Quy định về M&A của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 27 - 30)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÔNG TY BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ

1.7 Mua bán và sáp nhập các công ty bảo hiểm trên thế giới và bài học

1.7.1 Quy định về M&A của một số nước trên thế giới

Trênthếgiới,sáp nhập,mualạiđượcxem xét, điều tiế chủ yếu từ góc độ của pháp luật về cạnh tranh theo cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế, tồn tại hai mô hình chính của cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế là mô hình Mỹ và mô hình Châu Âu.

- Mô hình Mỹ cấm tập trung kinh tế và độc quyền về mặt hình thức, được áp dụng ở Mỹ, Canada và nhiều nước khác.

- Mô hình Châu Âu được xây dựng dựa trên nguyên tắc kiểm soát tập trung kinh tế và hạn chế những tác động tiêu cực của nó, được áp dụng ở các nước Tây Âu, ở Úc, New Zeland, Nam Phi.

1.7.1.1 Tóm tắt pháp chế chống độc quyền của Mỹ

Nước Mỹ được coi là một trong những quốc gia có môi trường kinh doanh, môi trường cạnh tranh trật tự, ổn định và khá bình đẳng thể hiện ở chỗ đã áp dụng

hình sự hóa các chế tài trong luật chống độc quyền và mặc dù hầu hết các bang đều ban hành luật chống độc quyền, song các đạo luật như Sherman năm 1890, về định chế quản lý M&A đạo luật của Ủy ban thương mại (FTC) năm 1914, đạo luật cải tiến lĩnh vực chống độc quyền Hart-Scort-Rodino (HSR) năm 1976 của toàn liên bang vẫn được coi là cơ sở quyết định đối với tất cả các quy định cạnh tranh - độc quyền tại nước Mỹ

Luật Sherman (07/1890) là hành động đầu tiên của chính phủ Mỹ nhằm hạn chế cartels và độc quyền. Mục tiêu của đạo luật: phản đối sự liên kết của những thực thể mà có thể gây thiệt hại cho sự cạnh tranh.

Đạo luật của Ủy ban thương mại liên bang (FTC): được ban hành năm 1914 và cải tiến năm 1975. Qui định “ ngăn cấm mọi hành vi không lành mạnh đe dọa tính cạnh tranh của thị trường” và trao cho cơ quan hành pháp này chức năng độc lập thực thi các luật chống độc quyền liên bang

Đạo luật Scott-hart-Rodino (HSR) năm 1980: Củng cố những luật trước đó nhằm cover các loại hình doanh nghiệp khác nhau: công ty, doanh nghiệp cá thể, doanh nghiệp TNHH….và giới hạn cạnh tranh độc quyền, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. HSR bắt buộc các bên liên quan phải thông báo và nộp hồ sơ thẩm tra lên FTC và Bộ Tư pháp trước khi hoàn tất vụ sáp nhập. Quy định này được áp dụng đối với tất cả những vụ sáp nhập mà một trong hai bên có doanh thu trên 100 triệu USD và bên còn lại trên 10 triệu USD, với giá chuyển nhượng vượt 15 triệu USD. Nếu các công ty thuộc đối tượng trên không nộp hồ sơ cho FTC thẩm tra và Bộ Tư pháp thì sẽ bị hủy thỏa thuận chuyển nhượng và có thể bị phạt lên đến 10.000 USD/ngày.

Và từ những năm đầu thập niên 80, chính quyền liên bang đã thực hiện điều chỉnh nhiều chính sách theo hướng cho phép các vụ sáp nhập rộng rãi hơn.

Bảng hướng dẫn M&A đã được Bộ Tư pháp và FTC thiết kế năm 1992 nhằm cung cấp thêm công cụ để tất cả các bên có cơ sở trong phân tích các vụ sáp nhập được đề xuất. Bảng hướng dẫn đưa ra 5 câu hỏi phổ quát:

(1) Vụ sáp nhập có tạo ra thay đổi nào lớn theo hướng tập trung hóa thị trường không?

