Dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 75 - 82)

Chương 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM, CHI NHÁNH TP THÁI NGUYÊN

3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên

3.2.2. Dư nợ tín dụng

* Tình hình dư nợ tín dụng

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn rất chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

Bảng 3.2. Tình hình dư nợ tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh TP Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015/2014 Năm 2016 Năm 2016/2015

Số tiền % Số tiền % +/- % Số tiền % +/- %

Tổng dư nợ tín dụng 996,8 100 1.098,5 100 101,7 10,20 1.245,9 100 147,4 13,42 Theo thời gian

1. Ngắn hạn 705,2 70,75 926,4 84,33 221,2 31,37 1.062,8 85,30 136,4 14,72 2. Trung dài hạn 291,6 29,25 172,1 15,67 -119,50 -40,98 183,1 14,70 11,0 6,39 Theo hình thức

cho vay

1. Bán lẻ 702,3 70,46 789,9 71,91 87,6 12,47 874,7 70,21 84,8 10,74 2. DN, TCKT 294,5 29,54 308,6 28,09 14,1 4,79 371,2 29,79 62,6 20,29 Theo TSĐB

1. CV có TSĐB 838,4 84,11 980,6 89,27 142,2 16,96 1.110,4 89,12 129,8 13,24 2. CV không có

TSĐB 158,4 15,89 117,9 10,73 -40,50 -25,57 135,5 10,88 17,6 14,93

Theo thành phần kinh tế

1. Cho vay DNNN 50,6 5,08 43,4 3,95 (7,2) -14,23 45,7 3,67 2,3 5,30

2. cho vay ngoài QD 946,2 94,92 1.055,1 96,05 108,9 11,51 1.200,2 96,33 145,1 13,75 Theo loại tiền

1. VNĐ 996,8 100,00 1.098,5 100,00 101,7 10,20 1.245,9 100,00 147,4 13,42

2. Ngoại tệ 0 0 0 0 -

Tốc độ tăng 10,20 13,42

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cho vay trong hoạt động tín dụng của NH, trong những năm qua, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên luôn coi trọng công tác này, với phương châm: “An toàn - Hiệu quả - Bền vững”. Chính vì thế, công tác cho vay tại Chi nhánh ngày càng được nâng cao về chất và lượng (số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng hiện nay là hơn 3.882 khách hàng), đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Biểu đồ 3.1. Tình hình dư nợ tín dụng tại Agrbank TP Thái Nguyên (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank

TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

996.8

1098.5

1245.9

0 200 400 600 800 1000 1200 1400

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Thông qua số liệu ở bảng 3.2 và đồ thị 3.1 cho thấy: Dư nợ tín dụng có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng. Năm 2015, dư nợ tín dụng là 1.098,5 tỷ đồng tăng 101,7 tỷ đồng so với năm 2014 (tương ứng với tốc độ tăng là 10,2%).

Đến năm 2016, dư nợ là 1.245,9 tỷ đồng, tốc độ tăng dư nợ tín dụng là 113,42 % so với năm 2015, mức tăng tuyệt đối là 147,4 tỷ đồng. Nguyên nhân việc tăng dư nợ tín dụng ở mức độ cao là do so với các năm trước lãi suất cho vay đã giảm do những chính sách từ lãnh đạo Chi nhánh nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp hấp thụ vốn để sản xuất kinh doanh khi mà từ sau năm 2012 nền kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi sau thời kỳ khủng hoảng.

Bên cạnh đó kết hợp với việc cho vay khách hàng tốt, mở rộng tín dụng ra các ngành nghề kinh tế khác, song song với việc giảm nợ xấu của các DNNVV thuộc lĩnh vực xây dựng đang còn dư nợ xấu cao thì chi nhánh cũng chú trọng phát triển khách hàng mới có là DNNVV có tiềm lực tài chính mạnh thuộc các ngành nghề như: Sản xuất kinh doanh đồ gỗ, đỗ mỹ nghệ… Cũng như tài trợ vốn cho DNNVV để doanh nghiệp có nguồn vốn phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.

* Dư nợ tín dụng chia theo thời hạn cho vay

Bảng 3.3.Tình hình dư nợ tín dụng chia theo thời gian tại Agribank, chi

nhánh TP Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền % Số tiền % 2015/2014

Số tiền % 2016/2015

+/- % +/- %

Tổng dư nợ

tín dụng 996,8 100 1.098,5 100 101,7 10,20 1.245,9 100 147,4 13,42 1. Ngắn hạn 705,2 70,75 926,4 84,33 221,2 31,37 1.062,8 85,30 136,4 14,72 2. Trung dài

hạn 291,6 29,25 172,1 15,67 -119,50 -

40,98 183,1 14,70 11,0 6,39

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Biểu đồ 3.2. Tỷ trọng dư nợ tín dụng chia theo thời gian tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh TP Thái Nguyên

Qua số liệu tổng hợp ở bảng 3.3 và biểu đồ 3.2 ta thấy quy mô dư nợ tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đều tăng lên, trong đó dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn dư nợ trung dài hạn (70,75% năm 2014, 84,33 % năm 2015, 85,3% năm 2016) do chi nhánh cho vay phần lớn là các cá nhân, hộ gia đình, mà chủ yếu sử dụng sản phẩm vay ngắn hạn nhằm cung ứng vốn lưu động trong kinh doanh như thanh toán tiền hàng, mua nguyên vật liệu….

