Phân tích kết quả phiếu thăm dò ý kiến của bệnh nhân tại 6 cơ sở điều trị Methadone về quy trình điều trị được áp dụng cho thấy đa số các ý kiến phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ đang được cung cấp tại các cơ sở điều trị Methadone (CSĐT). Mô tả và đánh giá chi tiết các quy trình, dịch vụ cụ thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3.1. Mức độ hài lòng của bệnh nhân về các bước trong qui trình điều trị Methadone
Kết quả nghiên cứu cho thấy 90% bệnh nhân hài lòng với các quy trình cụ thể của mô hình: quy trình xét chọn, tiếp đón, khám, tư vấn và xét nghiệm 80% bệnh nhân tại thành phố Hải Phòng và trên 90% bệnh nhân tại thành phố Hồ Chí Minh cho rằng mô hình Methadone là rất tốt với họ.
3.2.2.1. Về xét chọn bệnh nhân tham gia điều trị
Kết quả nghiên cứu cho thấy những tiêu chí lựa chọn bệnh nhân tham gia nghiên cứu theo quy định của Bộ Y tế và được áp dụng tại các cơ sở thí điểm mô hình là cần thiết, không quá phức tạp cho người bệnh tham gia và phù hợp với địa phương. Tuy vậy, tiêu chí ưu tiên xét chọn người nghiện tái
hòa nhập cộng đồng chưa được người tham gia mô hình hiểu đúng và đủ, đồng thời chưa tạo được sự công bằng cho người cai nghiện ở các cơ sở tư nhân. “Ở quận em ưu tiên rất nhiều cho những người cai nghiện hồi gia”
(Nhân viên cơ sở điều trị Methadone - TP. Hồ Chí Minh)
Ngoài ra, tiêu chuẩn về thời gian cai nghiện thay đổi (trên 1 năm, trên 6 tháng, hoặc trên 1 tháng) cũng gây khó khăn trong việc chọn lựa bệnh nhân tham gia mô hình của cơ sở điều trị.
“Trước đây quy định tiêu chuẩn chọn bệnh nhân là phải cai nghiện trên một năm, rồi sau đó sửa lại trên 6 tháng, sau đó trên một tháng, bây giờ lại quay lại là trên sáu tháng nên nhiều người phàn nàn.” (Nhân viên CSĐT - TP. Hồ Chí Minh)
Tuy nhiên trong quá trình triển khai, Ban chỉ đạo cũng đã có những điều chỉnh kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
“Việc xét duyệt trước đây chỉ ưu tiên cho người dân trong quận, nhưng hiện nay tôi được biết ban chỉ đạo phòng chống tội phạm và ma túy đã đồng ý để các đối tượng ở quận khác đến đăng ký được chấp nhận, thậm chí là những người không thuộc đối tượng cai nghiện bắt buộc về nếu tự nguyện thì cũng có thể đến đăng ký được.” (Nhân viên CSĐT - TP. Hồ Chí Minh)
Quy trình xét chọn bệnh nhân được tiến hành theo hướng dẫn của Bộ Y tế, thời gian tổ chức xét chọn tùy thuộc vào số lượng đơn xin xét chọn thực tế tại địa phương. Trung bình khoảng 2 - 3 tuần nhưng cũng có thể tới 3 tháng mới tổ chức xét chọn một lần. Thời gian trung bình từ khi bệnh nhân nộp đơn xin xét chọn cho đến khi nhận được thông báo kết quả, đối với bệnh nhân cư trú trong quận là 15 - 30 ngày. Đối với những bệnh nhân ở ngoài quận thì lâu hơn, thường từ 1,5 - 2 tháng do mất thời gian xác minh lý lịch và họ chỉ là đối tượng được bổ sung khi còn thừa chỉ tiêu.
“Ưu tiên người có hộ khẩu ở quận 4, mình ở quận 7 nộp hồ sơ ở đây cũng được chấp nhận nhưng phải chờ hơn 2 tháng mới được tham gia vào mô hình này.” (Người nhà bệnh nhân - TP. Hồ Chí Minh)
Phần lớn bệnh nhân cũng như người nhà hiểu và đồng tình với những qui định này.
“Theo mình qui trình đăng ký điều trị nghiêm túc vậy mới đúng. Người tha thiết đến với mình như vậy việc điều trị mới có giá trị, mình phải làm nghiêm túc nếu ai tha thiết đến với mình thì mình giúp đỡ” (Người nhà bệnh nhân - TP. Hồ Chí Minh).
