Đặc điểm các thương vụ M&A các công ty bảo hiểm trên

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 34)

Từ thương vụ M&A điển hình trong lĩnh vực bảo hiểm là hai tập đoàn bảo hiểm lớn nhất nước Anh tuyên bố sáp nhập có trị giá 13.267 tỷ USD vào năm 1996. Kể từ đó, thế giới ghi nhận những làn sóng mua bán sáp nhập đại qui mô của các tập đoàn tài chính bảo hiểm khác như tập đoàn bảo hiểm AXA sáp nhập với tập đoàn bảo hiểm HAP, tập đoàn tái bảo hiểm Munich mua lại tập đoàn bảo hiểm và tái bảo hiểm của Mỹ… cho đến gần đây nhất là vụ mua lại Asia Pacific Holding của tập

đoàn bảo hiểm AXA để mở rộng hoạt động toàn cầu của tập đoàn bảo hiểm Pháp

đối với khu vực Châu Á. Điều này cho thấy đặc điểm là các thương vụ M&A các công ty bảo hiểm chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành tài chính ngân hàng, bảo hiểm. Hoặc các công ty bảo hiểm sáp nhập lại với nhau để hình thành một tập đoàn bảo hiểm hùng mạnh hơn trong cùng một thị trường hoặc tổ chức ngân hàng mua lại công ty bảo hiểm hay các công ty bảo hiểm nắm giữ cổ phần đủ lớn để hình thành tập đoàn tài chính ngân hàng – bảo hiểm hỗ trợ lẫn nhau trong khai thác khách hàng của mình. Như vậy có thể thấy từ các hoạt động mua bán sáp nhập các công ty bảo hiểm đó là việc mua bán không chỉ đơn thuần người mua và người bán là các tổ

ngân hàng và bảo hiểm để hình thành nên các tập đoàn tài chính ngân hàng bảo hiểm hùng mạnh như HSBC, Morgan Stanley, Great Eastern…

+ Các thương vụ M&A công ty bảo hiểm theo xu hướng xuyên quốc gia ngày càng gia tăng

Nếu như trước đây mua bán sáp nhập các công ty bảo hiểm chủ yếu diễn ra trong nội bộở các nền kinh tế phát triển thì bước sang thế kỷ 21, với chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Trung đông… làn sóng mua bán sáp nhập xuyên quốc gia mạnh mẽ hơn bao giờ hết, điều này cho phép các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài

đương nhiên gia nhập vào thị trường mới một cách nhanh chóng, tiết kiệm được khá nhiều thời gian, tiền bạc và những thủ tục phức tạp cho việc xin cấp phép hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới.

+ Nguồn tài trợ cho hoạt động M&A các công ty bảo hiểm

Một đặc điểm có thể nhận thấy thông qua các thương vụ M&A các công ty bảo hiểm trên thế giới đó là nguồn tài trợ cho hoạt động M&A chủ yếu từ vốn chủ

sở hữu thông qua phát hành cổ phiếu mới trên thị trường. Điều này có thể có sự đồng thuận của các cổ đông nhưng trong một vài trường hợp thương vụ M&A thất bại vì các cổ đông không đồng ý phát hành thêm cổ phiếu mới do lo ngại sự sụt giảm giá trị thị trường cổ phiếu sau khi có đợt phát hành mới và hiệu quả hoạt động của công ty sau khi thực hiện M&A. Điển hình là việc mua lại một chi nhánh AIG của Mỹ tại Châu Á trong năm 2011 vừa qua.

+ Đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Các công ty bảo hiểm là công ty kinh doanh rủi ro hoạt động theo chu trình “sản xuất ngược”, phí bảo hiểm là giá bán sản phẩm được xác định trước trên cơ sở

các dự báo về tổn thất sẽ xảy ra trong tương lai, chi bồi thường – yếu tố chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm bảo hiểm – được xác định sau khi đã có những tổn thất xảy ra. Vì vậy, công ty bảo hiểm có thể gặp rủi ro lớn là giá bán không đủ bù

đắp giá thành. Để hạn chế rủi ro này, các công ty bảo hiểm đã tiến hành trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ. Khoản dự phòng này thể hiện ở khoản mục Nợ phải

trả, bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán, theo thời gian, độ lớn của quỹ dự

phòng nghiệp vụ ngày càng tăng trưởng và cơ quan quản lý sẽ không để cho số dư

của dự phòng lớn hơn quá nhiều so với vốn chủ sở hữu. Trong hoạt động M&A, việc định giá công ty bảo hiểm sẽ khá khó khăn khi định giá các khoản dự phòng này, bởi vì độ lớn của dự phòng càng cao thì trách nhiệm càng lớn và không có gì chắc chắn là dự phòng đó có đủ chi trả hay không đối với các khiếu nại sẽ xảy ra trong tương lai.

+ Đặc điểm của một định chế tài chính trung gian

Các công ty bảo hiểm huy động vốn thông qua các hợp đồng bảo hiểm và sử

dụng số vốn huy động đầu tư vào các tài sản khác nhau, các khoản đầu tư này thể

hiện bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán thông qua các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn. việc đầu tư này mang lại lợi nhuận rất lớn cho các công ty bảo hiểm nhưng hoạt động đầu tư này ẩn chứa một nguy cơ rất lớn và đây cũng là nguyên nhân chủ yếu cho các trường hợp phá sản của các công ty bảo hiểm lớn trên thế giới. Vì vậy, trong hoạt động M&A các công ty bảo hiểm làm sao xác định chính xác giá trị danh mục các tài sản mà một công ty bảo hiểm đang nắm giữ là một việc không dễ dàng bởi vì nó liên quan đến việc định giá các tài sản tài chính bao gồm chủ yếu là chứng khoán công ty và chứng khoán chính phủ.

Một phần của tài liệu Mua bán, sáp nhập công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam (Trang 34)