Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ VTHKCC tại Hà Nội

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Lập phương án tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt tại thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VTHKCC BẰNG XE BUÝT TẠI HÀ NỘI

2.2 Hiện trạng về VTHKCC bằng xe buýt của thành phố Hà Nội. Hiện trạng về VTHKCC bằng xe buýt của thành phố

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ VTHKCC tại Hà Nội

Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ VTHKCC tại Hà Néi.

Vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội đã có lịch sử phát triển gần 100 năm. Khởi đầu là Công ty Xe Điện Hà Nội được thành lập để vận hành một số tuyến xe điện (Tramway) đầu tiên ở Hà Nội. Qua các năm phát triển mạng lưới xe điện đã được mở rộng thành 4 tuyến là: Bờ Hồ - Cầu Giấy; Bờ Hồ - Hà Đông; Yên Phô - Vọng; Bưởi - Bê Hồ - Chợ Mơ, với tổng chiều dài hành trình là 31,6 km và các trục xe điện của Hà Nội đã trở thành các trục phát triển đô thị.

Đến năm 1988, các tuyến xe điện bị dỡ bỏ chỉ giữ lại một đoạn duy nhất từ Quán Thánh đến Bưởi dài 3 Km với 3 tàu hoạt động. Đến năm 1990 tuyến này cũng bị dỡ bỏ hoàn toàn, thay vào đó là chạy thử nghiệm tuyến xe điện bánh lốp (Trolleybus) trên hai tuyến: Bờ Hồ - Hà Đông; Bờ Hồ - Mơ với chiều dài tuyến trung bình là 12 Km. Sau một thời gian hoạt động do có nhiều sự bất cập, không phù hợp với giao thông của thành phố nên đến cuối năm 1993 thì các tuyến Trolleybus cũng ngừng hoạt động.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc dừng hoạt động của hai loại phương tiện trên là do điều kiện khai thác kỹ thuật:

- Không có đường riêng mà đi chung với đường bộ nên không phát huy được tốc độ. Việc dừng xe để hành khách lên xuống ảnh hưởng đến dòng phương tiện trên đường.

- Điều kiện phục vụ kỹ thuật phương tiện, hạ tầng cơ sở (dây điện, trạm biến áp,...) không được cải tiến nên tốc độ chậm, gây cản trở giao thông trên đường và tiếng ồn lớn

Vì vậy, chỉ còn lại xe Bus vẫn được duy trì do tính năng khai thác - kỹ thuật phù hợp với điều kiện khai thác và đáp ứng được phần nào nhu cầu đi lại của thị dân.

Các tuyến xe Bus ở Hà Nội được hình thành từ những năm 1960 và đã phát triển đến 28 tuyến trong nội thành và 10 tuyến vé tháng chuyên trách.

Trong những năm 1980, với số lượng 500 xe Bus các loại đã vận chuyển được 50 triệu lượt hành khách. VTHKCC lúc đó đáp ứng được 20-25% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố.

Những năm 1990, do tác động của sự chuyển đổi cơ chế, vận tải xe Bus của Hà Nội đã chuyển sang chế độ “tự hạch toán kinh doanh”. Kinh doanh xe Bus nội thành bị lỗ nên để đảm bảo nguyên tắc “lấy thu bù chi và kinh doanh có lãi”, công ty xe khách thống nhất đã chuyển hướng hoạt động: Mở rộng phạm vi kinh doanh, kéo dài và mở thêm các tuyến ngoại vi và rút ngắn các tuyến nội thành. Hoạt động của xe Bus công cộng trong thành phố ngày càng suy giảm cả về số lượng luồng tuyến cũng như chất lượng phục vụ hành khách. Người dân thủ đô dần mất lòng tin và thãi quen đi lại bằng xe Bus công cộng.

Trước thực trạng đó, UBND thành phố đã tiến hành tổ chức lại hoạt động vận tải hành khách của Hà Nội: Giải thể công ty xe khách Thống nhất và thành lập 3 công ty (Theo QĐ343/QĐ-UB ngày 24/02/1992)

- Công ty xe khách phía Bắc: làm chức năng vận chuyển hành khách liên tỉnh từ Hà Nội đi các tuyến phía Bắc.

