Dự báo sử dụng đất

Một phần của tài liệu Giải pháp thiết kế công trình chung cư cao tầng theo nguyên tắc sinh thái (Trang 63)

b. Phần nội dung nghiên cứu

2.4.2.Dự báo sử dụng đất

Tổng quỹ đất xây dựng cả thành thị và nông thôn khoảng 125.500ha, chỉ tiêu: 130-135 m2/ngời, chiếm xấp xỉ 37,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất xây dựng thành thị khoảng 92.000ha, chỉ tiêu: 125-130m2/ngời, chiếm 27,5% so đất tự

nhiên toàn thành phố. Đất xây dựng nông thôn khoảng 33.500 ha, chỉ tiêu 135- 140m2/ngời.

Phân bổ chi tiết đất xây dựng đô thị tại các khu vực: Đô thị hạt nhân có diện tích khoảng 40.000 ha; chỉ tiêu: 90 m2/ngời, trong đó khu vực các quận nội thành (Nam sông Hồng) có diện tích khoảng 9.000 ha; chỉ tiêu: 50-52 m2/ngời. Khu vực phát triển mới diện tích khoảng 31.000 ha; chỉ tiêu: 110-115 m2/ngời, trong đó 5 đô thị vệ tinh diện tích khoảng 32.000 ha; chỉ tiêu: 180 m2/ngời; Các đô thị sinh thái và các thị trấn hiện hữu diện tích khoảng 3.900 ha; chỉ tiêu: 135-140 m2/ngời.[2]

2.4.3. Định hớng phát triển không gian

Cấu trúc đô thị Hà Nội đợc xây dựng dựa trên các yếu tố phát triển bền vững là sự kết nối mạng đa cực, đa trung tâm, đa tầng bậc. Cụ thể là:

(1) Phát triển Thủ đô Hà Nội gồm đô thị hạt nhân và 5 đô thị vệ tinh.

Đô thị hạt nhân là trung tâm chính trị, văn hóa, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo chất lợng cao của cả nớc, khu vực nội thành Thành phố Hà Nội, có dân số khoảng 4 - 4,5 triệu ngời, đợc mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đờng Vành đai IV, về phía Bắc sông Hồng – Khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm theo định hớng của Quy hoạch 1998. Trong đó: Thành phố lõi lịch sử đợc kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản di sản văn hóa Thăng Long cổ và lối sống truyền thống của ngời Hà Nội, dân số tối đa là 0,8 triệu ngời, khống chế kiểm soát mật độ và tầng cao xây dựng. Xây dựng Chuỗi đô thị nằm dọc đờng vành đai IV Đan Phợng – Hoài Đức – Hà Đông – Thờng Tín nơi đây sẽ xây dựng các công trình có mật độ cao, u tiên về cảnh quan cây xanh mặt nớc. Chuỗi đô thị này sẽ ôm lấy đô thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều đồ án từ trên 750 dự án đang rà soát, cập nhật.

Khu vực Gia Lâm, Long Biên phát triển dịch vụ chất lợng cao nh thơng mại, tài chính, ngân hàng, thị trờng chứng khoán, đào tạo nghề, y tế chuyên sâu…và hỗ trợ các ngành công nghiệp dọc QL5. Đông Anh phát triển thơng mại giao dịch quốc tế, công nghiệp kỹ thuật cao, du lịch sinh thái, trờng quay gắn với bảo tồn di tích Cổ Loa và đầm Vân Trì, TT thể thao thành phố Hà Nội (ASIAD). Mê Linh khu là khu đô thị dịch vụ và công nghiệp sạch, đa ngành, kỹ thuật cao kết nối với sân bay Nội Bài, phát triển trung tâm triển lãm EXPOR, hội chợ hoa kết hợp trung tâm khoa học công nghệ chuyên ngành hoa và cây.

Hình thành 5 đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn có dân số từ xấp xỉ từ 21 vạn đến 75 vạn ngời/1 đô thị. Mỗi đô thị vệ tinh sẽ có một hoặc nhiều nhân tố chính để tạo công ăn việc làm và có chức năng đặc thù riêng để hỗ trợ, chia sẻ với đô thị trung tâm về nhà ở, đào tạo chất lợng cao, công nghiệp, dịch vụ…

(2) Hình thành hành lang xanh dọc sông Đáy, sông Tích, sông Cà Lồ nhằm phân tách kiểm soát ngỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68% tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ những khu vực tự

nhiên quan trọng nh hệ thống sông hồ, vùng núi Ba Vì, Hơng Tích, Sóc Sơn; bảo vệ vùng nông thôn, nông nghiệp năng suất cao, các làng xóm, làng nghề truyền thống, các di tích văn hoá và kiểm soát lũ lụt.