(2) Vụ sápnhậpcókhảnănggâyranhữnghệquảxấuchotínhcạnhtranh không?

(3) Liệu khảnăng gianhập thịtrường củacácchủthểmớicó thể kịp làm thay đổi lại tình trạng thiếu cạnh tranh không?

(4) Vụsápnhập có làmtănghiệu suất vàhiệuquảmàcácbên trongđó không thể làm được bằng một cách khác?

(5) Nếuvụsápnhậpkhôngxảyra,tàisảncủamộttrongcácbêncó bị thanh lý khỏi thị trường không?

1.7.1.2 Pháp chế độc quyền của Châu Âu

Luật cạnh tranh của EU: Hoạt động cạnh tranh tự do và không bị làm sai lệch hiện đang được phát huy và trở thành một trong số các mục tiêu mà Liên minh Châu Âu hướng tới. Ủy ban Châu Âu được giao thẩm quyền kiểm soát các dự án tập trung kinh tế quan trọng trong Liên minh Châu Âu. Ngày 21/12/1989 Quy chế 4064/89 về kiểm soát hoạt động tập trung kinh tế được thông qua. Ủy ban Châu Âu cũng đã ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Quy chế nói trên và một số nội dung của Quy chế đã được sữa đổi bổ sung bởi Quy chế số 1310/97 ngày 30/06/1997. Do nhu cầu cải cách kinh tế kiểm soát tập trung kinh tế và đúc kết những kinh nghiệm thu được, Quy chế số 139/2004 được ban hành ngày 20/1/2004 thay thế Quy chế 1310/97. Ban hành Nghị định 802/2004 hướng dẫn thi hành Quy chế số 139/2004.

Điều 3: Quy chế 139/2004 định nghĩa hoạt động tập trung kinh tế thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế là hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hay nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm soát toàn bộ một hoặc một phần của một hay nhiều doanh nghiệp khác.

Điều 4: Quy định mọi dự án tập trung kinh tế thuộc phạm vi áp dụng thủ tục kiểm soát của Liên minh Châu Âu đều phải được thông báo trước. Hồ sơ thông báo phải được lập theo mẫu và nộp cho Ủy Ban Châu Âu ngay sau khi các bên giao kết với nhau về việc tập trung kinh tế, ngay sau khi ký thỏa thuận liên kết, thỏa thuận mua

quyền kiểm soát. Nếu vi phạm thì sẽ bị hủy thỏa thuận và có thể bị xử phạt tiền lên đến 1 % tổng doanh thu của doanh nghiệp có liên quan.

Đạo luật cạnh tranh của Vương Quốc Anh: Cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế và chống độc quyền của Vương Quốc Anh là điển hình cho mô hình Châu Âu. Hoạt động cạnh tranh ở Vương quốc Anh được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật lần đầu tiên thông qua Luật về độc quyền năm 1948. Từ đó đến nay hệ thống pháp luật về cạnh tranh ở Vương quốc Anh đã được sửa đổi, bổ sung qua các văn bản quy phạm sau: Luật Thương mại, luật Cạnh tranh, Luật hành vi giá bán lại, Luật doanh nghiệp.

Và hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh ở Vương quốc Anh bao gồm Luật Thương mại năm 1973, Luật cạnh tranh nam 1998, Luật doanh nghiệp 2002. Một trong những mục đích của đạo luật này là là nhằm hòa hợp chính sách cạnh tranh của Anh với Ủy ban Châu Âu.

Mặc dù hệ thống pháp luật của từng quốc gia thuộc thành viên của Cộng đồng Châu Âu là khác nhau, nhưng quy chế về sáp nhập của cộng đồng Châu Âu được áp dụng chung và là văn bản có hiệu lực điều chỉnh cao hơn pháp luật của từng Quốc gia phê chuẩn.

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)