b. Phần nội dung nghiên cứu
1.2.2.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản
Nhật Bản là một quần đảo nằm ở phía Đông Bắc Châu á. Mật độ dân số Nhật Bản rất cao, 327 ngời/ km2.
Kiến trúc Nhật Bản luôn luôn có sự đồng cảm với môi trờng, ngời Nhật luôn luôn có tinh thần hợp tác với thiên nhiên và cố gắng thích ứng với thiên nhiên. Nền nhà Nhật Bản đợc nâng cao, bên trong thoáng để không khí lu thông. Việc chọn vật liệu xây dựng do khí hậu quyết định, gỗ đợc chuộng hơn cả vì gỗ nhạy cảm với khí hậu. Về khái niệm không gian trong kiến trúc, nhà và vờn mang tính chất liên tục, kiến trúc Nhật Bản không có sự ngăn chia rõ rệt nội thất và ngoại thất, ngời Nhật coi trọng hiên nhà.
Nikken Sekkei là một trong những công ty kiến trúc danh tiếng nhất của Nhật Bản hành nghề trong lĩnh vực thiết kế bền vững. Nikken Sekkei đã vận dụng những quan điểm có tính truyền thống trong không gian kiến trúc hiện đại. Những quan niệm này có thể xem nh là cơ sở lý thuyết quan trọng trong thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu. Quan điểm của Nikken Sekkei là kiến trúc gần gũi với môi tr- ờng. Nikken Sekkei đã nghiên cứu kỹ cách tổ chức không gian của nhà ở truyền thống Nhật Bản và nhận thấy rằng những ngôi nhà đó là những mô hình rất khoa học xét trên phơng diện sinh thái:
- Mái hiên đua ra, hoặc sảnh có độ lùi vào nhất định để ngăn bức xạ mặt trời không chiếu trực tiếp vào nhà.
- Kết cấu bao che có dạng lới, nan chớp cho phép không khí lu thông. Vách bao che bên trong căn nhà có thể kéo đẩy hoặc tháo rời ra để làm không gian sử dụng đợc linh hoạt, đồng thời tăng khả năng thông gió xuyên phòng.
- Không gian ngoài nhà đợc tô điểm bằng hệ thống thực vật có chọn lọc. Các dạng cây có tán đóng vai trò nh tấm bình phong thứ nhất cho ngôi nhà. Các loại cây thân thảo có khả năng hút nớc ma và điều chỉnh mực nớc ngầm. Các bể cảnh và hồ nớc nhỏ quanh nhà có tác dụng hạ nhiệt thông qua quá trình bay hơi.
Toà nhà Trung tâm thông tin Panasonic- Tokyo là một công trình thông minh có sự nhạy cảm hữu cơ, đặt một không gian trong một không gian khác sao cho chúng có quan hệ và ảnh hởng lẫn nhau, tạo môi trờng bên trong đa thể và sử dụng năng lợng tự nhiên. Toà nhà cứ những đặc điểm nh thông gió tự nhiên rộng khắp toà nhà, hệ thống thông gió điều hoà từ sàn, làm mát ban đêm bằng không khí bên ngoài, sử dụng hiệu quả làm mát tự do trong vùng thải nhiệt, phối hợp giữa chiếu sáng tự nhiên và nhân tạo. ( Hình 1.5, 1.6, 1.7- tr 37)
Hình 1.5. Phối cảnh Trung tâm Panasonic, Tokyo, Nhật Bản
Hình 1.6.Mặt cắt công trình Hình 1.7. Bên trong công trình