Hiện trạng hệ thống đường phố nội thành Hà Nội. Hiện trạng hệ thống đờng phố nội thành Hà Nội

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Lập phương án tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt tại thành phố Hà Nội (Trang 33 - 37)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VTHKCC BẰNG XE BUÝT TẠI HÀ NỘI

2.1 Hiện trạng hệ thống giao thông đô thị Hà Nội

2.1.1 Hiện trạng hệ thống đường phố nội thành Hà Nội. Hiện trạng hệ thống đờng phố nội thành Hà Nội

a)Hiện trạng hệ thống đường, hố phố. Hiện trạng hệ thống đờng, hè phè.

Hà Nội có tổng diện tích 921 km2 với dân số hiện nay là 2,756 triệu người. Trong đó, diện tích nội thành chiếm 84,3 km2 với dân số 1,474 triệu người, đạt mật độ 17.489 người/ km2. Toàn thành phố hiện có 359 đường phố với tổng chiều dài 254 km. Nhìn chung đường phố Hà Nội có mật độ thấp, phân bố không đều, có cấu trúc dạng hỗn hợp, thiếu các đường nối, thiếu sự liên thông, đường phố ngắn, có nhiều giao cắt. Mật độ đường bình quân theo diện tích thành phố chỉ đạt 4,08 km/km2, bình quân theo dân số là khoảng 0,19 km/1000 dân. Trong đó quận Hoàn Kiếm là khu vực có mật độ đường cao nhất, lớn gấp 10 lần so với quận Tây Hồ là quận có mật độ thấp nhất.

Đường phố rất ngắn và hẹp, có nhiều giao cắt và khoảng cách trung bình giữa các nót giao cắt chỉ khoảng 380 m, 88% đường phố hẹp hơn 11m.

Hầu hết là đường hai làn xe, không có giải phân cách để phân chia hai làn giao thông ngược chiều. Quỹ đất dành cho giao thông quá Ýt, tỷ lệ đất sử dụng cho mạng lưới đường hiện tại chỉ đạt khoảng 6% trong khi thực tế

trong quy hoạch thì diện tích giao thông cần từ 20% đến 25%. Điều này khiến cho khả năng mở rộng đường bị hạn chế rất nhiều.

Trong vài năm trở lại đây, có nhiều tuyến đường đã được cải tạo mở rộng và xây dựng mới. Xây dựng các tuyến: Láng Hoà Lạc, Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai, Trần Quang Khải - Trần Nhật Duật,... Nhiều công trình giao thông trọng điểm trong quy hoạch đã được hoàn thành như: Mở rộng nót giao thông Voi Phục - Cầu Giấy; Tuyến đường vành đai 2; Cầu vượt Nam Chương Dương, Ngã Tư Vọng, Nam Thăng Long. Tuy nhiên Hà Nội vẫn còn những đường nót cổ chai làm giảm công suất đường phố gây nên tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ tại một số nót như: Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc, Tây Sơn - Ngã Tư Sở.

Hiện trạng đường phố nội thành Hà Nội được thể hiện trong các bảng 2.1 và bảng 2.2 sau.

Bảng 2.1: Hiện trạng đường phố 7 quận nội thành Hà Nội.

Quận Các chỉ tiêu

Ba Đình

Hoàn Kiếm

Đống Đa

Hai Bà Trưng

Tây Hồ

Cầu Giấy

Thanh Xuân

Tổng cộng Diện tích (Km2) 9,3 5,29 9,96 14,65 24,0 12,0 9,13 84,33 Dân sè (1000 người) 205,9 172,9 342,3 360,9 94,8 138 159,3 1474,3 Chiều dài đường phố (Km) 54,00 66,12 33 54,75 42,8 38,8 53,43 254,1 Diện tích đường phố (Km2) 0,852 1.3 0,619 1,151 0,49 0,62 0,45 5,002 Tỷ lệ so với diện tích (%) 9,22 24,6 6,21 7,0 5,02 5,18 5,93 5,93

Mật độ đường (Km/Km2)

5,85 12,50 3,32 3,75 3,49 3,24 5,85 3,01 Tỷ lệ đất GT/đầu người

(m2/người) 7,02 8,91 6,59 6,97 14,5 21,0 7,23 - Nguồn: Tổng hợp từ quy hoạch chi tiết 7 quận nội thành.

Ghi chú: Số liệu trong bảng trên được tính cho tất cả các loại đường từ ngừ nghỏch cú mặt cắt 3 - 4 m đến đường cấp thành phố cú mặt cắt 50 - 55 m.

Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu hè, đường phố 5 quận nội thành Hà Nội.

TT Tên quận Số đường phố

Chiều dài phè (m)

Diện tích đường (m2)

Chiều dài hè (m)

Diện tích hè (m2)

1 Ba Đình 82 53.857 541.981 98.756 311.666

2 Hoàn Kiếm 166 68.179 682.390 116.488 409.641

3 Đống Đa 67 50.715 554.262 81.968 237.401

4 Hai Bà Trưng

91 61.657 701.057 109.947 321.418

5 Tây Hồ 11 17.282 152.200 22.160 60.720

Tổng cộng 417 409.881 2.631.890 429.319 1.340.846

Nguồn: Sở Giao Thông Công Chính Hà Nội - Năm 2002.