Trong khu vực hành lang xanh, xây dựng đờng cảnh quan Bắc-Nam và 3 đô thị sinh thái mật độ thấp là Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn (quy mô dân số tối đa 5 vạn ngời/đô thị) tại giao cắt của 3 tuyến chính QL6, đờng Láng-Hòa Lạc và QL32. Duy trì các thị trấn hiện hữu nh Phùng, Tây Đằng, Phúc Thọ, Liên Quan, Kim Bài, Vân Đình, Đại Nghĩa, Thờng Tín… và hình thành mới một số thị tứ. Các đô thị sinh thái và các thị trấn, thị tứ có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng hỗn hợp cho khu vực nông thôn.

Thiết lập vành đai xanh dọc theo sông Nhuệ kết nối các không gian mở và hệ thống công viên đô thị tạo vùng đệm và là không gian cách biệt giữa đô thị lõi lịch sử với phần mở rộng mới của đô thị hạt nhân trên tuyến vành đai IV tránh việc phát triển theo vết dầu loang. Vành đai xanh dọc sông Nhuệ sẽ giảm tối đa mật độ xây dựng, tiến tới không phát triển dân c đô thị chỉ có các công trình công cộng sinh thái cây xanh và mặt nớc.

(3) Phát triển mạng lới giao thông hiện đại, nâng cấp và bổ sung mới hệ thống đờng quốc lộ, đờng vành đai, đờng cảnh quan và hệ thống giao thông công cộng lớn để kết nối thuận tiện đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh và toàn bộ khu vực khác trong và ngoài thành phố Hà Nội.

(4) Xây dựng tuyến đờng trục Thăng Long kết nối giữa Ba vì với trung tâm Ba Đình Lịch sử. Ngoài chức năng về giao thông, đây cũng là trục không gian văn hóa kết nối văn hóa Thăng Long và văn hóa Xứ Đoài. Trên tuyến trục sẽ xây dựng mới công trình văn hóa, lịch sử và giải trí của cả nớc và Hà Nội. Trung tâm hành chính quốc gia dự kiến sẽ đặt tại khu vực Ba Vì – Hòa Lạc, gắn với trục Thăng Long.[2]

2.5. Định hớng phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2030 và tầmnhìn đến năm 2050 nhìn đến năm 2050

2.5.1. Định hớng phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2030 ( Hình 2.4- tr 85)

Giai đoạn đến năm 2030, nhà ở đô thị phấn đấu tăng từ 7,5 m2/ngời (năm 2007), lên 18m2 sàn/ngời (chỉ tiêu chung của quốc gia là 15 – 20 m2/ngời) và nhà ở nông thôn đạt 15m2 sàn/ngời. Dãn dân từ đô thị lõi lịch sử tới các khu đô thị mới hoặc đô thị vệ tinh với các tiêu chuẩn nhà ở đạt tiêu chuẩn quốc gia và đa dạng về loại hình đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tợng sử dụng trong xã hội. Đối với khu phố cổ, không phát triển nhà ở mới, tập trung cải thiện chất lợng ở, bảo tồn giá trị kiến trúc nhà ở, không gian ở truyền thống. Đối với các khu phố cũ, hạn chế phát triển nhà ở mới, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có, bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (các biệt thự cũ). Đối với các khu tập thể cũ, quy hoạch cải tạo không làm tăng thêm quy mô dân số, bổ sung, hoàn thiện các chức năng công cộng và hạ tầng kỹ thuật.

Đối với nhà ở nông thôn truyền thống, phát triển nhà ở hài hòa với bảo tồn kiến trúc nhà ở truyền thống, cải thiện chất lợng môi trờng ở.

Nghị định 71-2001/NĐ-CP của chính phủ đã nêu rõ nhiều chính sách u đãi cho

hoạt động đầu t xây dựng các khu chung c cao tầng. Trong từng khu vực không gian kiến trúc đô thị, nhà ở cao tầng sẽ đợc xây dựng theo các dự án:

- Các dự án phát triển các khu đô thị mới: Đất dành để xây dựng nhà ở phải đảm bảo cơ cấu 60% xây dựng nhà ở cao tầng.

- Các dự án cải tạo khu ở cũ: Xây dựng xen cấy nhà ở cao tầng nhà ở cao tầng vào các khu nhà ở nhiều tầng cũ nh: Thành Công, Giảng Võ, Kim Liên,… để thay thế nhà nhiều tầng đã quá cũ nát. Mật độ xây dựng, số tầng theo hớng quy hoạch chung Thành Phố Hà Nội đến năm 2030 và đự tính đến năm 2050.

