Thiết kế nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp SX tại NM phú hữu thuộc công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 65)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.1.1. Thiết kế nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện qua hai bước chính:

Nghiên cứu sơ bộ định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu định tính này được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung.

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi chi tiết nhằm đánh giá các thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết đã được đặt ra.

Bảng 2.6: Nội dung nghiên cứu

Giai đoạn Trình tự thực hiện Thời gian thực hiện

NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Xây dựng dàn bài thảo luận

Từ tháng 07 – 08/2014 Tiến hành thảo luận nhóm và thảo

luận chuyên gia (tổng cộng 20 người)

Khám phá các nhân tố có khả năng tác động đến ĐLLV của người công nhân

NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Xây dựng thang đo trong bảng câu hỏi Từ tháng 09 – 11/2014 Xác định mẫu và thực hiện phỏng vấn trực tiếp (tổng cộng 200 người công nhân) Tổng hợp, xử lí sơ bộ dữ liệu

Phân tích dữ liệu bằng chương trình SPSS 20.0

Sơ đồ 2.2 : Quy trình nghiên cứu 2.4.1.2. Nghiên cứu định tính.

 Mục đích của bước nghiên cứu định tính là nhằm khám phá sự thỏa mãn và mong muốn của người công nhân thông qua khám phá các nhân tố tác động đến ĐLLV của người công nhân tại NM Phú Hữu các phần tử của mẫu được lựa chọn chi tiết đảm bảo thỏa mãn được đặc tính của thị trường nghiên cứu. Đối với cuộc nghiên cứu này thì đối tượng được chọn là các gồm có công nhân tại Phú Hữu

Thảo luận nhóm điều chỉnh (định lượng sơ bộ)

(n=100)

Thang đo chính thức Cơ sở lý thuyết Thang đo nháp 1

Định lượng chính thức

(n=200)

Tương quan Hồi qui tuyến tính bội Kiểm tra tương quan biến tổng

Kiểm tra Cronback’s Alpha

Kiểm tra trọng số EFA, Nhân tố và phương sai trích

Lương, phúc lợi Điều kiện làm việc Đặc điểm công việc

Đào tạo và thăng tiến

Khen thưởng

Mô hình ĐLLV của người công nhân tại NM Phú

Hữu

Quan hệ làm việc

Sơ đồ 2.3: Mô hình động lực làm việc

 Thiết kế bảng câu hỏi thảo luận, thăm dò ý kiến của các đối tượng phỏng vấn

 Phương pháp thu thập thông tin được sử dụng thông qua hình thức thảo luận nhóm và thảo luận mặt đối mặt dựa theo một dàn bài thảo luận gồm những câu hỏi thiết kế nêu trên. Sau khi đã chọn được đối tượng tham gia phỏng vấn thì tiếp theo là trình bày ngắn gọn nội dung nghiên cứu, giải thích bảng câu hỏi và hướng dẫn người công nhân cách trả lời.

 Thu hồi các câu trả lời, tổng hợp kết quả và rút ra được những ý kiến chung, khám phá các nhân tố có ảnh hưởng đến sự gắn bó của người công nhân nhằm phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Nhìn chung, người công nhân quan tâm nhiều đến các nhân tố như: thu thập, điều kiện và môi trường làm việc, bản chất công việc, đào

tạo, khen thưởng và thăng tiến, trao quyền và giám sát như mô hình nghiên cứu đã

đề xuất ra. Áp dụng phương pháp chuyên gia kết hợp với phần thảo luận nhóm.

2.4.1.3. Nghiên cứu định lượng.

Kiểm định mô hình lý thuyết đã đặt ra, đo lường các nhân tố tác động nhằm xác định cụ thể mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến ĐLLV của người công nhân thông

qua các chỉ tiêu đã được mô phỏng trong bảng câu hỏi phỏng vấn có được từ nghiên cứu định tính.