- Công ty xe khách phía Nam: làm chức năng vận chuyển hành khách liên tỉnh từ Hà Nội đi các tuyến phía Nam.

- Công ty xe Bus Hà Nội: làm chức năng vận chuyển hành khách công cộng trong nội thành và trên một số tuyến ven nội.

Công ty xe khách phía Bắc và Công ty xe khách phía Nam là hai đơn vị kinh doanh còn Công ty xe Bus Hà Nội là đơn vị phục vụ và được thành phố trợ giá. Như vậy từ năm 1992, công ty xe Bus Hà Nội là đơn vị duy nhất

thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách công cộng bằng xe Bus ở Hà Nội. Đầu năm 1994, công ty xe điện Hà Nội được Sở GTCC giao nhiệm vụ tiếp nhận 17 xe RENAULT do chính phủ Pháp tài trợ để tổ chức chạy xe trên tuyến Bus mẫu: Cổ Tân- Đuôi Cá. Từ ngày 10-10-1994, sè xe này đã chính thức được đưa vào hoạt động vận chuyển Bus.

Ngoài ra, từ năm 1996 chính phủ và UBND thành phố chủ trương ‘‘ưu tiên phát triển xe Bus”, có nhiều đơn vị trong và ngoài nước đăng ký tham gia vận chuyển xe Bus ở Hà Nội. Ngày 10-10-1998, công ty xe khách Nam Hà Nội đã chính thức khai trương xí nghiệp xe Bus 10-10 tham gia vận chuyển Bus ở Hà Nội. Như vậy, tính đến năm 1998 đã có 3 đơn vị tham gia vận chuyển Bus đó là: Công ty xe Bus, Công ty xe điện Hà Nội và Xí nghiệp xe Bus 10-10, sau một thời gian để đồng thời 3 đơn vị tham gia hoạt động Bus, Uỷ ban nhân dân Thành phố, Sở Giao thông công chính và các ban ngành liên quan đã nhận thấy nổi lên những mặt hạn chế làm kìm hãm sự phát triển chung của xe Bus. Vì vậy ngày 29/6/2001, Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội tại quyết định số 45/2001/QĐ-UB trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng 4 đơn vị:

- Công ty xe Bus Hà Nội - Công ty xe Điện Hà Nội.

- Xí nghiệp xe Bus 10/10.

- Công ty xe du lịch Hà Nội.

Việc thành lập Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội là một chủ trương đúng đắn của UBND Thành phố và Sở Giao thông công chính Hà Nội. Sự hợp nhất 4 đơn vị sẽ cho phép khắc phục được những tồn tại trong hoạt động dịch vụ VTHKCC bằng xe Bus tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, thể hiện trên các bình diện sau:

- Thống nhất một đầu mối việc quản lý sản xuất kinh doanh dịch vụ VTHKCC ở Hà Nội.

- Làm tiền đề cho việc thiết lập mạng lưới tuyến xe Bus liên thông.

- Tránh được tình trạng cạnh tranh không cần thiết trên mạng lưới tuyến xe Bus.

- Tạo thuận lợi trong công tác lập, giao và thực hiện kế hoạch, công tác thanh quyết toán, trợ giá.

- Xỏc định rừ quyền hạn, trỏch nhiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ VTHKCC.

- Đa dạng hoá được hệ thống vé nhằm thu hót được ngày càng nhiều người dân đi xe Bus.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đồng bộ phương tiện vận tải và cơ sở hạ tầng phục vụ VTHKCC.

Quyết định của UBND Thành phố đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho người dân đi xe Bus đó là loại vé tháng liên tuyến được phát hành do Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị phát hành và quản lý (điều này trước đây không thể có do không phân chia được doanh thu giữa các đơn vị khác nhau cùng vận chuyển hành khách).

Như vậy, hiện nay ở Thành phố Hà Nội chỉ có duy nhất một đơn vị tham gia hoạt động VTHKCC bằng xe Bus.

Số liệu thống kê sản lượng VTHKCC của Hà Nội trong bảng 2.6 sẽ cho thấy bức tranh chung về sự phát triển của ngành VTHKCC thủ đô trong thời gian qua.

Bảng 2.6: Sản lượng VTHKCC thành phố Hà Nội qua các năm.