Nhìn toàn mạng, hệ thống mạng lưới đường đô thị có dạng mạng lưới đường xuyên tâm. Với 3 tuyến vành đai 1, vành đai 2, vành đai 3, ngoài ra còn có tuyến vành đai 4 đang chuẩn bị được xây dựng. Nối trung tâm Hà Nội với các tỉnh phía Bắc là 6 tuyến hướng tâm: Qlộ 5, Qlộ 6, Qlộ 1A, Qlộ 1B, Đường 32, hầu hết các tuyến này đã và đang được nâng cấp, chất lượng đường ở các đường hướng tâm này tương đối tốt.

Bảng 2.3: Hiện trạng các đường quốc lé hướng tâm của Hà Nội.

Tên đường Loại mặt

đường Loại đường Chiều

rộng (m) Tình trạng Từ Hà Nội đi Quốc lé 1A Asphalt Không dải phân

cách 30 Tốt TP HCM

Quốc lé 1B Asphalt Không dải phân

cách 30 Tốt Lạng Sơn

Quốc lé 5 Asphalt Có dải phân cách 50 Tốt Hải

Phòng Quốc lé 6 Asphalt Không dải phân

cách 50 Bình

thường Hoà Bình Đường 32 Asphalt Không dải phân

cách 24 Bình

thường Hà Tây Láng- Hoà

Lạc Asphalt Không dải phân

cách 50 Tốt Hà Tây

Bắc Th.Long Asphalt Có dải phân cách 50 Tốt Vĩnh

Phóc

b)Hiện trạng về nót giao thông và các phương pháp điều khiển tại nót.

Hiện trạng về nút giao thông và các phơng pháp điều khiển tại nót.

Trong nội thành Hà Nội có khoảng 580 nót giao thông (gồm 279 ngã ba, 282 ngã tư, 17 ngã năm, 1 ngã sáu) trong đó mới có khoảng 150 nót được lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, còn lại là điều khiển bằng tay hoặc là bán

tự động như nót Ngã Tư Sở. Hầu hết các nót đều là giao đồng mức, hiện chỉ có nót giao thông Nam Chương Dương, Ngã Tư Vọng và nót Nam Thăng Long là giao khác mức.

Các giao cắt giữa đường bộ và đường sắt trong thành phố hầu hết đã có đèn tín hiệu và thiết bị chắn tàu, hiện nay đang áp dụng thử nghiệm các thiết bị cảnh báo và chắn tàu tự động tại một số nót.

Từ đầu những năm 1960 Hà Nội đã có những đèn tín hiệu đầu tiên tại một số nót giao thông với phương pháp điều khiển thô sơ là dùng công tắc bấm tay. Cho đến nay được sự đầu tư của chính phủ và sự hỗ trợ công nghệ của Pháp, Hà Nội đã xây dựng hoàn chỉnh trung tâm điều khiển giao thông đô thị, vận hành tự động 106 nót đèn tín hiệu, 21 camera, 6 máy đếm xe thông qua, hơn 45 km cáp truyền dữ liệu đôi. Việc lắp đặt camera tại các nót giao thông đã ngăn chặn được những nguy cơ gây ách tắc, tai nạn giao thông, giúp Ých trong việc chủ động quản lý giao thông.

Nhờ hệ thống đèn tín hiệu hiện đại, tốc độ bình quân trong thành phố đã tăng lên gấp đôi thậm chí gấp ba trên một số tuyến như Tràng Thi, Điện Biên Phủ, Tràng Tiền. Hiện tại Hà Nội có 7 tuyến được điều khiển theo nguyên tắc làn sóng xanh đó là:

- Tuyến Nhà hát lớn - Bé ngoại giao.

- Tuyến Hai Bà Trưng.

- Tuyến Phố Huế - Hàng Bài.

- Tuyến Bà Triệu.

- Tuyến Nguyễn Thái Học - Cửa Nam.

- Tuyến Lê Duẩn - Giải Phóng.

- Tuyến Tôn Đức Thắng - Chu Văn An.

Tuy nhiên, phần lớn hệ thống đèn tín hiệu hiện đang sử dụng đều là 2 pha, lại chưa có thiết bị hỗ trợ hiện đại như radio, bảng báo điện tử, hiện nay chỉ có 2 nót sử dụng hệ thống đèn 3 pha vào vào giê bình thường và 4 pha vào các giê cao điểm, đó là nót Đại Cổ Việt - Giải Phóng và nót Tôn

Đức Thắng - Cát Linh. Bên cạnh đó, chu kỳ đèn tín hiệu ở một số nót giao thông trọng điểm không còn phù hợp với hiện trạng giao thông đô thị hiện nay nữa, như chưa có sự phối hợp điều khiển giao thông giữa các nót với thời gian biểu vận hành xe buýt.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Lập phương án tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt tại thành phố Hà Nội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w