của mình khi chủ trương của Chính phủ tái cấu trúc thị trường chứng khoán và thị
trường bảo hiểm đang được tiến hành trong năm nay và thời gian sắp đến.
- Thu hút được một lượng vốn đầu tư nước ngoài: các tổ chức nước ngoài mua cổ phần của các công ty bảo hiểm trong nước đã giúp Việt Nam thu hút được một lượng vốn ngoại, tuy nhiên bước đầu là chưa nhiều lắm.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Cơ sở pháp lý chưa hoàn thiện cho hoạt động M&A các công ty bảo hiểm phi nhân thọ hiểm phi nhân thọ
Cơ sở pháp lý về M&A nói chung và M&A các công ty bảo hiểm nói riêng của Việt Nam được qui định rời rạc, rải rác ở các luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Hơn nữa những qui định này chỉ mang tính sơ lược, hình thức như “thay tên, đổi họ” doanh nhiệp chưa có những qui định chi tiết và qui trình cụ
Việt Nam không có một đạo luật riêng về M&A. Quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư không thống nhất và đồng bộ trong việc giải quyết cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các công ty Việt Nam theo các cam kết của WTO
+ Luật Doanh nghiệp chỉ quy định về M&A dừng ở mức độ hướng dẫn về
trình tự, thủ tục M&A đối với các doanh nghiệp nói chung, không có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có bên tham gia nước ngoài
+ Luật Đầu tư coi M&A là một trong những hình thức đầu tư trực tiếp và không có quy định cụ thể, rõ ràng về thủ tục đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia thương vụ M&A.
Trong khi đó, M&A là một giao dịch thương mại tài chính, nó đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu, các nghĩa vụ tài chính, người lao động, thương hiệu. Đồng thời, còn hàng loạt các vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta chưa quy định như kiểm toán, định giá, tư vấn, bảo mật, giải quyết tranh chấp…
Vướng mắc giữa cam kết WTO với Luật đầu tư, Luật Doanh nghiệp: Theo biểu cam kết WTO, cho đến nay, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần, phần góp vốn của doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế, trừ những lĩnh vực đặc thù
được quy định bởi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các đạo luật khác (Luật Tổ chức tín dụng và Luật chứng khoán). Cam kết đã rõ ràng, tuy nhiên, những cam kết này chưa được nội hóa. Vì các cơ quan chức năng trong quá trình quản lý chỉ áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam mà chưa áp dụng các cam kết đối với WTO.
Vướng mắc theo quy định của Luật cạnh tranh: Luật cạnh tranh hiện nay cấm các hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một doanh nghiệp có mức tập trung kinh tế
lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là Luật cạnh tranh và các văn bản dưới luật không có quy định rõ ràng về khái niệm “Thị trường liên quan” nên khó có thể xác định là “ tập trung kinh tế”
Chính vì vậy, các thương vụ M&A nói chung và M&A công ty bảo hiểm nói riêng tiến hành còn nhiều khó khăn, gây bất lợi cho các đối tác khi tham gia vào thương vụ cũng như các đối tác, đặc biệt là bên bị mua lại khó biết được quyền lợi của mình trong thương vụ M&A như thế nào, đã thỏa đáng chưa.