Điều trị thay thế bằng thuốc Methadone tại Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 45 - 48)

Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của điều trị bằng Methadone, tuy nhiên đến thời điểm Bộ Y tế triển khai mô hình “thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng”, tại Việt Nam mới chỉ có duy nhất một nghiên cứu của Viện Sức khoẻ Tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai về điều trị bằng Methadone.

Nghiên cứu đã được triển khai tại thành phố Hà Nội (với 68 người tiêm chích ma túy) và Hải Phòng (với 74 người tiêm chích ma túy), thời gian từ 1996 đến năm 2002, mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của điều trị duy trì bằng

Methadone cho người sử dụng ma túy [60]. Năm 2005, nghiên cứu này đã được Hội đồng khoa học công nghệ Bộ Y tế nghiệm thu với kết quả cho thấy:

- Điều trị bằng Methadone đó làm giảm rừ rệt hành vi sử dụng CDTP bất hợp pháp: Tỷ lệ người sử dụng ma túy giảm từ 100% trước điều trị xuống 18% sau 6 tháng và chỉ còn 9% sau 2 năm điều trị.

- Hiệu quả giảm sử dụng các CDTP qua đường tiêm chích. Trước điều trị 35,48% tiêm chích ma túy, sau 01 tháng điều trị tỷ lệ này giảm xuống còn 3,22% và sau 18 tháng không còn trường hợp nào tiêm chích ma túy, trong số bệnh nhân tham gia nghiên cứu không có trường hợp nào nhiễm HIV mới trong quá trình nghiên cứu.

- Hiệu quả làm giảm các tội phạm hình sự: trước điều trị bằng Methadone có 13% người có tiền án tiền sự chủ yếu do hành vi trộm cắp, buôn bán chất ma túy. Trong suốt quá trình điều trị bằng Methadone chỉ có 1 đối tượng bị phạm tội buôn bán Heroin.

Kết quả nghiên cứu trên đã bước đầu cho thấy hiệu quả của điều trị bằng Methadone trong điều trị nghiện ma túy và dự phòng lây nhiễm HIV.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là kết quả nghiên cứu ban đầu, ở quy mô nhỏ, trong môi trường bệnh viện. Do vậy, cần có những nghiên cứu về điều trị Methadone ngoài cộng đồng, với quy mô lớn hơn để đánh giá được tính an toàn, hiệu quả đối với người bệnh, gia đình và xã hội, sự chấp nhận và tác động của điều trị Methadone đối với cộng đồng.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG, CHẤT LIỆU, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1.1. Đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng

965 người nghiện ma túy tham gia mô hình "Thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone" tại 6 cơ sở điều trị Methadone của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng.

Tiêu chuẩn chọn đối tượng vào mẫu nghiên cứu:

a) Là người nghiện ma túy đã được lựa chọn vào mô hình "Thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone" tại 6 cơ sở điều trị Methadone của thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng.

Để được lựa chọn vào tham gia mô hình trên, đối tượng phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại “Hướng dẫn điều trị thay thế nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone và hướng dẫn tổ chức thực hiện” do Bộ Y tế ban hành. Cụ thể:

- Là người nghiện các CDTP theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Bộ Y tế.

- Từ 18 tuổi trở lên (trường hợp người từ 16 đến dưới 18 tuổi thì cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó phải tự nguyện và cam kết bằng văn bản về tuân thủ phác đồ điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone).

- Phải có đơn tự nguyện tham gia điều trị bằng thuốc Methadone.

- Không có chống chỉ định sử dụng thuốc Methadone.

- Đã được Ban xét duyệt của UBND xã/phường xét chọn và giới thiệu đến cơ sở điều trị Methadone.

Ngoài các tiêu chuẩn trên, do các địa phương có rất nhiều người nghiện

có nhu cầu tham gia điều trị bằng Methadone. Trong khi đó, giai đoạn thí điểm này Chính phủ chỉ cho phép mỗi thành phố lựa chọn 3 cơ sở điều trị với tổng số không quá 750 người/1 thành phố. Do vậy, Bộ Y tế đã hướng dẫn thêm về tiêu chuẩn ưu tiên lựa chọn bệnh nhân tham gia điều trị Methadone khi có ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:

+ Người nghiện các chất dạng thuốc phiện sử dụng bằng đường tiêm chích;

+ Thời gian nghiện ít nhất 03 năm;

+ Đã cai nghiện nhiều lần bằng các phương pháp khác nhưng vẫn tái nghiện;

+ Những người tích cực tham gia các hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại địa phương.

b) Tự nguyện tham gia nghiên cứu: Những bệnh nhân đạt tiêu chuẩn nêu trên được mời tham gia nghiên cứu trong ngày đầu tiên khi họ tới cơ sở điều trị Methadone. Nếu bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu này vẫn được tham gia điều trị Methadone như bình thường.

Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng: không tự nguyện tham gia nghiên cứu.

2.1.1.3. Đối tượng tham gia nghiên cứu định tính 64 người được mời tham gia nghiên cứu, gồm:

- 18 cán bộ làm việc tại 6 cơ sở điều trị Methadone.

- 16 cán bộ đại diện lãnh đạo các ban ngành của 2 thành phố và các quận/ huyện nơi triển khai mô hình điều trị Methadone.

- 30 người nhà của một số bệnh nhân đang điều trị Methadone.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (2009 2011) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(145 trang)
w