Tuy vậy, một số khó khăn nổi bật về qui trình xét chọn được ghi nhận theo mức độ từ cao đến thấp bao gồm:
+ Qui trình xét chọn trải qua quá nhiều giai đoạn nên nếu không có sự trợ giúp, động viên từ gia đình thì bệnh nhân không đủ kiên nhẫn để thực hiện và chờ đợi.
+ Yêu cầu phải có giấy giới thiệu của phường cũng là một khó khăn cho người TCMT đăng ký tham gia mô hình.
“Bệnh nhân lên hỏi xin điều trị rất nhiều nhưng do quy định phải có đơn xin điều trị, phải có giấy của Ủy ban nhân dân phường ký, cho nên có một số người lại không dám tiếp tục tham gia nữa.” (Đại diện CSĐT ở TP.
Hồ Chí Minh).
+ Việc xác minh lý lịch cho các đối tượng thường trú ở ngoài quận/huyện đặt CSĐT (ở thành phố Hồ Chí Minh) tốn nhiều thời gian.
“Đối với các trường hợp người quận khác đến xin điều trị, mình phải liên hệ phòng Lao động - Thương binh - Xã hội của các quận/ huyện để kiểm tra, xác minh cũng gặp khó khăn, thí dụ có những trường hợp quận tìm hoài không ra đối tượng đó, nên phải chờ họ xử lý” (Đại diện công an quận ở TP.
Hồ Chí Minh).
+ Thành viên Ban xét chọn kiêm nhiệm, có thành viên quá bận công việc nên ít tham gia, nhiều người không có hiểu biết về chuyên môn liên quan đến điều trị Methadone.
“Thật sự lãnh đạo bận trăm công nghìn việc, nên cũng có rất ít thời gian để tham gia xét chọn bệnh nhân nghiện, hơn nữa về mặt chuyên môn thì phải là ý kiến từ cán bộ của các cơ sở điều trị. Như vậy không phù hợp,cán bộ y tế không phải là trưởng ban xét chọn, mà trưởng ban lại là cán bộ của Ủy ban nhân dân quận” (Đại diện phòng LĐTBXH quận ở TP. Hải Phòng).
3.2.2.2. Quy trình tiếp nhận, khám và điều trị
Có 96% bệnh nhân tại TP.Hồ Chí Minh và 98% bệnh nhân tại TP.Hải Phòng cho rằng qui trình tiếp nhận bệnh nhân tại các CSĐT là khá hợp lý, các thủ tục hành chính dễ dàng cho bệnh nhân.
Qui trình khám và điều trị tại các CSĐT hiện đang tuân thủ khá tốt theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Có một vài góp ý nhỏ về các biểu mẫu đã được Ban chỉ đạo kịp thời sửa chữa và hoàn thiện .
Có vài ý kiến về liều khởi đầu Methadone còn chưa phù hợp, nhất là đối với bệnh nhân đang điều trị ARV, tăng liều và liều duy trì cũng cần được xem xét lại.
“Việc khởi liều 20 mg cần phải xem lại, vì riêng đặc thù của thành phố là có nhiều bệnh nhân đang điều trị ARV thì liều của bệnh nhân phải cao hơn so với những bệnh nhân khác, khởi liều 20 mg thì hầu như bệnh nhân còn mệt mỏi dữ lắm.” (Nhân viên cơ sở điều trị - TP. Hồ Chí Minh)
“Về liều khởi đầu cần xem lại, tâm lý bệnh nhân khi uống liều khởi đầu phải có tác dụng gì đấy để họ họ cảm nhận được, với một liều khởi đầu như Bộ Y tế quy định từ 15 cho đến 30 mg đối với những bệnh nhân ở đây là hơi thấp” (Nhân viên cơ sở điều trị - TP. Hồ Chí Minh)
Đây là lần đầu tiên việc điều trị Methadone được triển khai thí điểm tại Việt Nam. Vì vậy, việc xây dựng một phác đồ điều trị thực sự phù hợp với
đặc điểm người TCMT tại Việt Nam cũng cần có thời gian thử nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.2.3. Qui trình tư vấn
Trên 90% trong 600 bệnh nhân được thăm dò ý kiến cho biết hoạt động tư vấn hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của họ. Kết quả phỏng vấn người nhà bệnh nhân cũng khẳng định điều đó“Vì trước khi uống thuốc người ta cũng tư vấn cho mình biết là khi uống thì nó phát sinh vấn đề gì, điều trị ở đây thì về nhà hỗ trợ bồi dưỡng như thế nào, theo dừi như thế nào. Thỉnh thoảng mỡnh phải đến phòng tư vấn ở đây để hỏi xem điều trị thuốc này tốt không” (Người nhà bệnh nhân - TP. Hồ Chí Minh)