CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC LÀN ĐƯỜNG DÀNH RIÊNG CHO XE BUÝT TẠI HÀ NỘI
3.1 Sù cần thiết phải có làn đường dành riêng cho xe buýt. Sù cần thiết phải có làn đờng dành riêng cho xe buýt
3.3.1Mục đích của việc tạo làn đường dành riêng cho xe buýt. Môc
đích của việc tạo làn đờng dành riêng cho xe buýt.
Trên cơ sở phân tích hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội và phân tích đánh giá hiện trạng hoạt động VTHKCC bằng xe buýt, căn cứ vào các nghị quyết của Đảng và Nhà nước, mục tiêu chiến lược giai đoạn 2001-2010 của thành phố, ta có thể thấy yêu cầu về việc nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ xe buýt hiện nay là rất lớn, khá cấp bách nhằm đạt được các mục tiêu sau:
- Cung cấp dịch vụ VTHKCC an toàn, thuận tiện, đúng giê, tiện nghi, văn minh, lịch sự, giá cả hợp lý thực sự hấp dẫn đối với người dân thủ đô.
- Đưa sản lượng VTHKCC trong thời gian vài năm tới đạt tỷ lệ 8%-10%
nhu cầu đi lại, làm cơ sở để phát triển xe buýt công cộng, hướng tới đảm nhiệm từ 20%-25% nhu cầu đi lại của nhân dân thủ đô Hà Nội vào năm 2005.
Muốn thu hót thêm các đối tượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ xe buýt thì chất lượng dịch vụ xe buýt cần phải cải thiện thêm rất nhiều.
Trong đó, yếu tố đảm bảo độ tin cậy về thời gian là rất quan trọng đối với hành khách. Nhưng với hiện trạng đường phố nhỏ hẹp, dòng giao thông hỗn tạp, cộng thêm tình trạng quá tải của mạng lưới xe buýt hiện tại thì việc sai lệch thời gian so với biểu đồ chạy xe của xe buýt là khó tránh khỏi.
Để có thể đảm bảo thời gian biểu chạy xe một cách tin cậy nhất, thì xe buýt cần phải được ưu tiên đặc biệt khi tham gia dòng giao thông. Từ đó đòi hỏi xe buýt phải được vận hành trên làn giao thông riêng biệt, tách hẳn khỏi dòng giao thông hỗn độn của các phương tiện cá nhân. Điều này không chỉ giúp cho xe buýt vận hành một cách thuận tiện mà đồng thời còn góp phần làm giảm tính phức tạp của dòng giao thông ở những làn không ưu tiên khác.
Với tình trạng quá tải như hiện nay trên hầu hết các tuyến xe buýt trọng điểm, nếu không sớm có sự đầu tư, nâng cấp, tăng cường khả năng đáp ứng thì hình ảnh tốt đẹp của xe buýt sẽ không đi được vào lòng thị dân. Thay vào đó là những hình ảnh chen lấn nhau, chờ đợi nhiều chuyến xe đi qua vẫn
chưa được đi do tình trạng quá tải của xe, thời gian chạy của xe không đảm bảo, có hiện tượng xe chạy tuyến khác vào giê cao điểm... Như vậy, việc tạo làn đường dành riêng cho xe buýt hoạt động sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tăng chuyến lượt, rút ngắn khoảng cách chạy xe,... Có như vậy mới duy trì được những khách hàng đang sử dụng dịch vụ xe buýt và thu hót thêm các đối tượng khách hàng tiềm năng khác.
Tóm lại, việc tạo làn đường dành riêng cho xe buýt là nhằm các mục tiêu cụ thể sau:
• Trước mắt:
- Thứ nhất, tạo ra môi trường hoạt động thoải mái cho xe buýt, không bị các phương tiện khác cản trở hay không phải tuân theo các luật lệ giao thông thông thường mà sẽ được những ưu tiên đặc biệt trên đường, tại các nót giao thông... tạo điều kiện thuận lợi trong vận hành xe buýt, cải thiện dịch vụ, tiết kiệm các chi phí vận hành và khai thác do phương tiện hoạt động hiệu quả hơn.
- Thứ hai, giảm thời gian đi lại cho hành khách và tạo ra sự thoải mái, thuận tiện trong việc đi lại của hành khách.
• Ngoài ra còn có nhiều mục tiêu dài hạn khác như:
- Tiết kiệm chi phí cho nhà nước, chi phí xã hội.
- Cải tạo môi trường bằng cách chuyển đổi làn xe buýt thành các làn tàu điện trong tương lai.
- Có thể thay đổi quan niệm của người sử dụng phương tiện cá nhân về dịch vụ VTHKCC do thấy được tính hiệu quả của xe buýt.
- Cải thiện hình ảnh của dịch vụ xe buýt: là dịch vụ với tốc độ cao, thời gian đi lại ngắn, chi phí rẻ.
3.1.2Đánh giá các triển vọng phát triển làn đường dành riêng cho xe buýt tại thành phố Hà Nội. Đánh giá các triển vọng phát triển làn đ- ờng dành riêng cho xe buýt tại thành phố Hà Nội.
Nếu chỉ quan sát sơ bộ về hiện trạng đường phố Hà Nội và tình hình tham gia giao thông trên đường thì theo cảm tính nhiều người sẽ cho rằng ở Hà Nội sẽ không thể tạo làn đường dành riêng cho xe buýt vì đường phố vốn đã chật hẹp, không đủ cho các phương tiện hiện có, nếu lại dành riêng hẳn một làn cho xe buýt thì sẽ không còn đường dành cho các phương tiện khác.
