Thực trạng mua bán và sáp nhập các công ty bảo hiểm

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 30)

Từ thập niên cuối của thế kỷ 20 cho đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, thế

giới chứng kiến tốc độ toàn cầu hóa kinh tế với quy mô chưa từng có. Toàn cầu hóa vừa tạo khả năng và cơ hội đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế của các nước, cung cấp một không gian hợp tác quốc tế rộng rãi, đồng thời lại làm trầm trọng hơn tính mất cân đối về phát triển kinh tế xã hội trong phạm vi thế giới, đặc biệt là các nước

đang phát triển và các nước đang chuyển đổi nền kinh tế. Trong tình hình toàn cầu hóa kinh tế, đặc điểm nổi bật nhất của ngành bảo hiểm là không ngừng xuất hiện việc sáp nhập đại qui mô.

Năm 1996 ở Anh, hai Công ty bảo hiểm tổng hợp lớn – Công ty Liên hợp bảo hiểm Mặt trời và Công ty bảo hiểm Hoàng Gia tuyên bố sáp nhập, hình thành Công ty bảo hiểm Liên hợp Mặt trời Hoàng Gia có trị giá là 13.267 tỷ USD, nhanh

chóng trở thành Công ty bảo hiểm tổng hợp lớn nhất nước Anh. Năm 1996 ở nước Pháp, Tập đoàn Liên hợp Bảo hiểm Paris (HAP) và Tập đoàn bảo hiểm AXA tuyên bố thực thi kế hoạch hợp nhất, tập đoàn mới quản lý khối lượng tài sản đạt tới 2.295 tỷ Franc, trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới, mà trước đó AXA còn hoàn thành kế hoạch mua vào tập đoàn bảo hiểm Quốc vệ. Tháng 7 năm 1997, tập đoàn quốc tế Hà Lan (ING) tuyên bố bỏ ra vốn 2,2 tỷ USD thu mua Công ty bảo hiểm EIC của Mỹ. Xu thế sáp nhập phát sinh trong lĩnh vực bảo hiểm có tác động rất nhanh tới lĩnh vực tái bảo hiểm. Tháng 8/1996, Công ty tái bảo hiểm Munich tuyên bố sẽ mua Công ty tái bảo hiểm của Mỹ với giá 3,3 tỷ USD, Công ty tái bảo hiểm nhóm Bermuda dùng giá trị 950 triệu USD để mua Công ty tái bảo hiểm S.A của Pháp, tập đoàn tín dụng SuSai tuyên bố ý định mua Công ty bảo hiểm Fountain của Thụy Sĩ giá trị sáp nhập của nó đạt 9,5 tỷ USD.

Việc sáp nhập đại qui mô có bối cảnh chính trị và bối cảnh kinh tế sâu sắc của nó. Từ những năm 90 trở lại đây, sự cạnh tranh giữa các nước, chủ yếu chuyển sang cạnh tranh kinh tế là chủ yếu. Do chiến tranh lạnh kết thúc, các nước đồng thời với việc triển khai cạnh tranh kịch liệt về kinh tế, cũng hướng về hợp tác điều hòa, nền kinh tế không có biên giới quốc gia được phát triển với tốc độ nhanh và thị

trường quốc tế thống nhất đang hình thành. Sau những cuộc đàm phán lâu năm, cuối cùng thì cuộc đàm phán về mậu dịch, tín dụng toàn cầu đã đạt được thỏa thuận vào ngày 13/12/1997. Hiệp định này bao gồm “Tất cả bảo hiểm và dịch vụ liên quan đến bảo hiểm” có ảnh hưởng sâu xa đến cục diện thị trường bảo hiểm tương lai của toàn cầu. Đối diện với thị trường bảo hiểm quốc tế thống nhất đang mở cửa dần dần, một số công ty bảo hiểm trước đây có địa vị lũng đọan nhất định ở thị

trường trong nước đã, hoặc là vì để kiếm được một chỗ đứng trong thị trường mở

cửa quốc tế, hoặc là vì để giữ vững được thị phần của mình sau khi thị trường nước mình mở cửa, nên việc sáp nhập hoặc thu mua công ty bảo hiểm khác là khó tránh khỏi.

Các công ty bảo hiểm thông qua việc thu mua sáp nhập, có thể không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, tiết kiệm chi phí, làm cho công ty có điều kiện khống

chế giá thành có hiệu quả. Sự hợp tác do sáp nhập sinh ra có thể làm cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí quảng cáo, hạ thấp số lượng đầu tư lớn ở thời kỳ đầu do nhu cầu khai thác thị trường mới và chi phí nhân công sinh ra do việc giành giật nhân tài. Công ty Liên hợp bảo hiểm Mặt trời Hoàng gia sau sáp nhập dự tính mỗi năm có thể do đó mà tiết kiệm chi tiêu 175 triệu GBP, tương đương với 10% tổng chi tiêu của hai công ty trước lúc sáp nhập.

Việc sáp nhập của các công ty xuyên quốc gia làm cho người mua có thể

tiến vào thị trường mới hoặc là giành được các vị trí khác nhau trên thị trường. Sau khi công ty tái bảo hiểm Munich Re mua công ty tái bảo hiểm của Mỹ, khiến thu nhập ròng về phí bảo hiểm dưới danh nghĩa của nó tăng mạnh mẽ tới 2,325 tỷ USD, không chỉ thực hiện được mục tiêu chiếm vị trí công ty tái bảo hiểm lớn thứ ba của nước Mỹ, mà còn thực hiện thành công mục đích đại quy mô tiến vào thị trường nước Mỹ.

