể giải thích được do có sự ưu tiên trong chọn đối tượng tham gia điều trị Methadone (Người bệnh được ưu tiên lựa chọn khi có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau: Người nghiện CDTP bằng đường tiêm chích; Thời gian nghiện ít nhất 03 năm; Đã cai nghiện nhiều lần bằng các phương pháp khác nhưng vẫn tái nghiện; Những người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS). Vì vậy, có ảnh hưởng đến độ tuổi của kết quả nghiên cứu cũng như một số đặc điểm khác của người nghiện ma túy trong kết quả nghiên cứu này.

Về tình trạng hôn nhân: Người nghiện ma túy tại 2 thành phố tham gia nghiên cứu chủ yếu là độc thân (63,9%), tỷ lệ đang có vợ/chồng chỉ chiếm 36,1%, kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Quang (2011) [46], người TCMT có tình trạng độc thân là chủ yếu chiếm tỷ lệ 55,3%, kết quả nghiên cứu của Vũ Văn Chiểu và Nguyễn Thị Minh Tâm (2008) tình trạng độc thân là 62% [23], kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2008 - 2009) là 73,3%, kết quả nghiên cứu của Trương Tấn Minh và cộng sự (2008) là 74,7% [42]. Điều tra của Ngân hàng thế giới năm 2011 tại 7 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Phước, Bình Dương, Long An và Sóc Trăng cũng cho thấy tỷ lệ người TCMT độc thân và sống cùng bố mẹ cũng rất cao, do người nghiện ma túy thường là những người trẻ (trong độ tuổi từ 20 - 39) nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập gia đình cũng như duy trì tình trạng hôn nhân bền vững [27].

Kết quả nghiên cứu về trình độ học vấn cho thấy người nghiện ma túy có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (45,5%), tiếp đến là trình độ từ phổ thông trung học trở lên (44,0%), thấp nhất là trình độ từ tiểu học trở xuống (10,5%). Kết quả nghiên cứu của đề tài này phù hợp với kết quả một số nghiên cứu khác, trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất, như nghiên cứu của Vũ Văn Chiểu và Nguyễn Thị Minh Tâm (2008), tỷ lệ này là 46,0%, của Nguyễn Anh Quang (2011) là 58,3%, nghiên cứu của Hoàng Huy Phương và cộng sự (2009) 54% có trình độ trung học cơ sở [45], nghiên cứu của Trương Tấn Minh và cộng sự (2008) người nghiện ma túy có trình độ trung học cơ sở cao nhất (46,2%). Kết quả trên cũng tương tự như một số kết quả nghiên cứu khác đó là người nghiện ma túy rất đa dạng, phong phú; ma túy đã xâm nhập vào mọi tầng lớp xã hội không chỉ là những người có trình độ thấp, thất nghiệp như trước đây mà hiện nay nhiều người nghiện ma tuý có trình độ đại học, sau đại học, có việc làm cũng bị ma túy lôi kéo [25], [41], [44]. Theo báo cáo của Văn phòng Thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy, Bộ

Công an và Bộ LĐ-TB&XH số cán bộ công chức nghiện ma túy năm 2009 là 1.386 người, số học sinh, sinh viên nghiện ma túy là 2.058 người [2].

4.1.2. Thực trạng sử dụng ma túy của bệnh nhân trước khi tham gia mô

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w