Kết cấu bảng câu hỏi nghiên cứu

Phần 1: Gồm phần chào hỏi, giới thiệu về đề tài nghiên cứu

Phần 2: Gồm phần câu hỏi về thông tin của người được phỏng vấn, những thông tin này được sử dụng để làm tiêu chí phân loại và so sánh sự khác biệt giữa các nhóm trong quá trình phân tích dữ liệu

Phần 3: Gồm phần câu hỏi khảo sát nhằm mục tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của người công nhân trong NM Phú Hữu

2.4.2. Xây dựng thang đo cho việc tạo ĐLLV cho người công nhân

Thang đo được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và phần nghiên cứu định tính về ĐLLV của người công nhân trong NM Phú Hữu gồm:

 Thang đo định danh dùng để mô tả thông tin cá nhân cũng như hiểu biết của người công nhân đối với việc tạo động lực trong NM Phú Hữu

 Thang đo liker từ giá trị 1 là rất không đồng ý đến 5 là rất đồng ý được dùng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến ĐLLV của người công nhân trong NM Phú Hữu

2.4.2.1. Thang đo mức độ hài lòng với công việc

Là đặc điểm tính chất công việc, mục tiêu, cơ hội phát triển nghề nghiệp, mức độ ưa thích công việc tác động lên ĐLLV của người công nhân trong NM Phú Hữu. Do đó, thang đo mức độ hài lòng với công việc gồm năm biến quan sát, kí hiệu CV1 đến CV5

Bảng 2.7: Thang đo mức độ hài lòng với công việc

CV MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỚI CÔNG VIỆC Mức độ đồng ý

CV2 Khối lượng công việc của anh/chị là chấp nhận được

1 2 3 4 5

CV3 Bản thân của anh/chị rất hài lòng với công việc của mình

1 2 3 4 5

CV4 Anh/chị rất tự hào khi nói với người khác về công ty anh/chị đang làm việc

1 2 3 4 5

CV5 Công việc của anh/chị có nhiều thử thách thú vị 1 2 3 4 5

2.4.2.2. Thang đo tiền lương

Là thang đo xoay quanh các thu nhập mà người công nhân nhận được có phù hợp với kết quả làm việc, công bằng hay phù hợp với các công ty cùng điều kiện không. Do đo, thang đo tiền lương bao gồm các biến đánh giá những nội dung như bảng , thang đo này gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ TL1đến TL5

Bảng 2.8: Thang đo tiền lương

TL TIỀN LƯƠNG Mức độ đồng ý

TL1 Chính sách tiền lương theo mức độ hoàn thành công việc

1 2 3 4 5

TL2 Hệ thống lương được quy định rõ ràng, minh bạch

1 2 3 4 5

TL3 Phụ cấp lương hợp lý 1 2 3 4 5 TL4 Anh/chị được trả lương xứng đáng cho

trách nhiệm và chất lượng công việc

1 2 3 4 5

TL5 Mức lương của anh/chị tốt hơn so với những công ty khác

1 2 3 4 5

2.4.2.3. Thang đo công tác đào tạo

Là cơ hội được đào tạo nói chung (chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, nâng cao trình độ, chính trị…) tác động lên ĐLLV của người công nhân trong NM Phú Hữu. Do đó, thang đo đào tạo bao gồm các biến quan sát, kí hiệu từ DT1 đến DT5

Bảng 2.9: Thang đo công tác đào tạo

DT1 Anh/chị được tham gia các khóa huấn luyện cần thiết để làm việc hiệu quả

1 2 3 4 5

DT2 Chương trình đào tạo của công ty đem lại hiệu quả tốt

1 2 3 4 5

DT3 Công ty thường xuyên đào tạo để nâng cao trình độ cho các cán bộ - công nhân viên

1 2 3 4 5

DT4 Anh/chị hài lòng với chương trình đào tạo của công ty

1 2 3 4 5

DT5 Sau khi tham gia khóa đào tạo anh/chị cảm

thấy tự tin hơn để làm việc

1 2 3 4 5

2.4.2.4. Thang đo điều kiện và môi trường làm việc

Bao gồm thời gian, điều kiện, trang thiết bị an toàn khi làm việc của người công nhân. Do đó, thang đo này bao gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ DKMTLV1 đến DKMTLV5

Bảng 2.10: Thang đo điều kiện và môi trường làm việc

DKMTLV ĐIỀU KIỆN, MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Mức độ đồng ý DKMTLV1 Thời gian làm việc hợp lý 1 2 3 4 5 DKMTLV2 Trang thiết bị của công ty đầy đủ 1 2 3 4 5 DKMTLV3 Công tác bảo hộ lao động rất an toàn 1 2 3 4 5 DKMTLV4 Anh/chị được cung cấp đầy đủ dụng cụ &

thiết bị bảo hộ lao động ở nơi làm việc

1 2 3 4 5

DKMTLV5 Ban lãnh đạo thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo về sức khỏe nghề nghiệp và an toàn nơi làm việc cho toàn bộ nhân viên