Hình 2.4. Phân vùng các khu đô thị mới ở Hà Nội

Gần một thập kỷ sau chính sách đổi mới năm 1986, sự khuyến khích kinh tế

theo xu hớng thị trờng đã thúc đẩy Hà Nội phát triển vợt bậc vào đầu những năm 1990. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế theo xu hớng thị trờng của đất nớc, sự bùng nổ các hoạt động thơng mại và dịch vụ góp phần tạo nên những nhu cầu mới về nhà ở đô thị.

Các khu đô thị mới trong thời kỳ này đợc xây dựng để giải quyết nhu cầu nhà ở của đông đảo ngời dân đô thị trong thời kỳ thành phố Hà Nội phát triển vợt bậc sau đổi mới. Ngoài việc quan tâm đầu t xây dựng các công trình phục vụ sinh hoạt hàng ngày trong các khu đô thị mới, nhà nớc còn quan tâm tới việc xây dựng các công trình thơng mại dịch vụ cao cấp khác nh: Khách sạn, trung tâm thơng mại, trụ sở cơ quan. Các khu đô thị đa dạng về thể loại nhà ở (nhà liên kề, biệt thự, chung c- ...) và đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đã đáp ứng đợc phần lớn các yêu cầu về ở, sinh hoạt và nghỉ ngơi của ngời dân đô thị.

Trong đó, khu ở chất lợng cao là loại hình phổ biến để đáp ứng nhu cầu ở văn minh hiện đại của ngời dân thành phố, khu ở chất lợng trung bình chủ yếu đáp ứng nhu cầu cho thành phần cán bộ công nhân viên chức nhà nớc, tiểu thơng...còn khu ở chất lợng thấp là những khu đô thị mới với quy mô nhỏ để phục vụ mục đích di dân giải phóng mặt bằng phục vụ các công trình và dự án trọng điểm của thành phố.

Vấn đề nhà ở hiện nay vẫn là một vấn đề hết sức bức xúc ở Hà Nội. Mặc dù

các dự án nhà ở đã và đang đợc xây dựng nhiều, nhng vẫn cha đáp ứng đợc hết nhu cầu của đại bộ phận dân chúng, nhất là những ngời có thu nhập trung bình và thấp. Chỉ có nhà chung c cao tầng mới có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ở cho ngời dân thủ đô hiện nay, trong điều kiện đất chật ngời đông. Các chung c đang đợc xây dựng ngày một nhiều, phải quan tâm tới môi trờng sinh thái từ bây giờ, để có thể tạo ra mội môi trờng bền vững cho các thế hệ mai sau.

2.5.3. Các dạng nhà chung c cao tầng thờng đợc sử dụng hiện nay ( Hình 2.5- tr (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

88)

Hình thức mặt bằng nhà chung c cao tầng khá phong phú và đa dạng nên có nhiều dạng mặt bằng khác nhau đợc sử dụng. Có hai dạng chủ yếu là nhà tháp (dạng điểm) và nhà tấm ( dạng tuyến)

2.5.3.1. Nhà tháp

Kiểu nhà tháp hay kiểu nhà một đơn nguyên độc lập hay còn gọi là nhà điểm đợc áp dụng rất phổ biến cho các nhà chung c cao tầng. Là công trình với các cạnh xấp xỉ bằng nhau, hình dạng mặt bằng của nhà thờng là hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình elíp, hình sao,…[22]

Kiểu nhà tháp có đặc điểm các căn hộ tập trung quanh một nút giao thông đứng gồm cầu thang bộ và thang máy, có tính biệt lập cao cho các căn hộ và các căn hộ đợc tiếp xúc nhiều với thiên nhiên. Tuy nhiên kiểu nhà này, mặt bằng các hớng

đều giống nhau nên ở các hớng bất lợi về thông gió và bức xạ mặt trời, phải có các giải pháp sử dụng kết cấu che nắng, xẻ khe thông gió hợp lý.

Trong nhà tháp cao tầng, nút giao thông bao gồm thang bộ, thang máy và ống rác thờng đặt ở trung tâm để dành cho các căn hộ tiếp xúc đợc nhiều với thiên nhiên.

2.5.3.2. Nhà tấm

Kiểu nhà này đợc áp dụng nhiều cho các khu chung c cao tầng và chung c nhiều tầng kiểu hành lang giữa và hành lang bên. Là loại nhà có hai cạnh dài ngắn khác nhau và có thể chọn hớng để tránh bức xạ mặt trời. Nếu tại địa điểm xây dựng thuận lợi về hớng, khu đất phát triển theo chiều dài có thể áp dụng loại nhà này. Cạnh dài nhà quay về hớng Bắc – Nam, cạnh ngắn quay về hớng Đông – Tây để tránh bức xạ mặt trời.