Thông qua việc sáp nhập có thể làm cho tư bản bảo hiểm thâm nhập vào nhau. Từ việc mấy năm trước đây công ty bảo hiểm Hà Lan sáp nhập thành ING,

đến việc tập đoàn SuSai Thụy Sĩ mua và sáp nhập với tập đoàn bảo hiểm Fountain. Ngân hàng và bảo hiểm bắt tay kinh doanh đã trở thành chuyện thường thấy ở Châu Âu. Từ việc ngân hàng to nhất Canada ngày nay – Ngân hàng Hoàng Gia tuyên bố

sẽ mua bảo hiểm nhân thọ lớn nhất của Canada; tập đoàn bảo hiểm Zurich (Thụy Sĩ) và công ty thuốc lá Anh Mỹ (BAFS) sáp nhập, hình thành tập đoàn tín dụng, vốn tư bản tự có 18 tỷ USD, tổng giá trị tài sản 342 tỷ USD, mỗi lần đều tạo ra một công ty tín dụng to lớn. Ở Mỹ và Australia, người lập ra luật pháp và người giám sát quản lý thị trường cũng đang xem xét lại pháp lệnh liên quan đến việc tách bạch giữa ngân hàng và bảo hiểm. Thông qua việc sáp nhập bảo hiểm xuyên quốc gia, xuyên ngân hàng, sẽ xuất hiện một loạt tập đoàn tài chính bảo hiểm - ngân hàng đa quốc gia, vốn hùng hậu, ưu thế vượt trội.

Sang thế kỷ 21, đặc biệt trong năm 2010, những thương vụ M&A lớn mang tính toàn cầu giữa các công ty bảo hiểm phát triển mạnh mẽ do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008. Trong khi ngành bảo hiểm của các nước Châu

Âu và Châu Mỹ vẫn còn bị giám sát nghiêm ngặt từ Chính phủ thì tăng trưởng bảo hiểm chủ yếu tập trung vào khu vực Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn độ. Tại thị trường mới nổi Châu Á và Châu Mỹ La tinh, một số lượng lớn dân số ngày càng giàu đã làm tăng nhu cầu vềđa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm với doanh thu ước tính khoảng 40 tỷ USD theo báo cáo của tạp chí Swiss Re, sau đây là một số các thương vụ M&A tiêu biểu:

- Công ty bảo hiểm đa quốc gia Anh Aviva đã mua 60% cổ phần của PT Asuransi Winterhur Life Indonesia. Đây là lần đầu tiên Aviva bước chân vào thị

trường bảo hiểm Indonesia. Sau khi hợp đồng được ký kết và được cơ quan quản lý Indonesia phê duyệt, Winterhur Life đã đổi tên thành PT Asuransi Aviva Indonesia, Aviva cũng đã mở chi nhánh tại Trung quốc, Hồng Kong, Ấn độ, Hàn quốc, Srilanka, Singapore, Đài loan, Malaysia và Australia.

- Bình An (PAIGC), tập đoàn bảo hiểm lớn thứ hai ở Trung Quốc đã tham gia góp vốn thành lập công ty đầu tư cổ phiếu Châu Á Newbridge cùng với những nhà

đầu tư của Newbridge tại ngân hàng phát triển Thẩm Quyến.

- Công ty bảo hiểm Trung Quốc Everbright, liên doanh với công ty bảo hiểm nhân thọ Sun Life của Canada năm 2002 mới đây đã trở thành công ty mới với tên Sun Life Everbright. Việc tái cơ cấu Sun Life Everbright đã được phê duyệt trong năm 2010 theo đó công ty này sẽ trở thành công ty 100% vốn của Trung quốc mặc dù hoạt động quản lý vẫn do công ty Sun Life Canada cung cấp.

- BNP Paribas tham gia vào liên doanh với ngân hàng hợp tác Đài Loan vào tháng 4/2010 với tỷ lệ tương ứng là 49% và 51% đểđa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.

- Tại Malaysia, công ty Great Eastern Holdings đã mua lại công ty bảo hiểm Tahan với giá 4,7 triệu USD.

- Tập đoàn tài chính Prudential, một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lớn của Mỹ thu về 2 tỷ USD thông qua việc bán hơn 18,3 triệu cổ phiếu phổ thông của Prudential, cùng với việc chào bán ra công chúng để tăng kinh phí mua lại công ty bảo hiểm nhân thọ AIG Star và AIG Edison tại Nhật Bản. Việc mua lại 2 hãng bảo

hiểm Nhật Bản này làm tăng khả năng tiếp cận nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới của tập đoàn tài chính Prudential.

- Doanh nghiệp bảo hiểm Đức Allianz giành quyền kiểm soát toàn bộ công ty con Allianz Seguros tại Brazil trong tháng 1/2010 khi mua lại 14% cổ phần từ công ty Ta’u Unibanco. Việc mua lại này sẽ giúp công ty Allianz đạt được tổng doanh thu phí bảo hiểm khoảng 905 triệu USD/năm.

- Ngân hàng công thương Trung quốc ICBC đã đồng ý mua phần lớn cổ phần trong liên doanh bảo hiểm Pháp – Trung Minmetal AXA. Động thái này giúp ICBC trở thành cổ đông lớn và có cơ hội tăng thêm lợi nhuận trong lĩnh vực phi ngân hàng. Việc mua lại 60% cổ phần trong AXA của ICBC giúp họ tăng 27% lợi nhuận trong quí 3/2010 với thu nhập ròng là 26,7 triệu USD.

1.7.2.2 Đặc điểm các thương vụ M&A các công ty bảo hiểm trên thế giới + Đa số các thương vụ M&A diễn ra trong nội bộ ngành

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 30)