Nhưng nếu căn cứ theo cơ sở khoa học, những lý thuyết về làn đường dành riêng cho xe buýt đã nêu trong chương 1, thì việc tạo làn dường dành riêng cho xe buýt hoạt động ở Hà Nội là hoàn toàn có thể thực hiện được. Tuy nhiên cần có sự cân nhắc, lùa chọn giải pháp sao cho hợp lý đối với từng tuyến đường cụ thể.
Qua đánh giá hiện trạng giao thông đô thị, tình hình hoạt động và nhu cầu đi lại bằng VTHKCC ở Hà Nội ta có thể thấy được những triển vọng để có thể phát triển làn dành riêng cho xe buýt vào thời điểm hiện nay là rất lớn, hoàn toàn mang tính khả thi cao.
Thực tế những đường phố có thể ưu tiên cho xe buýt không hẳn phải là những đường phố thật lớn. Với độ rộng tối thiểu là 8,5m-12m là đã có thể áp dụng giải pháp ưu tiên cho xe buýt (ví dụ như ưu tiên chạy ngược chiều trong giê cao điểm). Do đó, mạng lưới đường Hà Nội cũng không phải là quá hẹp không thể tạo làn dành riêng cho xe buýt.
Hơn nữa, việc áp dụng làn dành riêng cho xe buýt thường chỉ áp dụng trên các tuyến trục chính với lưu lượng hành khách lớn, hệ số trùng lặp tuyến cao. Mà ở Hà Nội thì trên các tuyến trục này chất lượng đường phần lớn đều là rất tốt, thường có từ 4-12 làn xe, còn lưu lượng hành khách thì đang rất lớn, vượt quá khả năng đáp ứng của mạng lưới xe buýt hiện nay.
Mét khó khăn đối với việc ưu tiên cho xe buýt là thiết kế quyền ưu tiên tại các nót giao thông. Nhưng hiện nay, Hà Nội đã có hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông khá hiện đại, hoàn toàn có đủ khả năng nâng cấp thành các hệ thống tín hiệu ưu tiên cho xe buýt khi đi qua các giao cắt.
Và một điều hết sức quan trọng nữa là hiện nay nhu cầu sử dụng xe buýt của người dân là rất lớn, dịch vụ xe buýt đang được ủng hộ từ rất nhiều phía, nên khi xuất hiện làn đường dành riêng cho xe buýt thì sẽ tăng khả năng chuyển dịch cơ cấu đi lại từ phương tiện cá nhân sang xe buýt. Vì vậy giao thông ở các làn không ưu tiên có thể giảm bớt đi rất nhiều.
Cuối cùng, chúng ta có nhiều thuận lợi do có thể học tập, rót ra các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới đã áp dụng các giải pháp tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt, mà trong đó có không Ýt những thành phố có điều kiện tương tự như thành phố Hà Nội.
3.1.3Sù cần thiết phải có làn đường dành riêng cho xe buýt. Sù cÇn thiết phải có làn đờng dành riêng cho xe buýt.
Qua phân tích mục đích về việc phát triển làn dành riêng, các triển vọng phát triển của nó tại thành phố Hà Nội, ta có thể thấy nhu cầu về làn dành riêng cho xe buýt tại Hà Nội là khá cấp thiết. Việc tạo làn dành riêng cho xe buýt tại Hà Nội chắc chắn sẽ đem lại những lợi Ých lớn đối với hệ thống VTHKCC bằng xe buýt như:
- Thứ nhất, nó không những giúp cho tốc độ xe buýt được nâng lên mà còn tăng được sự tin cậy và hình ảnh của dịch vụ xe buýt đối với hành khách.
- Thứ hai, nó còn giúp giảm chi phí hoạt động, rút ngắn thời gian đi lại của hành khách, tăng sự an toàn cho cả xe buýt và các phương tiện khác.
- Mét chiếc xe buýt có thể chuyên chở số lượng hành khách gấp 20 lần một chiếc xe con nhưng lại chỉ chiếm diện tích gấp 3 lần, do đó nếu có ưu tiên một làn đường dành riêng chỉ cho xe buýt thì cũng là một điều hoàn toàn hợp lý. Trên thực tế, tình trạng xe buýt bị chậm so với thời gian biểu chạy xe chủ yếu là do nguyên nhân bị các phương tiện khác cản trở trên lé trình, và tắc đường cũng là nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh cho các lái xe buýt, dễ gây mất an toàn cho hành khách và các phương tiện. Chính vì
vậy, việc phải tách riêng làn xe buýt ra khỏi dòng giao thông là hết sức cần thiết và rất phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay ở Hà Nội.
- Và lợi Ých lớn nhất là nó làm nâng cao sức cạnh tranh của xe buýt đối với các phương tiện cá nhân. Do khi hoạt động trong dòng giao thông hỗn tạp, xe buýt thường có tốc độ thấp hơn phương tiện cá nhân, không những thế xe buýt lại mất thêm nhiều thời gian cho việc dừng đỗ đón trả khách nên đã không đủ sức cạnh tranh về mặt thời gian, tốc độ so với phương tiện cá nhân.
- Trong điều kiện đất nước ta còn nghèo, nguồn kinh phí còn eo hẹp thì việc phát triển VTHKCC bằng các phương tiện VTHKCC hiện đại như tàu điện ngầm, tàu điện trên cao đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn, thời gian xây dựng lại lâu. Nên để phục vụ trước mắt thì phương thức hiệu quả nhất vẫn là xe buýt. Việc tạo làn đường dành riêng cho xe buýt chỉ cần mất một khoảng thời gian ngắn, chi phí thấp do chỉ phải đầu tư cải tạo các đường sẵn có và vẫn sử dụng các phương tiện đang vận hành.
3.2Lùa chọn các giải pháp ưu tiên cho xe buýt có thể áp dụng