Hình 2.5. Các dạng mặt bằng nhà tháp và nhà tấm

2.6. Một số cơ sở thẩm mỹ

Vỏ nhà là kết cấu phân cách không gian trong và ngoài nhà. Trong nhà cao

tầng sinh thái, vỏ nhà đóng vai trò rất quan trọng.Không khí, ánh sáng, nhiệt muốn xâm nhập vào nhà phải đi qua vỏ nhà. Vỏ nhà có thể làm thiên nhiên thuận lợi bên ngoài tự do tràn vào nhà, có thể làm giảm hoặc triệt tiêu tác dụng xấu của chúng, nhng lại cũng có thể làm cho chúng trở nên trầm trọng hơn.

ấn tợng đầu tiên về một công trình kiến trúc là từ vỏ nhà. Vỏ nhà cũng là yếu

tố gây sức cảm thụ thị giác lớn nhất của mỗi công trình kiến trúc. Nếu muốn đa thêm vào vỏ nhà những chi tiết sáng tạo thẩm mỹ truyền thống dân tộc, thì phải gắn kết một cách nhuần nhuyễn, không khiên cỡng và đặc biệt không nên coi đó là tiêu chí đánh giá kiến trúc truyền thống (chỉ là sáng tạo thẩm mỹ).

Cây xanh đợc coi nh một phần của vỏ nhà và là không gian chuyển tiếp nội, ngoại thất. Đa cây xanh lên mặt đứng nhà, cây xanh trên ban công, cây xanh trên mái, cây leo mặt tờng, cây xanh vào trong nhà không chỉ thỏa mãn thẩm mỹ á Đông lâu đời, mà còn cải thiện rõ rệt chất lợng môi trờng vật chất và tinh thần của con ngời, là hoàn trả một phần những gì ta lấy mất của tự nhiên, là giúp ta lôi kéo các loài chim, bớm về sống cạnh con ngời.

Hình 2.6. Cây xanh là một phần của vỏ nhà

Hình 2.7. Tòa nhà Elephan & Castle ở London và Tokyo - Nara, KTS. Ken Yeang

Những vờn xanh trên cao, cải thiện rât nhiều vẻ khô cứng của đô thị dày đặc những tòa nhà, đem lại sự tơi vui, dịu mát cho cảnh quan đô thị

2.6.2. Đóng góp vào bộ mặt chung của khu đô thị ( Hình 2.8- tr 91)

Trong các đô thị hiện nay, đặc biệt là đô thị lớn nh Hà Nội, hình ảnh các ngôi

nhà cao tầng đã trở nên quen thuộc và trở thành hình ảnh đặc trng. Nhà ở cao tầng là một bộ phận đáng kể của kiến trúc cao tầng trong không gian đô thị, đóng góp đáng kể vào bộ mặt chung của đô thị. Xu hớng Thành phố “Compact city” đang đợc phổ biến trong quy hoạch hiện đại không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng không gian trung tâm của đô thị, mà còn có tác dụng giải phóng không gian mặt đất cho cây xanh, mặt nớc và không gian trống. Nhà ở cao tầng càng trở nên quan trọng trong các dự án phát triển đô thị và đầu t có hiệu quả.

Các thành phố lớn của Việt Nam bớc vào thế giới kiến trúc cao tầng muộn

hơn so với thế giới hàng trăm năm, nhng lại có cơ hội thăng tiến nhanh hơn, nhờ các dự án đầu t và những kinh nghiệm có đợc từ các dự án đầu t đó.

Nhà ở cao tầng trong không gian đô thị, hoặc nằm trong tổng thể của Quy

hoạch một khu đô thị mới, hoặc đợc xây chen trong một khu ở cũ, đã định hình. Trong cả hai trờng hợp, việc sắp xếp vị trí và xác định kiểu dáng kiến trúc đã có những cải thiện nhất định, đặc biệt về mặt hình thức, và sự tạo dựng hình ảnh đô thị.

Nhà ở cao tầng chủ yêu tập trung ở 2 kiểu hình thái: Dạng tấm, dài hoặc dạng

khối nhà vuông vức vơn cao này đã có những cải tiến về mặt kỹ thuật và công nghệ, những cải tiến về mặt công năng và hình thức, đóng góp rất nhiều vào hình ảnh

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp thiết kế công trình chung cư cao tầng theo nguyên tắc sinh thái (Trang 63)