1 2 3 4 5

2.4.2.5. Thang đo công tác thi đua, khen thưởng

Bao gồm các hình thức thi đua, khen thưởng tương xứng sát với yêu cầu nhiệm vụ và khi hoàn thành tốt công việc tại Phú Hữu. Do đó, thang đo này bao gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ TDKT1 đến TDKT5

Bảng 2.11: Thang đo công tác thi đua, khen thưởng

TDKT1 Chính sách thi đua, khen thưởng công bằng, rõ ràng, minh bạch

1 2 3 4 5

TDKT2 Tiêu chí thi đua sát với yêu cầu nhiệm vụ 1 2 3 4 5

TDKT3 Mức khen thưởng tương xứng với sự cống hiến của nhân viên

1 2 3 4 5

TDKT4 Thi đua đảm bảo tính thống nhất đồng bộ 1 2 3 4 5

TDKT5 Có tác dụng khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người lao động

1 2 3 4 5

2.4.2.6. Thang đo thăng tiến

Bao gồm các hình thức thăng tiến khi hoàn thành tốt công việc. Do đó, thang đo này bao gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ TT1 đến TT5

Bảng 2.12: Thang đo thăng tiến

TT THĂNG TIẾN Mức độ đồng ý

TT1 Anh/chị có cơ hội thăng tiến khi hoàn thành tốt công việc được giao

1 2 3 4 5

TT2 Anh/chị hài lòng với mục tiêu thăng tiến của NM Phú Hữu

1 2 3 4 5

TT3 Cấp trên luôn ghi nhận những thành tích mà anh/chị đạt được

1 2 3 4 5

TT4 Anh/chị được tạo nhiều điều kiện, cơ hội phát triển bản thân

1 2 3 4 5

TT5 Chính sách thăng tiến của NM Phú Hữu luôn công bằng

1 2 3 4 5

2.4.2.7. Thang đo quan hệ đồng nghiệp

Bao gồm các hình thức quan hệ đồng nghiệp tác động lên ĐLLV của người công nhân tại NM Phú Hữu. Do đó, thang đo này bao gồm năm biến quan sát, kí hiệu từ QHDN1 đến QHDN5

Bảng 2.13: Thang đo quan hệ đồng nghiệp

QHDN1 Anh/chị làm việc rất tốt với đồng nghiệp 1 2 3 4 5 QHDN2 Cấp trên luôn lắng nghe ý kiến và tôn

trọng anh/chị

1 2 3 4 5

QHDN3 Anh/chị cảm thấy môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân/ không đối xử theo cảm tính

1 2 3 4 5

QHDN4 Anh/chị học được rất nhiều từ những người tôi làm việc chung

1 2 3 4 5

QHDN5 Đồng nghiệp luôn thân thiện, cởi mở 1 2 3 4 5

2.4.3. Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 2.4.3.1. Phân tích các nhân tố nghiên cứu 2.4.3.1. Phân tích các nhân tố nghiên cứu

Qua khảo sát, ta nhận thấy mẫu nghiên cứu có độ tuổi tương đối trẻ, tập trung chủ yếu dưới mức 30 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỉ lệ cao nhất với 82 phiếu (tương đương chiếm 41%); kế đến là độ tuổi từ 31 - 40 có 69 phiếu (chiếm tỷ lệ 34.5%)

Thống kê dựa trên độ tuổi, giới tính

Bảng 2.14: Thống kê dựa trên giới tính của mẫu nghiên cứu Giới tính Quan sát Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn

Nam 154 77.0 77.0

Nữ 46 23.0 100.0

Tổng 200 100.0

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.15: Thống kê dựa trên độ tuổi

Độ tuổi Quan sát Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn Dưới 30 82 41.0 41.0 Từ 31 – 40 69 34.5 75.5 Từ 41 – 50 36 18.0 93.5 Trên 50 13 6.5 100.0 Tổng 200 100.0

Nhận xét: Công việc của người công nhân tại NM Phú Hữu thường yêu cầu những người trẻ trung, năng động. Độ tuổi dưới 30 có 82 phiếu (tương ứng với 41%), nhóm tuổi từ 31 – 40 có 69 phiếu (tương ứng với 34.5%), nhóm tuổi từ 41 - 50 có 36 phiếu (tương ứng với 18%), còn lại là nhóm tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ không đáng kể (chỉ 6.5%%). Nhìn chung, công việc tại NM Phú Hữu thiên về kỹ thuật nên số nam có phần chênh lệch một ít so với số nữ. Người công nhân nữ chủ yếu thuộc khối hành chánh, chăm sóc khách hàng và giao dịch tại NM.

