Phân tích hồi quy bội cho thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố với mô hình nâng cao ĐLLV của người công nhân NM Phú Hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp SX tại NM phú hữu thuộc công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÔNG NHÂN TRỰC TIẾP SẢN XUẤT TẠI NM PHÚ HỮU THUỘC VICEM HÀ TIÊN

2.4. KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ ĐLLV CỦA NGƯỜI CÔNG NHÂN TẠI NHÀ MÁY PHÚ HỮU

2.4.4. Phân tích hồi quy bội cho thấy sự ảnh hưởng của các nhân tố với mô hình nâng cao ĐLLV của người công nhân NM Phú Hữu

Phương trình hồi quy bội biểu diễn mối quan hệ giữa các nhân tố như sau:

Y = 1X1 + 2 X2 + 3 X3 + 4 X4 + 5 X5 + 6 X6 + 7 X7

 Y là biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán về mức độ thỏa mãn của nhân viên

 1, 2, 3, 4, 5, 6 , 7 là các hệ số hồi quy.

 X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 là các biến độc lập theo thứ tự sau: Quan hệ đồng nghiệp, Đặc điểm công việc, Thi đua – Khen thưởng, Tiền lương, Điều kiện môi trường làm việc, Công tác đào tạo, Thăng tiến,

Kiểm tra các giả định của mô hình

Bảng 2.29: Kiểm định độ phù hợp của mô hình Thống kê các thông số của mô hình

Mô hình

Hệ số R

Hệ số R bình phương

Hệ số R bình phương -hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi Hệ số

R bình phương sau khi đổi

Hệ số F khi đổi

Bậc tự do 1

Bậc tự do 2

Hệ số Sig. F sau khi đổi 1 .875a .765 .756 .27105 .765 89.170 7 192 .000

Thống kê các thông số của mô hình

Mô hình

Hệ số R

Hệ số R bình phương

Hệ số R bình phương -hiệu chỉnh

Sai số chuẩn của ước lượng

Thống kê thay đổi Hệ số

R bình phương sau khi đổi

Hệ số F khi đổi

Bậc tự do 1

Bậc tự do 2

Hệ số Sig. F sau khi đổi 1 .875a .765 .756 .27105 .765 89.170 7 192 .000

a. Dự báo: (hằng số): Đặc điểm công việc, Tiền lương, Công tác đào tạo, Điều kiện môi trường làm việc, Thi đua – Khen thưởng, Thăng tiến, Quan hệ đồng nghiệp

b. Biến phụ thuộc: Đánh giá chung về tình hình nâng cao ĐLLV của người công nhân tại NM Phú Hữu

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0 Trước khi phân tích các kết quả thu được ở trên, ta cần kiểm tra các giả định trong hồi quy tuyến tính. Nếu các giả định này không thỏa được các yêu cầu. Kiểm tra giả định về mối tương quan giữa các biến độc lập là đo lường đa cộng tuyến (Collinearlity Diagnostics). Các công cụ chuẩn đoán đa cộng tuyến có thể sử dụng là:

Độ chấp nhận của biến (Tolerance), hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF).

Độ chấp nhận của biến (Tolerance): Nếu độ chấp nhận của biến nhỏ là dấu hiệu đa cộng tuyến. Hệ số phóng đại phương sai (VIF) là nghịch đảo của độ chấp nhận của biến (Tolerance). Nếu VIF lớn hơn 10 đó là dấu hiệu đa cộng tuyến. Giá trị sig. của trị thống kê F của mô hình đầy đủ dù rất nhỏ, cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy tổng thể bằng 0. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với tổng thể. Giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0.765, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 76.5% hay nói cách khác, hơn 76.5% sự khác biệt trong đánh giá của người công nhân vể tình hình nâng cao ĐLLV tại NM Phú Hữu.

Bảng 2.30: Kết quả phân tích phương sai Mô hình Tổng bình phương Bậc tự

do

Bình phương

trung bình Hệ số F Hệ số Sig.

1 Hồi quy 45.858 7 6.551 89.170 .000b

Phần dư 14.106 192 .073

Tổng cộng 59.964 199

a. Dự báo: (hằng số): Đặc điểm công việc, Tiền lương, Công tác đào tạo, Điều kiện môi trường làm việc, Thi đua – Khen thưởng, Thăng tiến, Quan hệ đồng nghiệp

b. Biến phụ thuộc: Đánh giá chung về tình hình nâng cao ĐLLV của người công nhân tại NM Phú Hữu

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0 Giá trị sig. của trị thống kê F của mô hình đầy đủ dù rất nhỏ, cho thấy sẽ an toàn khi bác bỏ giả thuyết Ho cho rằng tất cả các hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy tổng thể bằng 0. Kiểm nghiệm F với sig F = 0.00 < 0.05 cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu.

Bảng 2.31: Kết quả phân tích hồi qui

Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số chuẩn hóa

t

Mức ý nghĩa Sig.