0 20 40 60 80 100

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

70.75 84.33

85.3

29.25 15.67 14.7

Ngắn hạn Trung hạn

Dư nợ tín dụng ngắn hạn năm 2015 tăng so với năm 2014 là 221,2 tỷ đồng.

Nguyên nhân do năm 2015 chi nhánh tích cực cho vay những doanh nghiệp, cá nhân có uy tín, làm ăn có hiệu quả. Sang năm 2016 là năm phấn đấu nỗ lực hơn nữa trong việc mở rộng tín dụng đối với cá nhân có tiềm năng phát triển, vì thế dư nợ ngắn hạn tăng 136,4 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng với tốc độ tăng là 14,72%.

Dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn so với dư nợ tín dụng ngắn hạn và có xu hướng giảm mạnh năm 2015 là 172,1 tỷ đồng giảm 119,5 tỷ đồng so với năm 2014 và năm 2016 tăng lên là 183,1 tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng so với năm 2015 cho thấy các nền kinh tế khó khăn nên các doanh nghiệp không đầu tư nhiều vào tài sản cố định như máy móc, thiết bị, kho bãi nhà xưởng.

Dư nợ cho vay trung dài hạn tại chi nhánh vẫn cao là do nhu cầu của khách hàng và Agribank không tính phí phạt cho các khoản trả nợ trước hạn, nên khách hàng lựa chọn vay trung dài hạn đề chủ động trong việc trả nợ.

Hiện nay, xu hướng của các ngân hàng là tập trung theo hướng ngân hàng bán lẻ. Chi nhánh đang dần thực hiện chuyển đổi theo hướng này. Cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:

* Dư nợ tín dụng chia theo hình thức cho vay

Bảng 3.4. Tình hình dư nợ theo hình thức cho vay tại Agribank TP Thái Nguyên ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số

tiền % Số tiền %

Năm

2015/2014 Số

tiền %

Năm 2016/2015

+/- % +/- %

Tổng dư nợ 996,8 100 1.098,5 100 101,7 10,20 1.245,

9 100 147,4 13,42

tín dụng Theo hình thức cho vay

1. Bán lẻ 702,3 70,46 789,9 71,91 87,6 12,47 874,7 70,21 84,8 10,74 2. DN, TCKT 294,5 29,54 308,6 28,09 14,1 4,79 371,2 29,79 62,6 20,29

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Biểu đồ 3.3. Tỷ trọng dư nợ tín dụng theo hình thức cho vay tại Agribank - Chi nhánh TP Thái Nguyên

Từ bảng số liệu ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.3 trên ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ của chi nhánh không có sự biến động lớn và chiếm tỷ trọng cao (trên70% tổng dư nợ). Năm 2014 chiếm tỷ trọng 70,46%, năm 2015 là 71,91%

và 70,21% là của năm 2016. Trong khi đó tỷ trọng cho vay DN, TCKT chỉ ở mức gần 30% tổng dư nợ tín dụng.

* Dư nợ tín dụng chia theo thành phần kinh tế

Bảng 3.5. Tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Agribank, chi nhánh TP Thái Nguyên

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số

tiền % Số

tiền %

Năm

2015/2014 Số tiền %

Năm 2016/2015

+/- % +/- %

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

70.46 71.91 70.21

29.54 28.09 29.79

Doanh nghiệp Cá nhân

Tổng dư nợ

tín dụng 996,8 100 1.098

,5 100

101,

7 10,20 1.24

5,9 100

147,4 13,42 Theo thành

phần kinh tế

1. Cho vay

DNNN 50,6 5,08

43,4 3,95 (7,2)

- 14,23

45,7 3,67

2,3 5,30

2. cho vay

ngoài QD 946,2 94,92 1.055

,1 96,05 108,

9 11,51 1.20 0,2

96,3 3

145,1 13,75

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank TP Thái Nguyên năm 2014 - 2016)

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ tỷ trọng dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế tại Agribank - Chi nhánh TP Thái Nguyên

Dựa vào bảng 3.5 và biểu đồ 3.4 ta thấy dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế ít thay đổi qua các năm. Tỷ trọng dư nợ DNNN chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là dư nợ DNNQD (chiếm tỷ trọng trên 95%). Năm 2015 dư nợ DNNQD là 1.055,1 tỷ đồng tăng 108,9 tỷ đồng so với năm 2014 tương ứng với tốc độ tăng 11,51%. Năm 2016 dư nợ DNNQD là 1.200,2 tỷ đồng tăng 145,1 tỷ đồng so với năm 2015 tương ứng tốc độ tăng 13,75%.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNN trong các năm qua ở mức thấp có

92 93 94 95 96 97 98 99 100

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

94.92

96.05 96.33

5.08

3.95 3.67

DNNN Ngoài QD

xu hướng gỉam và ở mức thấp: năm 2014 tỷ trọng DNNN chiếm 5,08 %, năm 2015 chiếm 3,95%, và đến năm 2016 là 3,67%.

Trong tổng dư nợ tín dụng thì dư nợ DNNQD luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trên 95%, còn tỷ trọng dư nợ DNNN luôn ở mức thấp. Điều này thể hiện trong những năm vừa qua chi nhánh luôn luôn chú trọng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nó phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của đất nước ta. Chính vì vậy, chi nhánh nên có chính sách phù hợp để tăng cường mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay đối với khu vực kinh tế này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh TP thái nguyên (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)