* Về chính sách nhân sự
Khi sáp nhập diễn ra sẽ thay đổi nhân sự cả bên mua và bên bán. Môi trường làm việc mới, các mối quan hệ mới, quy trình làm việc mới sẽ tác động đến tất cả từ cán bộ quản lý cao cấp đến nhân viên và không phải ai cũng hài lòng và thích ứng ở vị trị mới.
Công ty bảo hiểm phi nhân thọ sau sáp nhập cần xây dựng được một đội ngũ
các nhà quản lý giỏi, xác định được người có khả năng lãnh đạo, quản lý, tránh việc các bên đều mong muốn tiến cử người của mình vào mà không có năng lực.
C á c lãnh đạo doanh nghiệp thường có tâm lý bị thua thiệt và ít nhiều cũng
ảnh hưởng đền hiệu suất làm việc của họ, ban lãnh đạo cần khuyến khích động viên nắm được tâm tư nguyện vọng của họ và có chế độ đãi ngộ phù hợp như chế độ lương thưởng, cơ hội thăng tiến…
Nhân viên sa thải sau khi sáp nhập cần được giải thích lý do rõ ràng và có chếđộ bồi thường thỏa đáng để tạo sự yên tâm cho người ở lại.
*Về văn hoá công ty
Ban lãnh đạo cần quan tâm đến việc chuyển tải thông tin về sự sáp nhập cho nhân viên, khách hàng…để tránh những hiểu lầm, rắc rối, mâu thuẫn xảy ra, tạo
được niềm tin về viễn cảnh của tương lai của bảo hiểm. Trước khi tiến hành hoạt
động mua bán và sáp nhập các bên cũng cần tìm hiểu trước văn hóa công ty của đối tác vì văn hóa công là một yếu tố quyết định thành công hay thất bại của một thương vụ mua bán và sáp nhập.
Một nền văn hóa công ty mới sau sáp nhập không thể là một sự kết hợp hai cái cũ mà phải được tạo nên trên cơ sở các nổ lực của cả hai bên nhằm xây dựng một nền văn hóa công ty chung phù hợp với tình hình mới và đảm bảo việc đoàn kết nội bộ. Đội ngũ nhân viên cần được hiểu nhiệm vụ quan trọng của họ trong hoạt động kinh doanh mà không quá quan tâm đến những lợi ích cục bộ của mình.