Tương quan Thống kê đa cộng tuyến

B

Sai số chuẩn

Hệ số Beta

Zero- order

Riêng phần

Từng phần

Độ chấp nhận của biến

Hệ số phóng đại phương sai (hằng số) -.167 .190 -.878 .381

QHDN .081 .033 .088 2.473 .014 .964 1.038

CV .142 .029 .200 4.970 .000 .759 1.317

TDKT .268 .033 .341 8.121 .000 .696 1.436

TL .195 .027 .283 7.177 .000 .791 1.265

DKMTLV .068 .028 .101 2.447 .015 .712 1.404

DT .067 .029 .085 2.320 .021 .907 1.103

TT .222 .033 .284 6.769 .000 .698 1.433

a. Biến phụ thuộc: Đánh giá chung về tình hình nâng cao ĐLLV của người công nhân tại NM Phú Hữu

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0 Phân tích bảng kết quả hồi qui, ta thấy độ chấp nhận của biến (Tolerance) là tương đối tốt (nhỏ nhất là 0.696) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) không lớn hơn 10 (lớn nhất là 1.436 < 2). Như vậy giả định về tương quan giữa các biến độc lập không bị vi phạm – không có hiện tượng đa cộng tuyến.  Các biến độc lập tham gia vào mô hình đều có mối liên hệ tốt với biến phụ thuộc và có khả năng sử dụng các hệ số hồi quy này để giải thích hay lượng hóa mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Các hệ số  chuẩn hóa, ta thấy cả 7 nhân tố đều có mối quan hệ tuyến tính với Sig t = 0.00 < 0.05.

Phương trình hồi quy bội được xác định như sau:

Y = 0.088X1 + 0.200X2 + 0.341X3 + 0.283X4 + 0.101X5 + 0.085X6 + 0.284X7 Hoặc: Đánh giá về động lực của người công nhân = 0.088 (quan hệ đồng nghiệp) + 0.200 (công việc) + 0.341 (thi đua khen thưởng) + 0.283 (tiền lương) + 0.101 (Điều kiện môi trường làm việc) + 0.085 (Đào tạo) + 0.248 ( Thăng tiến) Từ kết quả phân tích hồi quy (phụ lục), sig của 7 nhân tố đều có mối quan hệ tuyến tính với động lực của người công nhân và có ý nghĩa thống kê (sig. < 0.05)

Nhân tố Thi đua khen thưởng có mức ảnh hưởng cao nhất ( = 0.341). Chính sách thi đua khen thưởng đáp ứng các nhu cầu của người công nhân, đảm bảo được sự công bằng của người công nhân khi họ hết mình tham gia công tác tại NM Phú Hữu

Khi công tác tại NM Phú Hữu, người công nhân đều phải chú ý quan tâm đến công tác đào tạo. Qua hàm hồi quy ở trên ta thấy yếu tố thăng tiến giữ vị trí thứ hai với

= 0.284 đã giải thích được. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố tiền lương xếp vị trí thứ 3 ( = 0.283). Tiền lương có phần thỏa đáng với công việc mà người công nhân đang

đảm trách. Yếu tố công việc xếp vị trí thứ tư trong các yếu tố ảnh hưởng ( = 0.200). Yếu tố điều kiện môi trường làm việc xếp vị trí thứ năm với  = 0.101, yếu tố quan hệ đồng nghiệp sếp thứ 6 với  = 0.088. Cuối cùng, yếu tố công tác đào tạo có kết quả là  = 0.085.

Chấp nhận 7 giả thuyết đã đặt ra.

Thứ nhất: đặc điểm công việc, điều kiện môi trường làm việc, công tác đào tạo, thăng tiến, thi đua khen thưởng, quan hệ đồng nghiệp không thay đổi, nếu tiền lương tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.283.

Thứ hai: tiền lương, điều kiện môi trường làm việc, công tác đào tạo, thăng tiến, thi đua khen thưởng, quan hệ đồng nghiệp không thay đổi, nếu đặc điểm công việc tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.200.

Thứ ba: tiền lương, đặc điểm công việc, công tác đào tạo, thăng tiến, thi đua khen thưởng, quan hệ đồng nghiệp không thay đổi, nếu điều kiện môi trường làm việc tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.101.

Thứ tư: tiền lương, đặc điểm công việc, điểu kiện môi trường làm việc, thi đua khen thưởng, thăng tiến, quan hệ đồng nghiệp không thay đổi, nếu đào tạo tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.085.

Thứ 5: tiền lương, đặc điểm công việc, điều kiện môi trường làm việc, công tác đào tạo, thăng tiến, quan hệ đồng nghiệp không thay đổi, nếu thi đua khen thưởng tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.341.

Thứ sáu: tiền lương, đặc điểm công việc, điều kiện môi trường làm việc, công tác đào tạo, thăng tiến, thi đua khen thưởng không thay đổi, nếu quan hệ đồng nghiệp tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.088.

Thứ bảy: tiền lương, đặc điểm công việc, điều kiện môi trường làm việc, công tác đào tạo, thi đua khen thưởng không thay đổi, nếu thăng tiến tăng lên 1 thì mức độ đánh giá về ĐLLV của người công nhân tăng lên 0.248.

2.4.5. Đánh giá cảm nhận của người công nhân đối với ĐLLV tại NM Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp SX tại NM phú hữu thuộc công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)