Thuyết hai nhân tố F Herzberg

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp SX tại NM phú hữu thuộc công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 32 - 33)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.4.3. Thuyết hai nhân tố F Herzberg

 Phát hiện của Herzberg đã tạo ra một sự ngạc nhiên lớn vì nó đã đảo lộn nhận thức thông thường. Các nhà quản lý thường cho rằng đối ngược với thỏa mãn là bất mãn và ngược lại. Nhưng Herzberg lại cho rằng đối nghịch với bất mãn không phải là thỏa mãn mà là không bất mãn và đối nghịch với thỏa mãn không phải là bất mãn mà là không thỏa mãn. Các nhân tố liên quan đến sự thỏa mãn đối với công việc được gọi là nhân tố động viên – nhân tố bên trong. Các nhân tố liên quan đến bất mãn được gọi là các nhân tố duy trì - nhân tố bên ngoài.

 Đối với các nhân tố động viên nếu được giải quyết tốt sẽ tạo ra sự thỏa mãn từ đó động viên người công nhân làm việc tích cực, chăm chỉ hơn. Nhưng nếu không được giải quyết tốt thì tạo ra tình trạng không thỏa mãn chứ chưa chắc gây bất mãn. Trong khi đó đối với các nhân tố duy trì nếu giải quyết không tốt sẽ tạo ra sự bất mãn, nếu giải quyết tốt sẽ tạo ra tình trạng không bất mãn chứ chưa chắc có tình trạng thoả mãn.

Bảng 1.1: Thuyết hai nhân tố F. Herzberg

Nhân tố động viên Nhân tố duy trì

Đạt kết quả mong muốn.

Sự thừa nhận của tổ chức, lãnh đạo và đồng nghiệp.

Trách nhiệm.

Sự tiến bộ, thăng tiến

Sự tăng trưởng như mong muốn.

Chế độ, chính sách của tổ chức.

Sự giám sát trong công việc không thích hợp.

Các điều kiện làm việc không đáp ứng mong đợi của nhân viên.

Lương bổng, phúc lợi không phù hợp Quan hệ với các cấp không tốt

 Học thuyết này giúp cho các nhà quản trị biết được các yếu tố gây ra sự bất mãn cho nhân viên và từ đó tìm cách loại bỏ những nhân tố này. Ví dụ, nhân viên có thể bất mãn với công việc vì mức lương của họ quá thấp, cấp trên giám sát quá nghiêm khắc, quan hệ với đồng nghiệp không tốt. Như vậy, nhà quản trị phải tìm cách cải thiện mức lương, giảm bớt giám sát và xây dựng tình đồng nghiệp tốt hơn.

 Tuy nhiên khi các nhân tố gây bất mãn được loại bỏ thì cũng không có nghĩa là nhân viên sẽ hài lòng. Nếu muốn động viên nhân viên, làm cho họ hài lòng trong công việc thì người quản trị cần chú trọng đến những yếu tố như sự thành đạt, sự thừa nhận và giao việc. Ví dụ, nhân viên sẽ cảm thấy hài lòng với công việc khi họ được giao việc đúng khả năng và tính cách của mình, có cơ hội để học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và được thăng tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao động lực làm việc cho công nhân trực tiếp SX tại NM phú hữu thuộc công ty cổ phần xi măng hà tiên 1 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)