Bảng 3.29. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật và bạo lực gia đình trước và sau điều trị Methadone (n=751)
Chỉ tiêu đánh giá Trước ĐT Sau 12 tháng
Sau 24 tháng
SL % SL % SL %
Có hành vi vi
phạm pháp luật 294 39,1 20 2,7 12 1,6
CSHQ; p CSHQ (p1-2) = 93,1%; CSHQ (p1-3) = 95,9%;
p<0,001) Có hành vi bạo lực
gia đình 652 86,8 36 4,8 17 2,3
CSHQ; p CSHQ (p1-2) = 94,6%; CSHQ(p1-3) = 98,1%;
p<0,001)
- Tỷ lệ BN có hành vi vi phạm pháp luật từ 39,1% (trước ĐT) đã giảm xuống 2,7% (sau 12 tháng ĐT) và 1,6% (sau ĐT). Sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ là rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001); CSHQ đạt 93,1% và 95,9%.
- Tỷ lệ BN có hành vi bạo lực gia đình từ 86,8% (trước ĐT) đã giảm xuống 4,8% (sau 12 tháng ĐT) và 2,3% (sau ĐT). Sự khác biệt giữa 2 tỷ lệ là rất có ý nghĩa thống kê (p<0,001); CSHQ đạt 94,6% và 98,1%.
Mô hình thực sự đã đem lại sự thay đổi đáng mừng, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như cả gia đình được cải thiện đáng kể.“ Thay đổi nhiều chứ. Chẳng hạn trước kia anh ấy cùng quẫn lên, khi không có ma túy thì hay cáu bẳn, những lúc đấy cứ phải nhịn anh ấy, kệ anh ấy, cứ qua lúc đấy thì anh ấy thôi. Nhưng bây giờ là hết, mà tiền nong không xin bao giờ,
người thì cứ béo tốt lên, đẹp ra. Thì bác nghĩ là anh ấy như thế là tiến triển tuyệt đối. Mà nói đúng ra sự cố gắng của anh ấy cũng nhiều. Cho nên bác cũng rất yên tâm, đợt vừa rồi anh ấy lại xin uống giảm liều xuống đấy, giảm bao nhiêu thì bác không biết.” (Người nhà bệnh nhân ở TP. Hải Phòng).
Môi trường sống của cộng đồng nơi triển khai mô hình Methadone cũng có những thay đổi tích cực, nhất là về mặt an ninh và trật tự xã hội.
“Trước đây những đối tượng này thường có những hành vi như trộm cắp, nhặt nhạnh con gà, con vịt của hàng xóm, từ khi họ được tham gia mô hình này thì tỷ lệ mất cắp vặt đã giảm hẳn. Vì trước đây họ cần phải kiếm tiền để thỏa mãn nhu cầu ma túy của mình, bây giờ họ không cần, họ không có nhu cầu kiếm tiền một cách cấp thiết lắm" (Đại diện chính quyền địa phương ở TP. Hải Phòng).
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm (n=751)
Tỷ lệ BN có việc làm tăng từ 55,7% (trước ĐT) lên 62% (sau 12 tháng ĐT) và 75,9% (sau 24 tháng ĐT), CSHQ đạt 11,3% và 36,3% (χ2=70,25;
p<0,001).
“Sau khi tham gia mô hình và được uống thuốc nhìn chung đa số họ đã thay đổi nhân cách theo chiều hướng tốt lên, một số người đã tự đi kiếm được việc làm và đi làm kiếm tiền nuôi sống bản thân và một phần giúp đỡ gia đình.
CSHQ = 11,3% và 36,3%
Nhìn chung các đối tượng tham gia mô hình này ngày một tốt lên”.(Đại diện chính quyền địa phương ở TP. Hải Phòng).
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ bệnh nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần (n=751) Tỷ lệ BN có vấn đề sức khỏe tâm thần từ 61,7% (trước ĐT) giảm xuống 34,6% (sau 12 tháng ĐT) và 38,7% (sau 24 tháng ĐT), CSHQ đạt 43,9% và 37,3% (χ2=128,68; p<0,001). Về tình trạng trầm cảm của người TCMT đang được điều trị bằng Methadone được tính theo trung bình tổng điểm Kessler (thang đo mức độ trầm cảm), kết quả đã giảm từ mức độ có nguy cơ trung bình xuống mức độ không có nguy cơ sau 12 tháng điều trị.
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ BN tự đánh giá có chất lượng cuộc sống tốt (n=751)
CSHQ = 250% và 267,3%
Tỷ lệ BN có chất lượng cuộc sống từ tốt trở lên từ 15% (trước ĐT) đã tăng lên 52,5% (sau 12 tháng ĐT) và 55% (sau 24 tháng ĐT), CSHQ đạt 250% và 267,3% (χ2=312,14; p<0,001).
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân hài lòng với sức khỏe (n=751)
Tỷ lệ BN hài lòng với sức khỏe của mình từ 80,9% (trước ĐT) đã tăng lên 94% (sau 12 tháng ĐT) và 94,1% (sau 24 tháng ĐT), CSHQ đạt 16,2% và 16,3% (χ2=88,16; p<0,001).
Bảng 3.30. Tỷ lệ bệnh nhân tiếp cận, sử dụng dịch vụ y tế và dịch vụ hỗ trợ xã hội trước và sau điều trị Methadone (n=751)
Chỉ tiêu đánh giá Trước ĐT Sau 12 tháng
Sau 24 tháng
SL % SL % SL %
Tiếp cận, sử dụng
DV y tế 569 75,8 578 76,9 610 81,2
Tiếp cận, sử dụng
DV hỗ trợ xã hội 105 14 103 13,7 117 15,7
Tỷ lệ BN tiếp cận và sử dụng DVYT, như can thiệp giảm tác hại, truyền thông thay đổi hành vi,… tương đối cao, từ 75,8% (trước ĐT), sau đó tiếp cận điều trị Methadone là 76,9% (sau 12 tháng ĐT) và sau đó các dịch vụ chuyển tuyến được tăng cường lên 81,2% (sau 24 tháng ĐT).
χ2=88,16; CSHQ = 16,3%
Tỷ lệ BN tiếp cận và sử dụng DVXH không có sự thay đổi đáng kể và vẫn ở mức độ rất thấp từ 14% (trước ĐT) đến 15,7% (sau 24 tháng ĐT).
“Vấn đề quan trọng nhất là người bệnh đến nơi mà người ta cảm thấy thuận lợi, an toàn; thứ hai là người ta biết rằng đến đó sẽ được hưởng toàn bộ dịch vụ trọn gói, tức là những nhu cầu của đối tượng ngoài uống Methadone thì đều được đáp ứng; thứ ba là việc điều trị Methadone gắn liền với các dịch vụ chăm sóc và điều trị y tế khác, kết hợp với các biện pháp giảm tác hại khác như cung cấp bơm kim tiêm, bao cao su hoặc điều trị ARV, nếu bệnh nhân đang điều trị ARV thì bác sỹ điều trị ARV, tư vấn viên về điều trị ARV sẽ dễ dàng phối hợp với bác sỹ điều trị Methadone và tư vấn điều trị Methadone. Như vậy chăm sóc cho người bệnh sẽ tốt hơn rất nhiều, chưa kể nếu có những bệnh nhân vừa là bệnh nhân AIDS đang điều trị ARV, vừa là bệnh nhân Lao đang điều trị thuốc chống Lao. Ủy ban phòng, chống AIDS đã đưa ra quy định không để cơ sở điều trị Methadone riêng lẻ mà chung trong trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng” (Lãnh đạo sở y tế TP. Hồ Chí Minh).