TT Năm Sản lượng VTHKCC (HK/năm)

Xe buýt Xe điện Tổng cộng

01 1980 49.721.590 19.436.400 69.158.000

02 1985 41.422.230 7.778.180 49.200.410

03 1990 19.000.000 386.298 19.386.298

04 1992 2.981.750 - 2.981.750

05 1993 4.838.581 - 4.838.581

06 1994 5.957.662 - 5.957.662

07 1995 6.884.219 - 6.884.219

08 1996 7.138.162 - 7.138.162

09 1997 8.124.515 - 8.124.515

10 1998 9.050.411 - 9.050.411

11 1999 10.994.503 - 10.994.503

12 2000 12.396.419 - 12.396.419

13 2001 15.252.963 - 15.262.963

14 2002 48.800.000 - 48.800.000

15 6 tháng đầu

năm 2003 77.031.179 77.031.179

So với thời kỳ phát triển nhất của VTHKCC (năm 1980) thì sản lượng xe Bus năm 1999 chỉ chiếm 21,1%. Rừ ràng xu hướng thu hẹp về quy mụ và chất lượng phục vụ của VTHKCC ở Hà Nội những năm thập kỷ 90 so với thập kỷ 80 là đi ngược lại xu thế phát triển chung và có thể coi như là giai đoạn khủng hoảng của ngành VTHKCC thủ đô, bởi lẽ:

- Phát triển các lực lượng VTHKCC luôn phải đi trước một bước cùng với xu hướng chung của đô thị hoá.

- Dân số tăng nhanh, tốc độ đô thị hoá cao, thành phố càng hiện đại thì VTHKCC càng phải phát triển nhanh chóng để góp phần hợp lý hoá cơ cấu phương tiện đi lại của thị dân, chống ách tắc giao thông và thiểu hoá tác động tiêu cực đến môi trường từ phía GTVT đô thị.

Cho đến năm 2002, sau khi UBND Thành phố Hà Nội cho phép hợp nhất các doanh nghiệp tham gia VTHKCC bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố và đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, sản lượng hành khách đã tăng với mức đột biến. Điều này đã khẳng định các bước đi và sự định hướng đúng đắn của các ban ngành Thành phố đối với loại hình VTHKCC bằng xe buýt.

Bảng 2.7: Tổng hợp một số chỉ tiêu kết quả hoạt động VTHKCC bằng xe buýt qua các năm.

Chỉ tiêu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng lượt khách

(Triệu HK) 2,981 4,838 5,957 6,884 7,138 8,125 9,050 10,995 12,396 15,253 48,877 Tổng lượng luân chuyển

(106HK.Km) 47,52 69,83 74,55 81,01 85,86 85,31 101,88 122,54 - 220,12 - Tổng lượt xe

(Lượt/năm) 111.739 172.737 183.046 199.570 235.903 278.942 353.276 476.071 - 695.059 1.192.035 Tổng thu bán vé buýt

(Tỷ đồng) 2,831 5,166 5,913 7,505 8,709 9,613 11,111 15,168 - 29,471 -

Doanh thu một lượt xe

(Đồng) 25,34 29,906 32,303 37,605 36,92 34,462 31,451 31,86 - 42,40 - Tổng chi

(Tỷ đồng) 6,546 9,896 10,39 12,25 15,492 15,993 18,632 23,171 - 23,57 - Chi phí một lượt xe

(Đồng) 58.582 57.289 56.761 61.381 65.671 57.334 52.740 48.671 - 33.910 - Tổng trợ giá

(Tỷ đồng) 3,714 4,730 4,436 4,744 6,782 6,380 7,520 10,059 12,800 19,248 53,000 Trợ giá một lượt xe

(Đồng) 33.247 27.383 24.458 23.776 28.754 22.872 21.289 16.811 - - 44.461 Giá thành

(Đồng/HK) 2195,6 2045,4 1738,1 1780,9 2170,4 2110,6 2058,7 2208,7 - - - Giá vé

(Đồng/HK) 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 2.500 2.500 2.500 Trợ giá 1 lượt HK

(Đồng/HK) 1195,6 1045,4 738,1 780,9 1070,4 1110,6 1058,7 1208,7 - 1300,0 1416,6

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật cầu đường Lập phương án tổ chức làn đường dành riêng cho xe buýt tại thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w