Thống kê mẫu dựa trên thu nhập

Bảng 2.16: Thống kê mẫu dựa trên thu nhập của mẫu nghiên cứu

Thu nhập Quan sát Tỷ lệ % Tỷ lệ % cộng dồn Dưới 3 triệu đồng 1 .5 .5 Từ 3 triệu – 6 triệu 75 37.5 38.0 Từ 6 triệu – 8 triệu 92 46.0 84.0 Trên 8 triệu 32 16.0 100.0 Tổng 200 100.0

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Nhận xét: Theo như nghiên cứu, thu nhập hàng tháng của người công nhân chủ yếu từ 6 - 8 triệu, có 92 người, tương ứng 46%. Số lượng người công nhân có mức thu nhập trên 8 triệu là 32 người, chiếm tỷ lệ 16%. Có 01 mẫu nghiên cứu có thu nhập dưới 3 triệu (chiếm tỷ lệ 0.5%) và 75 người đạt mức thu nhập từ 3 – 6 triệu (tương đương 37.5%%). Qua đó, chúng ta có thể thấy, thu nhập của các người công nhân tương đối vừa so với mặt bằng chung của xã hội.

2.4.3.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng (item – total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.7 trở lên (Nguyễn Đình Thọ). Hệ số tin cậy Cronbach Alpha của 7 thành phần trong thang đo động lực làm việc của người công nhân tại NM Phú Hữu như sau:

Bảng 2.17: Kết quả hệ số tin cậy Cronbach Alpha các thang đo Tên thang đo Quan sát Cronbach's Alpha Giá trị

Công việc 5 .788 Thỏa yêu cầu Tiền lương 5 .747 Thỏa yêu cầu Công tác đào tạo 5 .791 Thỏa yêu cầu Điều kiện môi trường

làm việc 5 .777

Thỏa yêu cầu Thi đua - Khen thưởng 5 .802 Thỏa yêu cầu Thăng tiến 5 .794 Thỏa yêu cầu Quan hệ đồng nghiệp 5 .805 Thỏa yêu cầu

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.18: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố thang đo công việc Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến CV1 13.9050 9.554 .582 .743 CV2 13.9850 10.095 .582 .743 CV3 14.2950 10.279 .526 .761 CV4 14.4350 10.046 .587 .742 CV5 14.4800 10.160 .552 .753

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.19: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố thang đo tiền lương Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến TL1 13.4850 8.864 .479 .714 TL2 13.5600 8.529 .586 .678 TL3 13.8250 8.045 .552 .687 TL4 13.4750 8.411 .613 .668 TL5 13.3150 8.920 .363 .762

Bảng 2.20: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố thang đo công tác đào tạo Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến DT1 12.8150 6.242 .575 .750 DT2 12.9750 6.638 .569 .752 DT3 13.0850 6.681 .568 .753 DT4 12.9650 6.144 .619 .735 DT5 13.0800 6.536 .522 .767

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.21: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố thang đo điều kiện môi trường làm việc Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến DKMTLV1 12.4500 9.193 .629 .708 DKMTLV2 12.9900 9.467 .572 .729 DKMTLV3 12.3800 10.900 .577 .734 DKMTLV4 12.2350 10.894 .443 .770 DKMTLV5 12.2850 9.803 .555 .735

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.22: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố trong thang đo thi đua khen thưởng Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

TDKT1 12.8750 6.502 .565 .771 TDKT2 13.0700 6.709 .597 .761

TDKT3 13.1600 6.778 .581 .766 TDKT4 13.0050 6.296 .651 .743 TDKT5 13.1100 6.531 .539 .780

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.23: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố trong thang đo thăng tiến Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến TT1 13.8450 7.056 .509 .775 TT2 14.0800 6.828 .568 .756 TT3 13.8700 6.556 .678 .721 TT4 13.9700 6.773 .608 .743 TT5 14.1750 6.979 .510 .775

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu trên SPSS 20.0

Bảng 2.24: Kết quả hệ số tin cậy các yếu tố trong thang đo quan hệ đồng nghiệp

Biến

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp SX tại NM phú hữu thuộc công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)