Bảo hiểm PVI Holdings

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 52)

Thành lập năm 1996, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) phát triển từ một công ty bảo hiểm nội bộ thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - PVN) trở thành nhà bảo hiểm công nghiệp số một Việt Nam, dẫn đầu trong các lĩnh vực trọng yếu của thị trường

bảo hiểm như Năng lượng (chiếm thị phần tuyệt đối), Hàng hải, Tài sản – Kỹ

thuật... và quan trọng hơn, vào cuối năm 2011, PVI đã tái cấu trúc thành công để trở

thành một Định chế Tài chính – Bảo hiểm quốc tế.

Là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, tháng 9/2006, Bộ Công nghiệp và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Quyết định cổ phần hóa PVI với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và xây dựng PVI trở thành một Tổng công ty cổ phần mạnh trong định chế Bảo hiểm - Tài chính của Tập đoàn. Ngày 12/4/2007 là ngày Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam chính thức ra mắt và tháng 8/2007, cổ phiếu PVI chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Năm 2011 là năm thứ 2 liên tiếp PVI được A.M Best xếp hạng năng lực tài chính ở mức B+ (Tốt) và World Finance trao giải thưởng Doanh nghiệp Bảo hiểm tiêu biểu của Việt Nam. Tổng công ty bảo hiểm PVI là công ty con của PVI, ngay sau khi PVI tái cấu trúc, cũng được xếp hàng năng lực tài chính ở mức B+ (Tốt) bởi A.M Best.

Với sự chuẩn bị chắc chắn về vốn, nhân lực, đối tác nước ngoài, từ tháng 8/2011, Tổng CTCP Bảo hiểm dầu khí Việt Nam (PVI) đã tái cấu trúc thành công theo hướng trở thành định chế tài chính bảo hiểm với mô hình công ty mẹ - con để

nâng cao năng lực cạnh tranh và sẵn sàng bước vào cuộc chơi toàn cầu của thị

trường bảo hiểm.

Căn cứ phương án tái cấu trúc được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2011 thông qua ngày 15/4/2011, Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần PVI (PVI Holdings) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nhằm phù hợp với đòi hỏi khách quan và quy mô phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp, cũng như để phù hợp với Chiến lược phát triển PVI giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn tới năm 2025.

Sau khi tái cấu trúc, PVI Holdings và có thêm một số ngành nghề kinh doanh mới so với những lĩnh vực đang hoạt động hiện nay.

Cùng với việc đổi tên, PVI cũng chuyển sang hoạt động theo mô hình đa ngành nghề, trong đó có bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và một số thiết bị điện tử khác. Doanh nghiệp cũng sẽ kinh doanh phần mềm, dịch vụ tin học, cho thuê tài sản, giới thiệu - xúc tiến thương mại...

Riêng với 2 lĩnh vực truyền thống là bảo hiểm và tái bảo hiểm, PVI sẽ không kinh doanh trực tiếp mà thành lập ra 2 công ty con là PVI Insurance và PVI Reinsurance với vốn điều lệ lần lượt là 800 tỷđồng và 460 tỷđồng.

Ngay sau lễ trao giấy chứng nhận, Tổng công ty bảo hiểm PVI (PVI Insurance) - do PVI Holdings sở hữu 100% vốn điều lệ, đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với HDI-Gerling, thành viên của Talanx, theo đó Talanx đã mua 25% cổ phần trong tổng vốn cổ phần sau khi tăng thêm của PVI Holdings, với giá trị 1.916,5 tỷ đồng (khoảng 93 triệu USD). Talanx có tổng phí bảo hiểm đạt gần 23 tỷ Euro năm 2010, là tập đoàn bảo hiểm lớn thứ 3 ởĐức và lớn thứ 11 ở Châu Âu. Các cổ đông chiến lược của PVI Holdings bao gồm:

- Tập đoàn dầu khí quốc gia (PVN) nắm giữ 39,05% vốn chủ sở hữu - HDI 25%

- Funderburke Lighthouse Limited 10,23% - PVFC 7,63%

- Red River Holdings 2,74% - Temasia Capital Limited 1,57%

Như vậy sau khi tái cấu trúc PVI Holding hoạt động với mô hình là một định chế tài chính bảo hiểm đa quốc gia, lĩnh vực đa ngành, qui mô lớn chỉ sau Tập đoàn Bảo Việt.

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 52)